Tại sao khả năng mở rộng rất quan trọng để Crypto được chấp nhận?

Updated: 09/09/2019 at 5:30

tai-sao-kha-nang-mo-rong-rat-quan-trong-de-tien-dien-tu-duoc-chap-nhanKhi tiền điện tử tiếp tục phát triển trên toàn thế giới, chúng ta sẽ tiếp tục nghe các dự án mới nói về tầm quan trọng của khả năng mở rộng, nhưng trong hầu hết các trường hợp, các nỗ lực đòi hỏi một phiên bản tốt hơn của người dùng cũng chỉ giống như “đàn gảy tai trâu”.

Điều này không có nghĩa là các nhà phát triển sai. Khả năng mở rộng là khía cạnh sẽ giữ cho công nghệ tồn tại lâu dài. Tại sao? Bởi vì không có khả năng mở rộng tốt để chứa được nhiều người hơn, không còn khả năng giao dịch nhanh chóng và hiệu quả, công nghệ sẽ mất đi giá trị chính của nó.

Khi nào khả năng mở rộng trở thành một vấn đề?

Để xác định tầm quan trọng của blockchain, chúng ta cần xem xét đến loại tiền điện tử phổ biến nhất hiện nay: Bitcoin. Gần như mọi loại tiền điện tử được tạo ra sau khi Bitcoin đã trở thành người tiên phong nhưng không thể tiến gần đến định giá của nó.

Mặc dù bản chất của Bitcoin đã lỗi thời trên nền tảng blockchain, nhưng Bitcoin vẫn là một trong những loại coin có nhu cầu cao nhất hiện nay. Do đó, nó trở thành một trong những loại tiền tệ đắt đỏ nhất. Mặc dù không thể biết chắc liệu công nghệ blockchain có thể tồn tại trong tương lai hay không, mọi người vẫn bám lấy nó, hy vọng một bản cập nhật hoặc một sửa đổi nào đó sẽ đảm bảo khả năng tồn tại của nó.

Tại sao Bitcoin sẽ không tồn tại trong trạng thái hiện tại của nó? Có vấn đề gì sao? Đúng, bài viết này sẽ nói về vấn đề mà Bitcoin đang gặp phải. Nó có khả năng mở rộng rất hạn chế do kích thước khối để ghi nhận các giao dịch và xác minh chúng thông qua hàm băm thích hợp chỉ có giới hạn.

Kích thước khối phải như thế nào?

Kích thước khối hiện tại của Bitcoin là 1 MB, nhỏ hơn so với các loại coin khác, nhưng vẫn hoạt động khá mạnh. Điều này là do gần như cứ một phút là có một giao dịch BTC được thực hiện. Tuy nhiên, đây cũng có thể trở thành một vấn đề.

Bởi vì, bất cứ khi nào một giao dịch được thực hiện trên blockchain, nó sẽ được ghi lại trên chính khối đó. Tuy nhiên, một khối chỉ có thể ghi nhận một lượng giao dịch nhất định. Đối với Bitcoin, nó có 1 MB, tức là rất nhiều. Nhưng do mỗi tuần hoặc mỗi ngày đều có hàng triệu giao dịch diễn ra, hệ thống cần phải có các khối mới. Tốc độ các miner có thể xác minh các giao dịch, tạo các khối mới, lấp đầy chúng và tiếp tục quá trình ghi nhận,… đang chậm lại dần.

Quá trình đào coin phức tạp khiến mọi chuyện trở nên khó khăn hơn, phần cứng mà các miner buộc phải thay thế gần như mỗi năm để có hiệu quả tốt hơn bị đánh thuế. Việc giảm một nửa doanh thu và số lượng Bitcoin trader tăng lên tạo ra ngày càng nhiều nhu cầu xử lý nhanh hơn.

Sớm hay muộn, tất cả những điều này đều gặp phải một nút cổ chai, tức là hàng năm, sẽ có hàng ngàn giao dịch vẫn đang chờ xử lý trong khi các miner cố gắng tạo các khối mới và liệt kê tất cả các giao dịch chờ xác nhận.

Cách duy nhất để giao dịch của mình được xử lý trước là phải trả thêm phí. Trader phải trả chi phí này; ai trả cao hơn, giao dịch của người đó được xử lý trước. Do đó, khi số lượng giao dịch tăng lên và số lượng giao dịch đang chờ xử lý cũng tăng theo, các khoản phí sẽ ngày càng lớn hơn, đạt đến điểm là nếu phí bạn trả quá thấp, giao dịch của bạn sẽ không thể được thực hiện.

Tại sao đây là vấn đề của các loại crypto khác không phải Bitcoin?

Một trong những lập luận chính mà các nhà phát triển thường sử dụng liên quan đến khả năng mở rộng của Bitcoin là nó không bao giờ được coi là một loại tiền tệ toàn cầu. Có nghĩa là, có rất ít nhà phát triển tin rằng Bitcoin sẽ nằm trong túi tiền của bạn. Họ tin rằng các loại tiền điện tử khác sẽ phù hợp hơn nhiều cho mục đích đó. Chẳng hạn, stablecointoken tiện ích có cơ hội trở thành loại tiền tệ nằm trong ví tiền của mọi người cao hơn do tính biến động thấp hoặc không có biến động.

Với những loại coin đó, quá trình đào coin sẽ không dao động. Nó vẫn như vậy vì các công ty khai thác luôn có thể dựa vào sự ổn định của mạng lưới và không có một đợt halving nào trong thu nhập của họ.

Đây là kinh tế 101. Doanh thu cho các nhà cung cấp vẫn giữ nguyên. Do đó, họ có thể đáp ứng nhu cầu với đủ nguồn cung. Nếu nhu cầu tăng lên, các nhà cung cấp này sẽ biết rằng thị trường ổn định và họ có thể đủ khả năng để phát triển. Trong những trường hợp này, nguồn cung sẽ tự động được điều chỉnh theo nhu cầu và nhu cầu sẽ không giảm theo thời gian, nhất là khi tiền tệ kỹ thuật số đang ngày một dễ chấp nhận.

Không có khả năng mở rộng, crypto sẽ không thể sống sót.

Chúng ta cần tự hỏi: điều gì làm cho tiền điện tử trở nên độc đáo và khiến mọi người có nhu cầu cao như vậy trong xã hội ngày nay.

  • Chúng có thể bảo vệ danh tính của người dùng.
  • Chúng thực hiện các giao dịch gần như là ngay lập tức.
  • Chúng không có phụ phí lớn.
  • Chúng được phân cấp.

Bây giờ hãy xem xét: có bao nhiêu yếu tố trong số này có thể gặp nguy hiểm hoặc đang gặp nguy hiểm.

Danh tính của người dùng đã được một số sàn giao dịch tiết lộ. Điều này là do nhu cầu của chính phủ, chứ không phải vì họ bán thông tin. Hầu như mọi quốc gia châu Âu có quy định về tiền điện tử, đều có thẩm quyền yêu cầu thông tin giao dịch của một cơ sở khách hàng trao đổi tiền trên nền tảng của sàn. Điều này dẫn đến việc blockchain không còn khả năng ẩn danh người dùng và người dùng bị đánh thuế, tương tự như tình trạng ở Hàn Quốc. Chính phủ nước này cấm bất kỳ loại giao dịch ẩn danh nào, vì nếu làm vậy, họ sẽ không thể đánh thuế người dùng.

Thứ hai là bản chất phi tập trung của tiền điện tử. Nhìn vào cách các công ty lớn bắt đầu tạo ra các hiệp hội như Libra, chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng tiền điện tử có số vốn lớn nhất rất có thể sẽ là đơn vị tập trung nhất trong tương lai. Điều này giúp một số công ty có thẩm quyền trên mạng. Tuy nhiên, có một lý do để tin rằng các hiệp hội này sẽ bắt đầu yếu dần, do đó làm cho quá trình tập trung hóa phá vỡ khả năng phi tập trung của crypto. Đừng quên rằng các ngân hàng hiện nay cũng đã bắt đầu chấp nhận tiền điện tử.

Cuối cùng, chúng ta tính đến hai giá trị cuối cùng của crypto: tốc độ và chi phí. Cả hai khía cạnh này hiện đang bị ảnh hưởng trên quy mô lớn. Tốc độ vẫn còn đó và chi phí vẫn thấp hơn nhiều so với các ngân hàng.

Nếu khả năng mở rộng không phát triển, chúng ta sẽ bước vào giai đoạn bắt đầu đấu tranh để đi trước các phát triển fintech (công nghệ tài chính) khác. Các doanh nghiệp mới nổi như ngân hàng trực tuyến, nhà cung cấp thanh toán bên thứ ba và ví trực tuyến đã giới thiệu khả năng thực hiện thanh toán tức thì trên toàn thế giới, khiến các loại tiền điện tử phải đối mặt với đầy thách thức.

Chi phí cũng sẽ tăng đối với những người muốn thực hiện giao dịch nhanh hơn mà khả năng mở rộng vẫn chưa được xử lý. Và tại thời điểm đó, tại sao người ta phải đổi tiền fiat thành tiền điện tử? Cách duy nhất sẽ hợp lý là nếu tiền lương được trả bằng tiền điện tử trên toàn thế giới và các ngân hàng nắm giữ một lượng dự trữ lớn các tài sản kỹ thuật số này.

Nhìn chung, khả năng mở rộng sẽ xác định khả năng sống còn của tiền điện tử trong nhiều năm tới. May mắn thay, hàng ngàn nhà phát triển trên toàn thế giới đang xem xét vấn đề này và đưa ra các giải pháp sáng tạo gần như mỗi năm. Sẽ rất xấu hổ nếu Bitcoin tụt lại phía sau tất cả những tiến bộ.

Kim Tuyến

Tạp Chí Bitcoin | Dailyhodl

Được đề cập trong bài viết
Bình luận
Đang tải
Mới cập nhật

Thị trường crypto đang chứng kiến một đợt tăng trưởng ấn tượng, được dẫn đầu bởi Bitcoin, khi tài sản kỹ thuật số lớn nhất thế giới vượt qua mốc 100.000 USD lần đầu tiên kể từ tháng 2. Trong bối cảnh này, nhà phân tích Kaleo đã đưa ra... ...

Công ty công nghệ Meta – tập đoàn mẹ của Facebook – được cho là đang tích cực tìm hiểu khả năng tích hợp thanh toán bằng stablecoin trên các nền tảng của mình, đánh dấu sự trở lại với lĩnh vực tài chính kỹ thuật số sau ba năm... ...

Chính phủ các nước đang chạy đua để tích trữ dự trữ Bitcoin — các nhà đầu tư hiện chỉ còn một khoảng thời gian ngắn trước khi việc tích lũy của các quốc gia làm thay đổi toàn bộ bối cảnh thị trường crypto. Động lực tích trữ Bitcoin... ...

Trong vòng 24 giờ qua, thị trường tiền điện tử đã chứng kiến làn sóng giao dịch sôi động, phản ánh rõ nét sự chuyển biến tích cực trong tâm lý nhà đầu tư. Sự hưng phấn này được thể hiện qua mức tăng ấn tượng hơn 221 tỷ USD... ...

Dữ liệu on-chain cho thấy các  “cá voi” vẫn có động thái mua vào liên tục trong lúc thị trường ảm đạm và hoạt động này đang đẩy nhanh hơn trong thời gian gần đây, đặc biệt là với Bitcoin và nhiều altcoin tiềm năng. Động thái này của họ... ...

Thị trường crypto đang bước vào giai đoạn sôi động khi Bitcoin chính thức vượt ngưỡng 100.000 USD vào ngày 8 tháng 5, đánh dấu mức giá cao nhất kể từ đầu tháng 2/2025. Cột mốc quan trọng này đã thêm gần 300 tỷ USD vào tổng vốn hóa toàn... ...

Việc được niêm yết trên Binance – sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới – không chỉ là bước ngoặt danh giá mà còn là cú huých giúp một dự án bứt phá mạnh mẽ trên thị trường. Những dự án lọt vào “tầm ngắm” của Binance... ...

Trong vòng một tháng qua, các dòng Bitcoin đổ vào sàn giao dịch gần như hoàn toàn đến từ nguồn cung vừa mới di chuyển, cho thấy sự tham gia rất hạn chế của các holder lâu năm. Theo dữ liệu từ CryptoQuant, gần 75% lượng Bitcoin nạp lên sàn... ...

Trong thời đại mà Instagram, TikTok và Facebook thống trị mọi màn hình điện thoại, một sự kiện bất ngờ vừa diễn ra tại Phần Lan. Ứng dụng Pi Network đã vươn lên vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng các ứng dụng xã hội miễn phí hàng đầu.... ...

Trong vòng 24 giờ qua, VIRTUAL đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng hơn 23%, trở thành đồng altcoin có hiệu suất tốt thứ hai trên thị trường crypto. Động lực tăng giá này diễn ra trong bối cảnh Bitcoin vừa lấy lại mốc 100.000 USD, khơi dậy một... ...

Xem thêm bài viết
Chọn chế độ hiển thị:
Bình thường Bảo vệ mắt Dark Mode