Sự trỗi dậy của các Stablecoin: Tương lai tươi sáng?

Updated: 04/10/2018 at 17:00

Kể từ khi Bitcoin xuất hiện, nhiều tranh luận đã nổ ra. Một số thì tốt trong khi số khác thì lại cực kỳ tiêu cực nhưng hầu hết thì đều đã gây ra sự tranh cãi. Cuối cùng, sau tất cả những sự hỗn loạn, Bitcoin vẫn chưa đạt được điều mà nhiều người đam mê mong đợi.

Một trong những lý do tại sao Bitcoin vẫn không được sử dụng như một loại tiền tệ chủ đạo hiện nay là vì giá trị của nó cực kỳ biến độn. Đây là lý do tại sao nó chỉ được sử dụng trong các hệ thống khép kín cho các giao dịch quy mô lớn đến trung bình. Thực tế là giá của đồng tiền mã hóa này có thể thay đổi đáng kể trong một ngày. Điều này làm cho nó khó mà được sử dụng hàng ngày được.

Đồng tiền mã hóa phổ biến thứ hai theo khối lượng khối lượng giao dịch là Tether. Nó đã đạt được sự phổ biến rộng rãi, vừa là phương tiện trao đổi của các đồng tiền mã hóa, vừa là một coin.

Tether hoặc USDT và các đồng tiền khác đang ngày càng thu hút sự chú ý nhờ một từ thông dụng đang lan rộng trên nền kinh tế tiền mã hóa hiện nay – “stablecoins“.

Stablecoin là gì?

Hầu hết Bitcoin được giao dịch trong các sàn giao dịch crypto-crypto. Stablecoin cung cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu để giao dịch Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác. Rất nhiều người đã nhận ra điều này và quyết định tạo ra những đồng tiền mã hóa không gặp phải vấn đề biến động giá cả và đây là cách stablecoin xuất hiện.

Nói một cách đơn giản, “stablecoin” về cơ bản là tiền mã hóa có giá trị liên kết với một tài sản thế giới thực.

Nhiều stablecoin có cơ chế phức tạp phía sau chúng nhưng điểm mấu chốt là những đồng tiền mã hóa này được thiết kế để có giá trị ổn định. Stablecoin có thể được chia thành hai loại cơ chế ổn định chính: thuật toán và hỗ trợ tài sản.

Blockchain Luxembourg SA, công ty đứng đằng sau nghiên cứu thực nghiệm lớn đầu tiên, cho biết rằng hiện tại có ít nhất 57 sản phẩm stablecoin đã được tung ra hoặc chuẩn bị được ra mắt: 23 stablecoin (40%) đang hoạt động và 34 stablecoin (60%) đang trong giai đoạn chuẩn bị được phát hành.

Một số stablecoin nổi tiếng nhất là TUSD, DAI, Bridge Coin, BITUSD, và tất nhiên không thể thiếu Tether.

Stablecoin được tài sản hỗ trợ

Stablecoin được tài sản hỗ trợ được gắn giá trị với một loại tài sản nào đó. Về lý thuyết, các stablecoin có thể được liên kết với bất cứ thứ gì, nhưng phần lớn được liên kết với các loại tiền tệ như đô la Mỹ hoặc euro.

Đồng đô la không chỉ là loại tiền dự trữ lớn trên thế giới mà nó cũng là đồng tiền hỗ trợ stablecoin phổ biến nhất.

su-troi-day-cua-cac-stablecoin-tuong-lai-tuoi-sang

Trong số các stablecoin được tài sản hỗ trợ thì Tether là được biết tới nhiều nhất. Tether dựa trên blockchain và được thiết kế để giữ giá trị ổn định là 1 đô la. Nó hiện đang chiếm lĩnh thị trường với hơn 90% giá trị thị trường.

Tether tuyên bố có những nguồn dự trữ đô la có thể mua lại token, trong khi một số stablecoin khác sử dụng các hệ thống cho vay hoặc bảo hiểm rủi ro và tài sản mã hóa để giữ giá trị của chúng.

Các stablecoin thuật toán, đúng như tên gọi của chúng, không được hỗ trợ bởi bất kỳ nguồn dự trữ nào mà thay vào đó được kiểm soát bởi một thuật toán.

Gần đây, Garrick Hileman, nhà nghiên cứu blockchain đã chia sẻ với Business Insider:

“Chúng thực sự đang sử dụng các quy tắc phần mềm để hòa hợp cung với nhu cầu để duy trì sự liên kết đối với một thứ gì đó giống như đồng đô la Mỹ”.

Ông Hileman giải thích:

“Khi nhu cầu về một stablecoin thuật toán tăng lên, nguồn cung cũng phải tăng lên để đảm bảo giá trị của stablecoin không tăng. Đồng thời, khi giá trị giảm, cần phải có một cơ chế mà theo đó nguồn cung có thể được giảm để ổn định giá trị của stablecoin”.

Một vài stablecoin thuật toán có thể kể đến là Terra, Carbon, Basis và Fragments.

Nhiều công dụng và mối quan tâm hơn nữa

Có rất nhiều công dụng cho stablecoin. Trong số các lập luận lớn nhất để sử dụng chúng là khả năng phục vụ như một phương tiện trao đổi. Trong trường hợp này, người tiêu dùng có thể tự bảo vệ mình khỏi sự biến động của thị trường bằng cách sử dụng các stablecoin thay vì các đồng tiền mã hóa dễ bốc hơi giá trị. Hoặc một trader có thể giao dịch Bitcoin với một stablecoin trên sàn giao dịch tiền mã hóa.

Stablecoin cũng có thể được sử dụng như đơn vị tài khoản (để đo lường hàng hóa và dịch vụ) hoặc như một phương tiện lưu trữ giá trị (một loại hàng hóa, tài sản hoặc tiền vẫn giữ được sức mua hoặc giá trị trong tương lai) và nhiều hơn thế nữa.

Quan trọng nhất là các stablecoin có thể có lợi cho việc chấp nhận tài sản mã hóa nhiều hơn bằng cách giải quyết một trong những mối lo ngại trong hoạt động kinh tế tương đối mới này – sự biến động. Chính xác, biến động thường được cho là một trong những lý do chính tại sao các tổ chức tài chính truyền thống và mọi người đã chưa bước chân vào nền kinh tế tiền mã hóa.

Nhưng quan trọng nhất, những người sáng tạo stablecoin phải giải quyết những thách thức tương tự như những gì mà tất cả chúng ta đang phải đấu tranh mỗi ngày. Đó là việc đảm bảo rằng các nhà đầu tư, khách hàng và cộng đồng hơn tin tưởng họ. Rõ ràng rằng, việc làm sáng tỏ các vấn đề về pháp lý là một điểm khởi đầu bắt buộc.

Xem thêm: Bitcoin vẫn còn ở giai đoạn non trẻ: Nếu bạn giữ 0,28 BTC, bạn là một phần của 1%

Xem thêm: Chủ tịch CFTC lý giải tại sao Hoa Kỳ chấp thuận Bitcoin Futures chứ không phải Bitcoin ETF

Theo: TapchiBitcoin.vn/dailyhodl

Được đề cập trong bài viết
Bình luận
Đang tải
Mới cập nhật

Ethereum (ETH) đã tăng vọt hơn 44% chỉ trong ba ngày để vượt qua mức $2.600 vào ngày 11 tháng 5, thúc đẩy suy đoán mới về một đợt tăng giá hướng đến $10.000 trong những tháng tới. Sự kết hợp giữa các thiết lập fractal cũng như tiềm năng... ...

Trong 24 giờ qua, thị trường tiền điện tử tiếp tục ghi nhận xu hướng tăng, bất chấp những thách thức từ bất ổn kinh tế vĩ mô và căng thẳng địa chính trị toàn cầu. Triển vọng thị trường cho thấy Bitcoin cùng các altcoin vẫn đang mang lại... ...

Onyxcoin (XCN) đã trải qua một tháng đầy thử thách khi giá gần như dậm chân tại chỗ, phản ánh sự giằng co giữa tâm lý nhà đầu tư và các tín hiệu thị trường không đồng thuận. Sự thiếu vắng những đợt tăng trưởng rõ rệt cho thấy đồng... ...

Giá XRP đang ghi nhận đà tăng ổn định, thiết lập các đỉnh cao hơn trên thị trường crypto — chậm rãi nhưng đầy kỳ vọng từ cộng đồng nhà đầu tư. Giữa bối cảnh thị trường có dấu hiệu hồi phục, nhà phân tích hàng đầu EGRAG CRYPTO đã... ...

Ether (ETH), token gốc của hệ sinh thái Ethereum, đã khởi động tuần giao dịch vào ngày 7/5 với mức giá mở cửa $1.807. Kể từ đó, ETH đã tiến gần đến ngưỡng tăng trưởng hàng tuần cao nhất kể từ tháng 12/2020, ghi nhận mức tăng ấn tượng lên... ...

Pi Network một lần nữa thu hút sự quan tâm lớn khi chính thức vượt ngưỡng 1 USD, tạo ra làn sóng lạc quan mạnh mẽ trên thị trường tiền điện tử. Với mức tăng ấn tượng 64% chỉ trong vòng 24 giờ và khối lượng giao dịch tăng hơn... ...

Nhà đầu tư vĩ mô và quản lý quỹ danh tiếng Dan Tapiero đã đưa ra nhận định về những yếu tố có thể trở thành chất xúc tác quan trọng, thúc đẩy sự phục hồi mạnh mẽ của Bitcoin (BTC) và thị trường tiền điện tử. Trong một cuộc... ...

Bitcoin (BTC) vừa ghi dấu một bước ngoặt lịch sử khi lần đầu tiên vượt qua mốc tâm lý quan trọng $100.000 trong tuần qua, mở ra một làn sóng lạc quan mạnh mẽ từ phía phe bò. Đà tăng 10% trong tuần đang được củng cố khi thị trường... ...

Ethereum (ETH) đã rơi xuống vùng giá chưa từng được ghi nhận kể từ năm 2019 trước khi bước vào một đợt hồi phục mạnh mẽ trong vài ngày qua. Tuy nhiên, đồng altcoin này hiện vẫn đang bị định giá thấp hơn nhiều so với Bitcoin (BTC). Theo báo... ...

Michael Saylor, Chủ tịch Điều hành của Strategy (trước đây là MicroStrategy), đã úp mở về khả năng công ty đang chuẩn bị cho một đợt mua Bitcoin lớn mới. Gợi ý này xuất hiện trong bối cảnh Bitcoin lấy lại đà tăng trưởng mạnh mẽ, lần đầu tiên vượt... ...

Xem thêm bài viết
Chọn chế độ hiển thị:
Bình thường Bảo vệ mắt Dark Mode