JP Morgan một lần nữa gây ra một chút biến động trong cộng đồng tiền mã hóa tuần trước – lần này với việc công bố ứng dụng chế mạng thanh toán ngang hàng (P2P) được cấp bằng sáng dựa trên công nghệ sổ cái phân hóa, như blockchain.
Một số người đam mê tiền mật mã xem động thái này là “đạo đức giả đến cùng cực.” Những lời chỉ trích không phải là vô căn cứ nhưng có lẽ không chính xác. Ngân hàng này, và đến một mức độ xa hơn, là giám đốc điều hành thẳng thắn của họ, Jamie Dimon, đã phải chịu trách nhiệm cho rất nhiều nỗi sợ hãi, không chắc chắn và nghi ngờ (FOMO) xoay quanh Bitcoin và tiền điện tử nói chung.
“Bitcoin là một trò lừa đảo”
Câu chuyện về Jamie Dimon / JP Morgan trong năm 2017 vẫn còn tươi mới trong tâm trí của những người đam mê tiền mật mã. Tất cả bắt đầu với những lời nói đầy tai tiếng của Dimon, gọi Bitcoin là “trò lừa đảo” trong tháng 9 năm 2017. Ngay sau đó, trong một động thái hơi khó hiểu, JP Morgan đã mua một lượng Bitcoin.
Thậm chí còn khó hiểu hơn là thực tế là chưa đầy một tuần sau đó, Jamie Dimon đã lại phê phán Bitcoin, nói rằng chính phủ sẽ sớm cấm nó. Trong cùng một tuyên bố, ông đã chê bai toàn bộ ngành công nghiệp, nói rằng tiền điện tử “không có giá trị gì”. Chưa đầy một tháng sau, ông gọi các nhà đầu tư Bitcoin là “ngu ngốc”, và nói thêm rằng họ “một ngày nào đó [họ] sẽ phải trả giá cho nó”.
Tuy nhiên, chiến lược của JP Morgan không phải lúc nào cũng phù hợp với ý kiến của CEO của họ, như trong tháng 11 năm 2017, ngân hàng đã thông báo rằng họ dự định giao dịch hợp đồng tương lai Bitcoin trên sàn giao dịch Chicago Mercantile Exchange (CME). Vào tháng 12 năm 2017, một chiến lược gia tại ngân hàng thâm chí còn tuyên bố rằng các thị trường được quy định rõ ràng trong tương lai sẽ tạo tính hợp pháp cho Bitcoin.
Vào tháng 1 năm 2018, chính Jamie Dimon đã quay lưng hẳn 180 độ sau lời bình luận “Bitcoin-là-một-trò-lừa-đảo” của ông và nói ông hối hận vì đã nói vậy. Tất cả điều này đã xảy ra chỉ trong vòng bốn tháng và củng cố danh tiếng của JP Morgan – và cả danh tiếng cá nhân của Dimon – là “nhân vật phản diện” lớn nhất của Bitcoin và tiền mã hóa.
Các chỉ trích đã không nhằm vào blockchain
Trong khi hoài nghi của họ xung quanh Bitcoin và tiền điện tử là rõ ràng, JP Morgan, và Jamie Dimon, không bao giờ thể hiện bất kỳ sự thù địch nào đối với tính hợp pháp của blockchain. Trong thực tế, JP Morgan là một trong những người ủng hộ và thử nghiệm sớm nhất của công nghệ nền tảng này.
Từ năm 1999, ngân hàng đã nộp một bằng sáng chế cho một mạng thanh toán thay thế. Vào năm 2016, họ đã tiết lộ Juno và Quorum, hai dự án dựa trên blockchain riêng biệt. JP Morgan cũng là một trong hơn 300 thành viên tạo nên Liên minh Doanh nghiệp Ethereum (EEA).
Ngân hàng này có một lịch sử hỗ trợ mạnh mẽ cho bản thân blockchain và ứng dụng được cấp bằng sáng chế mới nhất của họ nên không có gì đáng ngạc nhiên về chuyện này. Trên thực tế, ngân hàng nộp bằng sáng chế đầu tiên – nhằm mục đích tạo điều kiện cho các khoản thanh toán liên ngân hàng sử dụng công nghệ blockchain vào ngày 30 tháng 10 năm 2017, chỉ hai tuần sau khi Jamie Dimon gọi các nhà đầu tư Bitcoin là ngu ngốc.
Điều ngạc nhiên có thể sắp xuất hiện
Điều ngạc nhiên hay đạo đức giả này rõ ràng bắt nguồn từ thực tế là Bitcoin, blockchain và tiền điện tử vẫn đang được sử dụng như các khái niệm hoán đổi cho nhau trên các phương tiện thông tin chính thống. Điều này là không chính xác, cũng giống như việc nộp đơn xin bằng sáng chế của JP Morgan dựa trên công nghệ sổ cái phân hóa không có nghĩa là họ hiện đang là những người ủng hộ trung thành của Bitcoin.
Tuy nhiên, điều ngạc nhiên có thể xảy ra sau đó. Blockchain đã chuyển từ việc chỉ là công nghệ làm nền tảng cho Bitcoin và đã có các trường hợp sử dụng tiềm năng khác thay vì chỉ là cơ sở cho các mạng lưới tiền mã hóa, bao gồm việc theo dõi vắc xin trong chăm sóc sức khỏe, bỏ phiếu an toàn từ xa trong các cuộc bầu cử, lưu giữ các hồ sơ của chính phủ một cách chính xác và không thể làm giả, là những ví dụ cho trường hợp sử dụng.
Nói rõ hơn, JP Morgan đang xin phép cho một bằng sáng chế về một “phương pháp xử lý mạng thanh toán bằng cách sử dụng sổ cái phân hóa”. Điều này đặt ra câu hỏi là bạn có thể có một mạng thanh toán P2P dựa trên blockchain mà không sử dụng token kỹ thuật số ở bất kỳ dạng hoặc biểu mẫu nào để xử lý các khoản thanh toán đó hay không?
Một số thành viên trong cộng đồng không tin rằng bạn có thể, thậm chí còn cho rằng ngân hàng sẽ cạnh tranh trực tiếp với nền tảng giao dịch xuyên biên giới của Ripple:
“Không chỉ phần cạnh tranh đó là đáng quan ngại … mà là thực tế rằng họ đang mô tả chính xác điều mà Ripple hiện đang thúc đẩy đưa vào thị trường. Không có cách nào mà bằng sáng chế này có thể được duyệt, và nếu có, thì công ty sẽ bảo vệ Ripple vì họ đã làm nó hoạt động trước rồi. Đó (như một người khác đã nói) như nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho một chiếc xe điện ngày nay.”
Ripple hoạt động như thế nào?
Ripple kết nối các ngân hàng trên toàn thế giới và cho phép họ cung cấp các dịch vụ thanh toán qua biên giới theo thời gian thực cho khách hàng. Thanh toán qua biên giới theo nghĩa truyền thống yêu cầu một số công ty trung gian thực thi vốn có nghĩa là các giao dịch có thể mất tối đa bốn ngày để hoàn thành.
Ripple cho phép các ngân hàng bỏ qua các trung gian này bằng giao thức giao dịch của họ, cho phép họ thực hiện giao dịch trực tiếp và làm như vậy, sẽ cắt giảm chi phí và thời gian xử lý. Giao thức giao dịch bao gồm quy trình 5 bước: bắt đầu thanh toán, xác thực trước giao dịch, giữ tiền, giải quyết và xác nhận tiền mật mã.
Hệ thống tin nhắn sẽ được sử dụng để điều phối trao đổi thông tin giữa các ngân hàng có nguồn gốc và người thụ hưởng, và giao thức sổ cái xen kẽ (ILP) được sử dụng để điều phối sự chuyển động thực tế của các quỹ tiền. Mục tiêu là tăng tốc thời gian xử lý, tăng khả năng hiển thị từ đầu đến cuối, tăng tỷ lệ chấp thuận giao dịch và cuối cùng sẽ giảm chi phí giao dịch.
Những điểm tương đồng với mạng thanh toán blockchain được đề xuất của JP Morgan là gì?
Bằng sáng chế mô tả một quá trình gồm “Hệ thống và phương pháp cho ứng dụng có thể áp dụng sổ cái phân hóa cho các khoản thanh toán mạng như giải quyết trao đổi tài chính và hòa giải.”
Nó tiếp tục tuyên bố, “Trong một phương án, một phương thức xử lý mạng thanh toán bằng cách sử dụng sổ cái phân hóa có thể bao gồm:
- người khởi xướng thanh toán bắt đầu hướng dẫn thanh toán cho người thụ hưởng thanh toán;
- một ngân hàng của người gửi thanh toán đăng và cam kết hướng dẫn thanh toán cho sổ cái phân hóa trên mạng P2P;
- ngân hàng thụ hưởng thanh toán đăng và cam kết hướng dẫn thanh toán cho sổ cái phân hóa trên mạng P2P; và
- ngân hàng của người lập hóa đơn thanh toán xác nhận và xử lý thanh toán thông qua hệ thống nội bộ của ngân hàng phát hành thanh toán và ghi nợ tài khoản người khởi tạo.”
Do đó, hệ thống đề xuất của JP Morgan mô tả một giao thức thanh toán với giao tiếp trực tiếp hoặc tin nhắn giữa các ngân hàng người thụ hưởng và người khởi tạo, được sử dụng kết hợp với một hòa giải sổ cái blockchain phân cấp.
Về bản chất, đây là một hệ thống và quy trình tương tự với Ripple, về cơ bản mô tả một giao thức hòa giải và hệ thống tin nhắn liên ngân hàng dựa trên công nghệ sổ cái phân hóa nhằm loại bỏ các trung gian đắt tiền, tăng thời gian giao dịch và mở rộng phạm vi chuyển tiền toàn cầu.
Có vẻ như sau đó, nếu JP Morgan thực sự có kế hoạch phát triển hệ thống được mô tả trong bằng sáng chế, họ sẽ phải thực hiện nó xoay quanh một đồng tiền điện tử trung tâm, chính là thứ mà họ đã cố gắng làm giảm uy tín trong vài tháng qua.
Câu hỏi quan trọng cuối cùng là liệu họ có thể là một người ủng hộ mạnh mẽ của blockchain trên một mặt, nhưng lại là một đối thủ mạnh mẽ y như thế chống lại tính hợp lệ và tính hợp pháp của tiền điện tử ở mặt khác hay không?
Nguồn: Tapchibitcoin/cointelegraph.com
Xem thêm:
- JP Morgan: “Blockchain cần phải được tách khỏi Bitcoin và tiền mã hóa”
- Ngân hàng JP Morgan ủng hộ sự hợp tác giữa các công ty khởi nghiệp blockchain
- JP Morgan tin tưởng Ethereum, “yêu ghét” không rõ với Bitcoin