Tại sao giá Bitcoin chùn bước giữa tâm lý anti-bank?

Updated: 09/05/2023 at 6:00

Khi các ngân hàng Hoa Kỳ tiếp tục trượt dài, người ta sẽ kỳ vọng giá Bitcoin sẽ tăng vọt về giá trị và mức độ chấp nhận. Tuy nhiên, thực tế lại vẽ nên một bức tranh khác.

Bài viết dưới đây xem xét sự phức tạp của cuộc đấu tranh của Bitcoin và thị trường cryptocurrency khi chúng đang vật lộn với những thách thức về quy định, những lời chỉ trích về môi trường và sự cạnh tranh đang lớn dần.

Bất chấp làn sóng phản đối ngân hàng đang gia tăng, sự tăng trưởng của Bitcoin vẫn có cơ sở vững chắc. Khi niềm tin của công chúng vào các tổ chức tài chính truyền thống suy yếu, giá Bitcoin được kỳ vọng sẽ tăng vọt. Tuy nhiên, sự kết hợp của các yếu tố, bao gồm quy định không chắc chắn, mối quan tâm về môi trường và các loại cryptocurrency đối thủ, đã cản trở tiến trình phát triển của nó.

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, kéo theo sau đó là nhiều vụ bê bối ngân hàng, đã làm lung lay niềm tin của công chúng vào các ngân hàng truyền thống. Do đó, nhiều người đã tìm kiếm các giải pháp tài chính thay thế – những giải pháp lẽ ra đã đưa Bitcoin trở thành xu hướng chủ đạo. Là một loại tiền tệ phi tập trung hoạt động bên ngoài tầm tay của các ngân hàng trung ương và chính phủ, Bitcoin hứa hẹn sẽ dân chủ hóa tài chính và trao quyền tự chủ cho các cá nhân, không phụ thuộc vào các ngân hàng.

Tuy nhiên, bất chấp tiềm năng này, Bitcoin vẫn phải vật lộn để đạt được mức độ chấp nhận rộng rãi hơn. Quy định không chắc chắn sẽ tiếp tục tạo ra sự e ngại cho người dùng và các nhà đầu tư tiềm năng. Giới chính phủ và cơ quan quản lý tài chính trên toàn thế giới đang vật lộn với những tác động của cryptocurrency, áp đặt các mức độ hạn chế và điều luật khác nhau. Ví dụ: tại Hoa Kỳ, các cuộc thảo luận đang diễn ra của SEC về việc phân loại tiền điện tử là chứng khoán hay hàng hóa đang tạo ra một bầu không khí nặng nề, sự nghi ngờ đang bao trùm lẫn nhau.

Hơn nữa, những lo ngại về môi trường đã phủ bóng đen lên lời hứa của Bitcoin. Quá trình khai thác đòi hỏi sức mạnh tính toán đáng kể, dẫn đến phải tiêu thụ một lượng lớn năng lượng, và tạo ra lượng khí thải carbon đáng kể.

Cạnh tranh giữa tiền điện tử và mức tiêu thụ năng lượng

Điều này đã gây ra sự chỉ trích từ các nhà bảo vệ môi trường và công chúng nói chung, những người ngày càng có ý thức về biến đổi khí hậu và các tác động của nó. Đại học Cambridge ước tính rằng mức tiêu thụ năng lượng hàng năm của Bitcoin vượt quá mức tiêu thụ của các quốc gia như Argentina hoặc Hà Lan.

Cuối cùng, sự gia tăng của các loại cryptocurrency đối thủ đã làm phức tạp thêm những thách thức của Bitcoin. Khi các loại tiền điện tử mới hơn, chẳng hạn như Ethereum, Solana và Cardano, được chấp nhận, mỗi loại mang lại các tính năng và lợi ích độc đáo phục vụ cho các nhu cầu khác nhau của người dùng. Một số cung cấp tốc độ giao dịch nhanh hơn, phí thấp hơn hoặc cải thiện quyền riêng tư, tạo ra sự cạnh tranh đáng gờm đối với Bitcoin. Những lựa chọn thay thế này đã phân mảnh thị trường, làm giảm vị thế thống trị một thời của Bitcoin.

Do đó, tốc độ tăng trưởng của Bitcoin vẫn trì trệ bất chấp sự vỡ mộng ngày càng tăng đối với các tổ chức tài chính truyền thống. Việc không tận dụng được cơ hội này có thể là do quy định không chắc chắn, các mối quan tâm về môi trường và bối cảnh mở rộng của các loại cryptocurrency.

Record US bank failures.

Bất chấp những thất bại kỷ lục của ngân hàng và các gói cứu trợ, giá Bitcoin đã phải vật lộn để duy trì trên 30.000 USD | Nguồn: Statista

Rào cản quy định

Một yếu tố chính kìm hãm sự tăng trưởng của Bitcoin là sự không chắc chắn về quy định. Các chính phủ trên toàn thế giới đang vật lộn với việc tìm ra ý nghĩa của các loại tiền tệ phi tập trung này, và học cũng cố gắng đạt được sự cân bằng giữa đổi mới và tính bảo mật. Do đó, tiềm năng của Bitcoin vẫn bị sa lầy trong vũng lầy nghi ngờ, ngăn cản việc áp dụng chính thống.

Lấy Trung Quốc làm ví dụ, nơi chính phủ đã thực hiện lệnh cấm hoàn toàn đối với các giao dịch tiền điện tử. Một môi trường thù địch như vậy sẽ hạn chế sự mở rộng của Bitcoin, khiến các nhà đầu tư và người dùng e ngại.

Những lo ngại về môi trường xung quanh việc khai thác Bitcoin đặt ra một trở ngại khác. Quá trình tiêu tốn nhiều năng lượng để xác thực các giao dịch và bảo mật mạng lưới đã thu hút sự chỉ trích rộng rãi, với nhiều người gièm pha cho rằng mức tiêu thụ năng lượng của Bitcoin ngang ngửa với toàn bộ các quốc gia. Điều này vô tình làm hoen ố hình ảnh của tiền điện tử, làm nản lòng những người ủng hộ tiềm năng.

Do đó, các giải pháp thay thế thân thiện với môi trường hơn đã xuất hiện, chẳng hạn như việc Ethereum chuyển đổi sang cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake (PoS), đã giúp giảm đáng kể mức sử dụng năng lượng. Trong thế giới có ý thức xanh này, quy trình khai thác không thân thiện với môi trường của Bitcoin sẽ khiến nó gặp bất lợi.

Cạnh tranh tiền điện tử: Cuộc chiến giành quyền tối cao

Là người tiên phong của các loại cryptocurrency phi tập trung, Bitcoin vẫn là cái tên thống trị tối cao. Tuy nhiên, sự ra đời của nhiều loại tiền điện tử thay thế, mỗi loại đều có những ưu điểm và tính năng riêng biệt, đã làm giảm sự thống trị của Bitcoin. Từ Monero tập trung vào quyền riêng tư cho đến các giao dịch nhanh, chi phí thấp của Litecoin, những đối thủ này đều chiếm lĩnh thị phần của Bitcoin.

Sự gia tăng của các dự án tài chính phi tập trung (DeFi), được xây dựng chủ yếu trên blockchain của Ethereum, càng làm xói mòn thành trì của Bitcoin. Những nền tảng sáng tạo này cung cấp các dịch vụ tài chính mà không cần thông qua trung gian, giải quyết một số mối lo ngại đã thúc đẩy tâm lý chống ngân hàng ngay từ đầu.

Tương lai: Chất xúc tác tiềm năng cho sự hồi sinh của Bitcoin

Nhưng bất chấp những thất bại này, Bitcoin còn lâu mới bị diệt vong. Vẫn còn một số yếu tố có thể thúc đẩy sự phát triển của nó, đẩy nó trở lại ánh đèn sân khấu. Chẳng hạn, sự phát triển liên tục của Lightning Network hứa hẹn sẽ cải thiện khả năng mở rộng của Bitcoin, tạo điều kiện cho các giao dịch nhanh hơn và rẻ hơn. Cải tiến này có thể khơi dậy sự nhiệt tình đối với tiền điện tử.

Hơn nữa, khi các ngân hàng trung ương khám phá việc phát hành CBDC, sự quan tâm của công chúng đối với tiền điện tử có thể tăng lên. Bitcoin, với tư cách là cái tên dễ nhận biết nhất trong thị trường, có thể được hưởng lợi từ sự chú ý ngày càng tăng này.

Cuối cùng, việc các tổ chức áp dụng tiền điện tử như một tài sản lưu trữ giá trị hoặc hàng rào chống lại lạm phát có thể mang lại tính uy tín cho Bitcoin. Khi nhiều công ty MicroStrategy thêm Bitcoin vào bảng cân đối kế toán của họ, danh tiếng của tiền điện tử có thể được cải thiện, từ đó thúc đẩy việc đầu tư thêm.

Câu hỏi triệu đô

Trạng thái hiện tại của BTC đặt ra một câu hỏi quan trọng: nếu không phải bây giờ thì khi nào? Liệu tiền điện tử có bao giờ đạt đến đỉnh cao chóng mặt với mức định giá 1 triệu đô la vào cuối năm 2023, như một số dự đoán hay không? Mặc dù con đường vẫn chưa chắc chắn, nhưng tương lai của Bitcoin phụ thuộc vào khả năng vượt qua những thách thức mà nó phải đối mặt ngày nay.

Để thành công, Bitcoin phải vượt qua vùng nước âm u của sự không chắc chắn về quy định, thích nghi với một thế giới có ý thức về môi trường hơn và vượt qua các đối thủ cạnh tranh. Chỉ khi đó, nó mới có thể tận dụng tâm lý chống ngân hàng và đảm bảo vị thế của mình như một giải pháp thay thế khả thi cho tài chính truyền thống.

Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn

Theo dõi Twitter: https://twitter.com/tapchibtc_io

Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin

Xoài

Theo BeInCrypto

Được đề cập trong bài viết
Bình luận
Đang tải
Mới cập nhật

Giới đầu cơ Bitcoin vừa đạt cột mốc mới khi giá mua trung bình của họ lần đầu tiên vượt ngưỡng 100.000 USD. Theo dữ liệu mới nhất từ công ty phân tích on-chain Glassnode, tính đến thứ Ba (15/7), cơ sở chi phí* của các nhà đầu tư ngắn... ...

Một báo cáo gần đây từ công ty quản lý tài sản Swissblock cùng với những phân tích từ chuyên gia khác cho thấy thị trường crypto đang bước vào giai đoạn đầu của mùa altcoin. Mặc dù Bitcoin vẫn chiếm ưu thế lớn, nhưng các chuyên gia tin rằng... ...

Ethereum (ETH) hiện đang đứng trước một cơ hội lớn để có bước đột phá mạnh mẽ, nhưng động lực có thể đến từ một nguồn ít ai ngờ đến: việc bật đèn xanh cho các quỹ ETF Ethereum giao ngay và khả năng triển khai staking trong các sản... ...

Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (BLS) vừa công bố Chỉ số Giá Tiêu dùng (CPI), cho thấy lạm phát đã hạ nhiệt trong tháng 6. Sau thông báo, thị trường crypto phản ứng đáng kể, trong bối cảnh ảnh hưởng từ các tín hiệu kinh tế của nước... ...

XRP vừa chứng kiến một cú bứt phá mạnh mẽ về hoạt động, vươn lên vị trí số 2 trên Coinbase với khối lượng giao dịch trong 24 giờ đạt tới 413 triệu USD. Đáng chú ý, hơn 167 triệu XRP — tương đương gần 500 triệu USD — đã... ...

Sau khi lập đỉnh lịch sử mới vào thứ Hai, các dự báo giá Bitcoin liên tục được đưa ra và một chuyên gia cho rằng BTC có thể sẽ đạt 135.000 USD trước khi thị trường bước vào giai đoạn điều chỉnh rõ rệt. Trước khi ghi nhận cú... ...

Các công ty kho bạc Ethereum (ETH) đã mua vào ít nhất 1,6 tỷ đô la trong tháng qua, giữa bối cảnh các tổ chức tích cực gom hàng khi giá tăng mạnh. Theo thông báo gần đây, các công ty nắm giữ kho bạc ETH đã tích lũy hơn... ...

Dogecoin (DOGE) hiện đang giao dịch trên mức hỗ trợ quan trọng tại 0,19 đô la, tạo nền tảng vững chắc cho xu hướng tăng ngắn hạn. Mặc dù giá đã giảm khoảng 7% trong 24 giờ qua, sự phục hồi từ mức 0,19 đô la vẫn thể hiện một... ...

Mùa altcoin, được kỳ vọng sẽ bùng nổ từ lâu, vẫn chưa thực sự đến. Trong khi đó, Bitcoin liên tục đạt những mức giá cao kỷ lục trong thời gian gần đây, khiến nhiều nhà đầu tư vào altcoin cảm thấy bất an. Tuy nhiên, đây chưa hẳn là... ...

Mặc dù giá Solana đang có dấu hiệu hạ nhiệt so với mức đỉnh gần đây 168 đô la, nhưng bức tranh tổng thể vẫn nghiêng về phe mua. Dù có sự điều chỉnh về mức 160 đô la, ba chỉ báo quan trọng cho thấy đây chỉ là một... ...

Xem thêm bài viết

Chọn chế độ hiển thị:
Bình thường Bảo vệ mắt Dark Mode