Kế hoạch tạo ra tiền kỹ thuật số Libra của Facebook là một ý tưởng lớn. Nếu 1/3 trong số 2 tỷ thành viên của mạng xã hội sử dụng Libra thì có thể có nhiều tiền mã hóa hơn so với đô la Mỹ. Mặt khác, FB coin có thể thất bại nếu cung cấp ít tiện ích hơn các ứng dụng thanh toán hiện tại hoặc không bao giờ ‘nhìn thấy ánh sáng’ nếu bị các nhà quản lý ‘tiêu diệt’ vì có khả năng thay thế tiền tệ toàn cầu thống trị, vượt ngoài tầm kiểm soát của nhà nước.
Libra là gì?
Theo Facebook, coin kỹ thuật số ban đầu chỉ cho phép người dùng gửi hoặc nhận tiền hoặc thanh toán cho mọi thứ trong mạng xã hội nhưng cuối cùng cũng có thể được sử dụng cho các giao dịch bên ngoài. Số dư và giao dịch sẽ chạy trên blockchain, là sổ cái kỹ thuật số được chia sẻ. Ban đầu, Facebook dự định ra mắt Libra vào năm 2020 cùng với các đối tác như Mastercard Inc., PayPal Holdings Inc. và Uber Technologies Inc. Tuy nhiên, vào tháng 10, Paypal đã rút khỏi quan hệ hợp tác này, nói rằng họ muốn tập trung vào phát triển các dịch vụ tài chính của riêng mình.
Sử dụng Libra như thế nào?
Facebook đang tạo ra “ví điện tử điện tử” tên là Calibra mà các thành viên có thể sử dụng để mua Libra bằng đồng nội tệ; một số sản phẩm đang thể hiện rất tốt ở lĩnh vực này. Libra sẽ là “stablecoin” – một loại tiền kỹ thuật số được thiết kế để tránh biến động giá lớn như Bitcoin và nhiều loại tiền điện tử khác nhưng không thể sử dụng để giao dịch thực tế.
Điều gì sẽ giữ giá Libra ổn định?
Stablecoin thường chốt giá trị với tài sản khác có độ biến động tương đối thấp. Nhiều loại hỗ trợ giá trị coin bằng cách nắm giữ dự trữ của tài sản đó – cách mà các loại tiền tệ do chính phủ phát hành từng được vàng hỗ trợ. Stablecoin Tether phổ biến nhất cho đến nay được chốt bằng đồng đô la Mỹ; giá của nó tính bằng đô la, thường chỉ tương đương vài xu.
Biến động hàng năm trong 20 ngày, giá dao động theo phần trăm trên cơ sở hàng tháng | Nguồn: CoinMarketCap.com, Bloomberg QuickTake
Đó có phải là cách Libra hoạt động?
Facebook đã tiết lộ rất ít chi tiết nhưng nói rằng Libra sẽ được gắn với một giỏ tài sản bao gồm đồng đô la, euro, bảng Anh và đồng yên, cùng với các chứng khoán rủi ro thấp như tín phiếu Kho bạc Hoa Kỳ. Tất cả đều có xu hướng di chuyển trong phạm vi hẹp và động thái của chúng thường bù trừ cho nhau.
Điều gì hấp dẫn người dùng?
Dịch vụ chính được Facebook mô tả là gửi tiền “qua tin nhắn văn bản” đã được nhiều công ty khác cung cấp. Có thể, việc sử dụng blockchain cho phép Facebook xử lý các giao dịch cho thế giới của 1.7 tỷ người không có tài khoản ngân hàng với giá rẻ hơn. Ở các quốc gia có lạm phát cao, chẳng hạn như Venezuela, mua Libra là một cách để bảo vệ giá trị đồng tiền.
Tại sao Facebook lại làm vậy?
Tăng trưởng doanh thu của gã khổng lồ công nghệ đã chậm lại và Libra có thể mở ra những cơ hội mới trong thanh toán cũng như thương mại. Đối tác Facebook có mục đích riêng của họ: Ví dụ nếu Libra làm gián đoạn hoạt động kinh doanh thanh toán, Mastercard có thể muốn cùng hợp tác với Facebook. Tuy nhiên, các đối tác đang phải cân nhắc tiềm năng từ các chính trị gia và cơ quan quản lý.
Điều gì khiến cho stablecoin quan trọng?
Stablecoin được xem là cầu nối giữa tiền điện tử và tiền tệ truyền thống vì chúng dễ dàng chuyển đổi loại tiền này sang loại tiền khác. JPMorgan Chase & Co. đang phát triển stablecoin (được gọi là JPM Coin) để khách hàng của mình có thể thanh toán cho nhau. Như vậy, stablecoin và blockchain cuối cùng sẽ vượt trội hơn các hệ thống thanh toán truyền thống. Libra là một trong những ứng cử viên nổi bật.
Cơ quan quản lý thất vọng về điều gì?
Khả năng sử dụng Libra để rửa tiền là rất cao. Và đề xuất của Facebook khiến mọi người một lần nữa nhắc lại một loạt các vụ bê bối liên quan đến việc lạm dụng dữ liệu và xâm nhập bởi các bot tại Nga trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016. Nhưng điểm quan ngại chính là khả năng Libra có thể lớn đến mức khiến các quốc gia khó quản lý tiền tệ của mình. Và nếu Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ gán cho Libra định nghĩa chứng khoán – tài sản tài có thể giao dịch chứ không phải là một loại tiền tệ – điều đó sẽ tạo ra thêm nhiều câu chuyện phức tạp. Tất cả những vấn đề này như một ‘án tử’ tiềm năng cho dự án.
Ngân hàng trung ương nói gì?
Cuộc tranh luận đã khiến một số ngân hàng trung ương, bao gồm cả Trung Quốc cũng ‘chen chân’ phát minh tiền kỹ thuật số ‘chính chủ’. Khi thảo luận về các vấn đề do đồng đô la Mỹ gây ra, giám đốc Ngân hàng Anh Mark Carney đã trích dẫn Libra với vai trò là tài sản dự trữ không chính thức của thế giới và là phương tiện phổ biến nhất của thương mại, tài chính quốc tế – một sự kết hợp giúp nó có thêm sức mạnh, đặc biệt là trong thời kỳ suy thoái, làm tổn thương người sử dụng các loại tiền tệ khác.
Carney cho biết đó là giải pháp có thể tạo ra tài sản dự trữ mới mà ông mô tả là “stablecoin quốc tế được hỗ trợ hoàn toàn bằng tài sản dự trữ của một rổ tiền tệ”. Có nghĩa là nó có thể rất giống Libra – ngoại trừ được các ngân hàng trung ương kiểm soát thay vì Facebook.
- Trung Quốc đang e ngại Libra và Bitcoin sẽ ảnh hướng đến kế hoạch phát triển tiền kỹ thuật số mới
- CEO Coinbase: Hoa Kỳ nên xem xét lại lập trường lố bịch về Libra khi các đối tác của dự án rút lui
Minh Anh
Tạp chí Bitcoin | Bloomberg