Tại sao stablecoin có thể gây ra “bank run” tương tự như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008?

Updated: 25/03/2025 at 20:30

Vốn hóa thị trường stablecoin tăng mạnh 90% kể từ cuối năm 2023, vượt mốc 230 tỷ đô la. Những token kỹ thuật số này duy trì giá trị ổn định là nhờ có dự trữ hỗ trợ.

Việc stablecoin ngày càng được sử dụng trong các giao dịch quốc tế không chỉ củng cố vị thế của đô la Mỹ như đồng tiền toàn cầu thống trị mà còn làm dấy lên lo ngại. Những người chỉ trích cảnh báo stablecoin có thể tiềm ẩn rủi ro hệ thống, gợi nhớ đến những cuộc khủng hoảng tài chính trong quá khứ.

Stablecoin và rủi ro của cuộc khủng hoảng tài chính mới

Khi thị trường biến động, các holder stablecoin có thể ồ ạt rút tiền (bank run), buộc những nhà phát hành phải bán tháo tài sản dự trữ để đáp ứng nhu cầu quy đổi. Điều này có thể châm ngòi cho sự bất ổn trên thị trường tài chính.

Kịch bản tương tự từng xảy ra vào năm 2008, khi Reserve Primary Fund, một trong những quỹ thị trường tiền tệ (MMF) lớn, mất khả năng duy trì mức neo đô la do nắm giữ khoản nợ của Lehman Brothers. Sự kiện này châm ngòi cho làn sóng hoảng loạn, kéo theo hiện tượng rút vốn ồ ạt khỏi MMF, gây gián đoạn nghiêm trọng hệ thống tài chính toàn cầu.

Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Lisa D. Cook cảnh báo stablecoin có thể đối mặt với những rủi ro tương tự.

“Nếu rút vốn ồ ạt xảy ra đối với một stablecoin lớn, bán tháo tài sản có thể gây xáo trộn thị trường, đặc biệt nếu những tài sản đó gắn liền với các nguồn tài trợ quan trọng khác”.

Các nhà lập pháp hiện đang đẩy mạnh việc quản lý stablecoin thông qua các đề xuất như Đạo luật GENIUS và Đạo luật STABLE. Các dự luật này nhằm tích hợp stablecoin vào hệ thống tài chính, yêu cầu các tổ chức phát hành phải được cấp phép và hỗ trợ token của họ bằng tài sản được chấp thuận như tiền mặt, trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ và MMF để thực hiện việc này.

Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng Đạo luật GENIUS còn thiếu những biện pháp bảo vệ quan trọng để ngăn chặn nguy cơ bất ổn tài chính. Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Elizabeth Warren đặc biệt lên tiếng cảnh báo dự luật này có thể mở đường cho các nhà phát hành stablecoin đầu tư vào những tài sản rủi ro, làm gia tăng nguy cơ hệ thống.

“Theo dự luật này, các tổ chức phát hành stablecoin có thể đầu tư vào chính những tài sản từng cần được giải cứu trong cuộc khủng hoảng năm 2008. Bất kỳ ai nghĩ rằng người nộp thuế Hoa Kỳ sẽ không bị yêu cầu đứng ra cứu trợ lần nữa thì chỉ đang tự lừa dối mình”, Thượng nghị sĩ Warren cảnh báo trong một phiên điều trần gần đây tại Thượng viện.

Trung Quốc, EU phản đối sự thống trị của đồng đô la Mỹ trong stablecoin

Dù tiềm ẩn rủi ro, stablecoin vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố vị thế thống trị của đồng đô la Mỹ. Phần lớn các giao dịch stablecoin trên toàn cầu diễn ra thông qua token được hỗ trợ bằng đô la, chẳng hạn như Tether (USDT) và USD Coin (USDC).

Xu hướng chấp nhận rộng rãi stablecoin giúp củng cố vai trò của đô la trong thương mại quốc tế, đồng thời thúc đẩy nhu cầu đối với tài sản của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Trung Quốc lo ngại rằng ảnh hưởng ngày càng lớn của Hoa Kỳ đối với tiền kỹ thuật số có thể đe dọa chủ quyền tài chính của nước này.

“Một khi stablecoin dựa trên đô la Mỹ liên kết tín dụng quốc tế và các ứng dụng trong thế giới ảo chặt chẽ hơn, nó có thể củng cố đáng kể quyền bá chủ của đồng đô la”, nhà kinh tế Trung Quốc Zhang Ming cho biết.

Trong bối cảnh này, Bắc Kinh đã đẩy nhanh quá trình phát triển đồng nhân dân tệ kỹ thuật số. Điều này nhằm giảm sự phụ thuộc vào stablecoin gắn với đô la trong các giao dịch xuyên biên giới. Liên minh Châu Âu cũng chia sẻ quan ngại tương tự.

Ngành công nghiệp stablecoin cũng đang đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng lớn từ các tổ chức tài chính truyền thống. Các ngân hàng lớn, bao gồm cả Bank of America, được cho là đang nghiên cứu cung cấp các dịch vụ stablecoin của riêng họ. Động thái này diễn ra sau những thay đổi pháp lý gần đây cho phép các ngân hàng Hoa Kỳ tham gia vào lĩnh vực tiền điện tử và stablecoin.

Cuộc cạnh tranh mới này có thể làm suy yếu vị thế thống lĩnh thị trường của các công ty phát hành tư nhân như Tether và Circle. Tuy nhiên, nó cũng có thể thúc đẩy stablecoin hội nhập sâu hơn vào hệ thống tài chính chính thống.

stablecoin
Sự thống trị của USDT và USDC | Nguồn: DefiLlama

Khi stablecoin tiếp tục phát triển, tác động của chúng đối với hệ thống tài chính ngày càng sâu rộng. Một mặt, chúng mang lại những lợi ích đáng kể, từ việc nâng cao hiệu quả thanh toán đến thúc đẩy giao dịch xuyên biên giới. Mặt khác, rủi ro tiềm ẩn của stablecoin đối với sự ổn định tài chính là điều không thể xem nhẹ.

Các nhà hoạch định chính sách và tổ chức tài chính phải hành động thận trọng, đảm bảo khuôn khổ pháp lý vừa khuyến khích đổi mới đồng thời kiểm soát rủi ro.

Bài học từ cuộc khủng hoảng năm 2008 vẫn còn nguyên giá trị: ngay cả những công cụ tài chính tưởng chừng ổn định cũng có thể sụp đổ với tốc độ đáng báo động.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

Tham gia Telegram: https://t.me/tapchibitcoinvn

Twitter (X): https://twitter.com/tapchibtc_io

Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin

Youtube: https://www.youtube.com/@tapchibitcoinvn

Đình Đình

Được đề cập trong bài viết
Bình luận
Mới cập nhật

Chính phủ các nước đang chạy đua để tích trữ dự trữ Bitcoin — các nhà đầu tư hiện chỉ còn một khoảng thời gian ngắn trước khi việc tích lũy của các quốc gia làm thay đổi toàn bộ bối cảnh thị trường crypto. Động lực tích trữ Bitcoin... ...

Trong vòng 24 giờ qua, thị trường tiền điện tử đã chứng kiến làn sóng giao dịch sôi động, phản ánh rõ nét sự chuyển biến tích cực trong tâm lý nhà đầu tư. Sự hưng phấn này được thể hiện qua mức tăng ấn tượng hơn 221 tỷ USD... ...

Dữ liệu on-chain cho thấy các  “cá voi” vẫn có động thái mua vào liên tục trong lúc thị trường ảm đạm và hoạt động này đang đẩy nhanh hơn trong thời gian gần đây, đặc biệt là với Bitcoin và nhiều altcoin tiềm năng. Động thái này của họ... ...

Thị trường crypto đang bước vào giai đoạn sôi động khi Bitcoin chính thức vượt ngưỡng 100.000 USD vào ngày 8 tháng 5, đánh dấu mức giá cao nhất kể từ đầu tháng 2/2025. Cột mốc quan trọng này đã thêm gần 300 tỷ USD vào tổng vốn hóa toàn... ...

Việc được niêm yết trên Binance – sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới – không chỉ là bước ngoặt danh giá mà còn là cú huých giúp một dự án bứt phá mạnh mẽ trên thị trường. Những dự án lọt vào “tầm ngắm” của Binance... ...

Trong vòng một tháng qua, các dòng Bitcoin đổ vào sàn giao dịch gần như hoàn toàn đến từ nguồn cung vừa mới di chuyển, cho thấy sự tham gia rất hạn chế của các holder lâu năm. Theo dữ liệu từ CryptoQuant, gần 75% lượng Bitcoin nạp lên sàn... ...

Trong thời đại mà Instagram, TikTok và Facebook thống trị mọi màn hình điện thoại, một sự kiện bất ngờ vừa diễn ra tại Phần Lan. Ứng dụng Pi Network đã vươn lên vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng các ứng dụng xã hội miễn phí hàng đầu.... ...

Trong vòng 24 giờ qua, VIRTUAL đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng hơn 23%, trở thành đồng altcoin có hiệu suất tốt thứ hai trên thị trường crypto. Động lực tăng giá này diễn ra trong bối cảnh Bitcoin vừa lấy lại mốc 100.000 USD, khơi dậy một... ...

Tập đoàn đầu tư Nhật Bản Metaplanet tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực tài sản kỹ thuật số tại châu Á khi công bố kế hoạch phát hành thêm một đợt trái phiếu không lãi suất trị giá 21,25 triệu USD, với mục tiêu duy... ...

Kể từ khi vực dậy trở lại mốc $2 quan trọng vào giữa tháng 4, token thanh toán xuyên biên giới của Ripple đã bị mắc kẹt trong vùng giá dao động giữa $2 (đóng vai trò là ngưỡng hỗ trợ tâm lý) và $2,26, vùng kháng cự chính đã... ...

Xem thêm bài viết
Chọn chế độ hiển thị:
Bình thường Bảo vệ mắt Dark Mode