Điều gì xảy ra với tiền của khách hàng sau khi dịch vụ tiền điện tử bị hack?
Không một ai có thể trả lời chắc chắn cho câu hỏi đó ngay cả sau khi làn sóng hack đã xâm phạm thông điệp của tiền điện tử về tiền an toàn. Gần như không sàn giao dịch nào nhắc đến điều này trong phần giới thiệu dành cho khách hàng. Thực tế không có nhiều thay đổi kể từ khi khách hàng của Mt. Gox bị mất tài sản sau khi sàn giao dịch sụp đổ. Một số thực thể như Binance đã chủ động dự trữ tiền cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Nhưng đó có phải là một giải pháp lâu dài bền vững?
Các nhà điều hành của ngành bảo hiểm đã tổ chức hội nghị DAS Markets ở New York vào tuần trước để đưa ra câu trả lời. Phó chủ tịch cấp cao Jennifer Huswitt của Marsh & McLennan cho biết ngành công nghiệp tiếp cận thận trọng đối với các loại tiền điện tử. Nhiều công ty “chỉ cắn một miếng nhỏ và khẽ chạm chân vào đó”.
Theo các thành viên tham gia hội thảo, vấn đề chính của bảo hiểm tiền điện tử nằm ở việc đánh giá rủi ro trong một hệ sinh thái liên tục phát triển. Nói cách khác, ma trận rủi ro áp dụng cho tiền điện tử vẫn chưa được xác định.
Trong khi các vụ hack tại nền tảng tiền điện tử liên tục xuất hiện tràn lan trên các mặt báo thì blockchain – công nghệ cơ bản hỗ trợ tiền điện tử vẫn chưa bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, còn có các trường hợp phức tạp hơn nhiều, chẳng hạn như sàn giao dịch QuadrigaCX của Canada, trong đó người sáng lập đã chết mà không tiết lộ khóa riêng tư được sử dụng để truy cập tiền.
Bảo hiểm tiền điện tử đang gặp phải vấn đề gì?
“Rủi ro ít liên quan đến công nghệ nhưng liên quan nhiều hơn đến chính sách, quy trình”, chuyên gia mạng Christopher Liu làm việc cho các tổ chức tài chính tại AIG cho biết. Cần có khả năng tạo ra “mức độ thoải mái cao” để kích thích các yêu cầu bảo hiểm. Nhưng tần suất hiện nay của các vụ hack tại các sàn giao dịch cho thấy điều ngược lại (nghĩa là, các vi phạm là tiêu chuẩn chứ không phải là trường hợp ngoại lệ).
Nếu những sự kiện như vậy xảy ra thì ghi lại và xử lý chúng không quá khó. Nhưng nói thì dễ hơn làm.
Trừu tượng hóa sự phức tạp kỹ thuật của blockchain là một nhiệm vụ không hề đơn giản. Hustwitt hỏi: “Bạn đã làm được đến đâu và làm thế nào để thực hiện các chính sách bảo hiểm đó?”
Lấy ví dụ, cô cho biết Bitcoin được định nghĩa là cấu trúc xã hội và sẽ cần được chuyển ngữ thành khái niệm kỹ thuật trong các tài liệu bảo hiểm. Nhưng tiền điện tử không được tạo ra một cách riêng biệt. Thay vào đó là một chuỗi dữ liệu tự lan truyền. Như vậy, có thể khó xác định và định nghĩa nguồn gốc, số tiền yêu cầu bảo hiểm.
Định nghĩa có thể chấp nhận và phổ biến cho khái niệm rộng hơn về tài sản kỹ thuật số cũng không tồn tại trong ngành bảo hiểm. Các khóa riêng tư được sử dụng để truy cập vào tiền điện tử gây lúng túng bởi vì chúng là các proxy cho tài sản của khách hàng. Ngoài ra, còn có các fork – luôn luôn là một yếu tố phức tạp trong đánh giá tiền điện tử. Tóm lại, các định nghĩa về các khái niệm này có liên quan đến rủi ro và số tiền bảo hiểm cho hành vi trộm cắp hoặc mất tài sản kỹ thuật số.
Một yếu tố gây trở ngại khác đối với bảo hiểm tiền điện tử là phí bảo hiểm cao. Các công ty hiện tại tính phí cao hơn 5 lần so với các sản phẩm khác để bảo hiểm tiền điện tử. Điều này một phần là do động lực của thị trường bảo hiểm tiền điện tử.
“Đây không phải là một thị trường có giá chênh lệch nhỏ. Khi bạn nghĩ về việc có bao nhiêu người mua trên thị trường thì bạn sẽ hiểu tại sao giá cao”, Liu cho biết. Phí bảo hiểm thường là chi phí tính theo cấp bậc cho các startup ngay từ ban đầu. Phó chủ tịch Jacob Decker của công ty bảo hiểm Woodruff Sawyer có trụ sở tại San Francisco giải thích: “Nếu bạn là một công ty hạt giống, bạn có rủi ro cao và hoàn toàn thích hợp khi có phí bảo hiểm cao”.
Nghiên cứu trường hợp bảo hiểm tiền điện tử
Itay Malinger, đồng sáng lập dịch vụ ví tiền điện tử trên nền tảng đám mây Curv cho biết chi phí để đảm bảo dịch vụ của họ rất đắt đỏ. Bảo hiểm với Munich Re bao gồm vi phạm không gian mạng đối với các hệ thống Curv dẫn đến mất tài sản hoặc khả năng nhân viên Curv thông đồng với khách hàng để rút tiền từ ví của khách hàng. Tuy nhiên, bảo hiểm không mở rộng vi phạm trên các hệ thống của khách hàng. Bởi vì họ chỉ giao dịch với một nhà cung cấp duy nhất, quá trình mua bảo hiểm tương đối đơn giản và kéo dài 9 tháng, Malinger nói.
Curv đã chuyển một số giá bảo hiểm của mình cho khách hàng, tính phí tỷ lệ phần trăm của tổng giá trị tài sản được duy trì trong ví của họ. “Làm như vậy sẽ tăng thêm phí nhưng cũng gây áp lực cho các nhà cung cấp để xây dựng một sản phẩm an toàn và mạnh mẽ hơn”, ông nói. Điểm nổi bật của chiến lược này là gia tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ bảo hiểm chọn lọc của họ, thay vì tự mình tìm kiếm một nhà cung cấp.
“Nhận bảo hiểm cho các quỹ tiền điện tử là điều đau đớn nhất”, Malinger cho biết. Việc này rất tốn thời gian và bạn không biết bạn sẽ có kết cục như thế nào. Về lâu dài, chi phí bảo hiểm sẽ giảm khi các dịch vụ custody và sản phẩm công nghệ (liên quan đến tiền điện tử) trở nên tốt hơn.
Tuy nhiên, để điều đó xảy ra, thị trường cần có nhiều sức mạnh và thanh khoản hơn cần thiết và cộng đồng tiền điện tử sẽ cần phải chung tay giúp sức. Chris Liu từ AIG cho biết: “Đây là một cộng đồng xây dựng thị trường và là danh mục đầu tư”.
- Những gã khổng lồ trong ngành bảo hiểm đang tiến vào không gian Crypto
- Tập đoàn bảo hiểm khổng lồ Allianz của Đức đang phát hành một đồng tiền kỹ thuật số giống như JPM Coin
Thùy Trang
Tạp chí Bitcoin | Decrypt