Mỗi lần sự kiện halving diễn ra, cộng đồng luôn sôi nổi bàn luận và lần tiếp theo này chắc chắn không ngoại lệ.
Tại sao ư? Bởi vì các lần halving trước đó đã kích hoạt các đợt tăng giá khiến mọi người vô cùng phấn khích.
Nhiều người tin chắc rằng halving tiếp theo sẽ có hiệu ứng thị trường tương tự. Và không chỉ dựa trên niềm tin lịch sử lặp lại, hãy cùng chúng tôi phân tích các mô hình để xem xét lý thuyết này.
Halving là gì và tại sao lại xảy ra halving?
Để kiểm soát lạm phát, giao thức Bitcoin đã được lập trình với giới hạn 21 triệu coin. Bitcoin mới được đưa vào hệ thống như một sự khích lệ cho những người xử lý mạng (miner) theo nhịp điệu đều đặn và được kiểm soát. Tỷ lệ thời gian được thiết kế để giảm một nửa cứ sau 4 năm, rõ ràng là bắt chước độ khó khai thác vàng. Vào ngày 28/11/2012, phần thưởng từ 50 BTC đã giảm một nửa xuống còn 25 BTC và kể từ ngày 9/7/2016, miner chỉ nhận được 12,5 BTC cho mỗi khối được xử lý thành công.
Lần giảm tiếp theo chỉ còn 6,25 BTC cho mỗi khối, dự kiến xảy ra vào tháng 5/2020.
Mô hình thống kê (không phải dự đoán giá) | Nguồn: Digital Asset Research
Biểu đồ trên cho thấy giá (được biểu thị bằng đường màu xanh nhạt) bắt đầu tăng lên trước mỗi halving và tiếp tục trong một thời gian. Tuy nhiên, tệp dữ liệu bị giới hạn – thị trường chỉ mới trải qua hai trong số các sự kiện này và có vẻ khá khiêng cưỡng khi cho rằng mô hình sẽ lặp lại.
Do vậy, cần thực hiện thêm một số phân tích cung/cầu cơ bản.
Sốc cung
Nhà đầu tư và nhà phân tích Bitcoin Tuur Demeester gần đây đã chỉ ra rằng, để tiền điện tử duy trì mức giá trên 8.000 đô la cho đến khi halving tiếp theo, thị trường sẽ cần phải có 2,9 tỷ đô la đầu tư để bù đắp hiệu ứng giảm phát của Bitcoin mới vào hệ thống. Ngay cả khi giả định tăng trưởng đầu tư không đổi, giảm áp lực bán sau khi halving (với ít coin mới tung ra thị trường) sẽ dẫn đến tăng giá.
For BTC to retain its current price at $8,000 until the May 2020 halving, we’d arguably need to see net positive demand of $2.88B before then. That’s what’s required to buy up all newly minted BTC at $8k in next 200 days.
— Tuur Demeester (@TuurDemeester) 23 tháng 10, 2019
Trader Plan B đi xa hơn một chút khi sử dụng tỷ lệ stock-to-flow (S2F) – được tính bằng cách chia hàng tồn kho hiện tại cho lượng sản xuất hàng năm – để tạo ra mô hình dự đoán các biến động giá Bitcoin trong quá khứ với độ chính xác cao, sử dụng vàng và bạc làm điểm chuẩn. Mô hình này dự đoán giá Bitcoin gần 60.000 USD sau khi halving tiếp theo diễn ra (đường màu đen trong biểu đồ trên).
Trong khi mô hình này vẫn bị chỉ trích thì nó đã được kiểm tra chéo nghiêm ngặt và có vẻ như phân tích hồi quy là chính xác. Ngoài ra, có thể suy đoán trực quan là giảm nguồn cung sẽ nâng cao giá trị, tất cả những thứ khác đều như nhau. Vậy tại sao giá lại không thể hướng đến mức cao như thế?
Về mặt kỹ thuật, halving không phải là sự kiện “cơ bản”. Nó không phải là trình điều khiển giá trị trong các điều khoản đầu tư truyền thống. “Cơ bản” trong phân tích tài sản đề cập đến các tính năng có thể định lượng và thúc đẩy định giá, chẳng hạn như lợi nhuận, quy mô thị trường và bảng cân đối. Theo nghĩa này, sự khan hiếm được lập trình sẵn không phải là “cơ bản”, mà là thực tế.
Chúng ta có thể hy vọng bản thân các sự kiện thực tế không có nghĩa quá rộng để giải thích, nhưng tác động của chúng hầu như luôn luôn là vậy. Không ai nghi ngờ khả năng halving sẽ xảy ra – nhưng câu chuyện về ảnh hưởng của nó là không rõ ràng.
Tại sao lại như vậy?
Lý do cho sự hoài nghi
Đầu tiên, một số ý kiến cho rằng halving đã được định giá trước. BTC chuyển từ 3,300 sang 12,000 đô la vào đầu năm nay. Thị trường tương đối hiệu quả về mặt phân phối thông tin, vì vậy các nhà đầu tư thông minh rõ ràng sẽ kết hợp điều chỉnh nguồn cung vào các mô hình của họ và đảm nhận các vị trí phù hợp.
Thứ hai, các mô hình có xu hướng phù hợp cho đến khi đi lệch hướng. Hệ sinh thái Bitcoin hiện nay được cho là rất khác biệt so với các đợt halving trước đây: bốn năm trước, thị trường phái sinh tiền điện tử đang ở giai đoạn sơ khai, rất ít tổ chức tham gia và các khung định giá thực tế không tồn tại. Hoàn toàn hợp lý khi các nhà đầu tư tin rằng “lần này sẽ khác những lần trước”.
Theo một số người trong ngành, halving có thể gây tiêu cực nếu làm giảm lợi nhuận của các công ty khai thác và buộc nhiều công ty nhỏ hơn phải đóng cửa. Đúng vậy, điều này có thể được bù đắp bằng việc tăng giá, nhưng nếu không tăng tương ứng với tỷ lệ giảm thì gia tăng khai thác mạng có thể gây lo ngại về bảo mật.
Ngoài ra, tại các thị trường truyền thống, giá hiếm khi là một tính năng của nguồn cung. Nó bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi nhu cầu, nhưng mô hình S2F lại không tính đến điều này. Trong trường hợp không có trường hợp sử dụng cơ bản được thiết lập và phổ biến (hiện tại), nhu cầu trong thị trường tiền điện tử ắt sẽ không cao.
Bull run sẽ đến?
Tuy nhiên, trong logic đệ quy, nhu cầu có thể bị ảnh hưởng bởi halving. Theo đó, có thể kích thích nhu cầu Bitcoin như một tài sản đầu tư và ảnh hưởng đến giá của nó, đặc biệt là khi các nhà đầu tư mới bị thu hút bởi các mô hình cung và tương quan tỷ lệ tham gia vào lĩnh vực này trước đây.
Từ đó, chúng ta có thể nhìn thấy rủi ro bất đối xứng trong toàn bộ cục diện: khả năng các mô hình sai và mất tất cả mọi thứ sẽ ít ảnh hưởng đến danh mục đầu tư hơn khả năng các mô hình đúng và lợi nhuận 500%.
Vì vậy, ngay cả khi các mô hình thúc đẩy nguồn cung đang cố gắng viết lại các nguyên tắc đầu tư truyền thống thì không có nghĩa là chúng ta sẽ không thấy giá tăng.
Nếu điều đó xảy ra, chúng ta sẽ có cơ sở để xác nhận rằng các mô hình dựa trên nguồn cung là đúng, ngay cả khi chúng không phải là nguyên nhân. Chúng ta có thể kết thúc khi chu kỳ cục diện ảnh hưởng đến giá đảo ngược lại: giá ảnh hưởng đến cục diện.
Mặc dù vậy, đây không phải là tính năng đảo ngược duy nhất của thị trường tiền điện tử trong những tháng tới. Tin đồn xung quanh lịch trình cung cấp Bitcoin sẽ làm nổi bật tính kinh tế độc đáo của nó, từ đó sẽ đánh thức sự quan tâm của nhà đầu tư nhiều hơn.
Nếu điều này tạo ra nhiều dòng tiền mới vào thời điểm nguồn cung mới giảm, các biểu đồ dự đoán giá tăng sau halving hóa ra là hoàn toàn đúng.
Sau đó, một lần nữa, cục diện có thể thay đổi và nhà đầu tư dũng cảm suy nghĩ đến việc sở hữu BTC. Nếu có một yếu tố vượt trội thì ắt hẳn sẽ kéo theo nhiều yếu tố khác. Có rất nhiều điều đang diễn ra ngoài kia có thể ảnh hưởng lớn đến giá Bitcoin.
Dù bằng cách nào, khó lòng phủ nhận sự xuất hiện của các mô hình dự báo là một bước tích cực giúp chúng ta hiểu được động lực thị trường và vai trò của Bitcoin trên một thị trường tài chính rộng lớn hơn. Không nghi ngờ gì, các nhà đầu tư lão làng sẽ vừa chào đón, vừa đưa ra các giải định cơ bản với hàng tá sự hoài nghi lành mạnh.
- Bitcoin giảm từ mức tăng lớn thứ 4 từ trước đến nay, giá sẽ về đâu?
- Cựu CEO Bitmain Jihan Wu: Bull Market có thể không xuất hiện sau khi halving Bitcoin, nhưng giá Bitcoin sẽ tiếp tục tăng
Thùy Trang
Tạp chí Bitcoin | Coindesk