BLUR tăng 15% sau đề xuất thay đổi phí giao dịch và cấu trúc token mới của Split Capital

Updated: 12/11/2024 at 11:07

Split Capital, một quỹ phòng hộ chuyên về token thanh khoản, mới đây đã trình một đề xuất quản trị lên Blur, yêu cầu nền tảng NFT này áp dụng cấu trúc phí giao dịch mới ở mức 0,5% và loại bỏ hoàn toàn phí bản quyền 0,5% bắt buộc đối với các nhà sáng tạo.

“Tính đến nay, giao thức NFT Blur duy trì mức phí thị trường (marketplace fee)* 0% và thực thi phí bản quyền tối thiểu 0,5% cho nhà sáng tạo. Chúng tôi đề xuất loại bỏ phí bản quyền bắt buộc cho nhà sáng tạo và thay vào đó áp dụng mức phí giao thức (protocol fee)* 0,5% cho mỗi giao dịch.”

Cuối năm 2022, Blur đã vượt qua OpenSea để trở thành nền tảng giao dịch NFT lớn nhất về khối lượng giao dịch nhờ vào phần thưởng token hào phóng cho các trader tích cực và chính sách miễn phí giao dịch. Chiến lược táo bạo của Blur đã gây xáo trộn thị trường NFT và tạo áp lực lớn lên OpenSea, buộc nền tảng này phải áp dụng mô hình tương tự với mức phí thấp hơn và giảm mức chi trả cho nhà sáng tạo.

Đề xuất mới của Split Capital cũng đề xuất khả năng điều chỉnh phí linh hoạt trong tương lai:

“Chúng tôi đề xuất thành lập một hội đồng phí có quyền điều chỉnh mức phí giao thức nhanh chóng dựa trên các điều kiện thị trường và cạnh tranh.”

Split Capital cũng đề xuất một thay đổi trong tokenomics của Blur.

“Chúng tôi đề xuất điều chỉnh tokenomics của BLUR theo hướng sử dụng 2 token nhằm quản lý tính năng và hoạt động quản trị của Blur. Cụ thể, BLUR sẽ được dùng làm token tiện ích của giao thức, còn veBLUR sẽ là token quản trị dưới dạng NFT.”

Ngay sau khi Split Capital thông báo về đề xuất, token BLUR của sàn đã tăng hơn 15%, đạt mức cao khoảng 0,31 USD trước khi giảm xuống còn 0,26 USD vào thời điểm viết bài.

Biểu đồ giá BLUR 1 ngày | Nguồn: TradingView

*Marketplace fee (phí thị trường) là các khoản phí mà nền tảng giao dịch thu từ người dùng khi họ thực hiện các giao dịch trên sàn đó. Các phí này có thể bao gồm nhiều loại, chẳng hạn như phí giao dịch, phí đăng bán, hoặc phí chuyển nhượng, tùy thuộc vào chính sách của từng nền tảng. Trong ngữ cảnh của nền giao dịch NFT như Blur, marketplace fee thường được tính khi một người dùng mua hoặc bán một NFT trên nền tảng. Đây là khoản phí mà sàn thu để duy trì hoạt động của mình, trang trải chi phí vận hành, và có thể tạo ra lợi nhuận cho nền tảng.

*Protocol fee (phí giao thức) là khoản phí mà một nền tảng hoặc giao thức tính cho các giao dịch hoặc hoạt động diễn ra trên hệ thống của nó. Trong trường hợp của nền tảng giao dịch NFT như Blur, protocol fee thường được áp dụng cho mỗi giao dịch để tạo nguồn thu cho nền tảng đó, giúp duy trì và phát triển các dịch vụ mà nó cung cấp.

Tham gia Telegram: https://t.me/tapchibitcoinvn

Twitter (X): https://twitter.com/tapchibtc_io

Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin

Ông Giáo

Theo TheBlock

  • Thẻ đính kèm:
  • BLUR
Được đề cập trong bài viết
Bình luận
Mới cập nhật

Nhà đầu tư kỳ cựu kiêm tác giả cuốn sách nổi tiếng Cha giàu Cha nghèo, Robert Kiyosaki, vừa đưa ra cảnh báo đối với các nhà đầu tư đang nắm giữ Bitcoin, vàng và bạc thông qua các quỹ ETF (quỹ hoán đổi danh mục). Ông cho rằng các... ...

Đà tăng giá gần đây của Ethereum (ETH) có thể sắp bước vào giai đoạn hạ nhiệt, khi số lượt đề cập trên mạng xã hội tăng vọt lên mức “hưng phấn cực độ”. Theo nền tảng phân tích tâm lý thị trường Santiment, đây có thể là dấu hiệu... ...

Matt Hougan, Giám đốc đầu tư (CIO) của Bitwise, cho rằng mô hình chu kỳ 4 năm từng là kim chỉ nam trong việc dự đoán biến động giá Bitcoin đang dần mất đi hiệu lực khi thị trường tiền điện tử bước vào giai đoạn trưởng thành hơn. Trong... ...

Thị trường crypto đã đổi chiều vào giữa tuần, từ xu hướng tăng sang giảm, khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại. Cuối tuần vốn nổi tiếng là giai đoạn có độ biến động cao, do đó một số altcoin có thể sẽ biến động theo cách khó lường. Chính... ...

Giá SUI vừa phát đi tín hiệu bứt phá đầy thuyết phục khi thoát khỏi mô hình tam giác tích lũy kéo dài suốt nhiều tháng qua. Dựa trên dữ liệu on-chain và các phân tích kỹ thuật, đà tăng hiện tại đang mở ra triển vọng tiến đến vùng... ...

Một thị trường dự đoán trị giá 10.000 USD trên Polymarket về cuộc đua NASCAR Cup Series diễn ra vào Chủ nhật đã bất ngờ trở thành một trong những tranh cãi lớn nhất trong lịch sử của UMA, sau khi oracle của nền tảng từ chối một đề xuất... ...

Mặc dù IBIT – quỹ ETF Bitcoin của BlackRock – vẫn là cái tên dẫn đầu truyền thống trên thị trường ETF tiền điện tử, sản phẩm Ethereum của công ty này lại ghi nhận dòng tiền vào cao hơn trong tuần qua. Cụ thể, quỹ ETHA đã đứng thứ... ...

Vào thứ Sáu, công ty SharpLink Gaming công bố bổ nhiệm Joseph Chalom, cựu Giám đốc Chiến lược Tài sản số của BlackRock, làm đồng CEO. “Tôi gia nhập SharpLink vì thấy cơ hội lớn để định hình hạ tầng tài chính và DeFi tương lai,” – Chalom chia sẻ.... ...

Ether (ETH) đã bứt phá ngoạn mục, tăng tới 50% chỉ trong hai tuần, nhanh chóng thu hút lại sự quan tâm của giới đầu tư sau một giai đoạn giao dịch ảm đạm. Dù vậy, với mức giá hiện tại khoảng $3.730, ETH vẫn còn cách đỉnh lịch sử... ...

Galaxy Digital Inc. (GLXY), một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới về tài sản kỹ thuật số và hạ tầng trung tâm dữ liệu, vừa công bố đã thực hiện thành công một trong những giao dịch Bitcoin có giá trị danh nghĩa lớn nhất trong lịch sử... ...

Xem thêm bài viết

Chọn chế độ hiển thị:
Bình thường Bảo vệ mắt Dark Mode