Trong hầu hết năm, Bitcoin đã ghi nhận mối tương quan chặt chẽ với thế giới tài chính truyền thống. Trên thực tế, trong suốt năm 2020, S&P 500, vàng và Bitcoin đã trở thành tâm điểm của thị trường, do bối cảnh bất ổn ngày càng tăng và một số suy đoán liên quan đến sự trỗi dậy của Bitcoin như một kho lưu trữ giá trị và tài sản trú ẩn an toàn.
Thật thú vị, dữ liệu thị trường do Santiment cung cấp đã làm nổi bật phát triển khá mới của Bitcoin là mối tương quan của nó với S&P 500 giảm xuống 0 – một động thái hoàn toàn khác so với những gì đã diễn ra từ đầu năm đến nay. Trên thực tế, đây là lần đầu tiên điều này xảy ra kể từ tháng 5. Tuy nhiên, nó có ý nghĩa gì đối với thị trường tiền điện tử?
Giá của Bitcoin luôn được hưởng lợi khi có chỉ số tương quan thấp với thế giới tài chính truyền thống. Vào thời điểm viết bài, Bitcoin tiếp tục giao dịch trên $13K, sau khi đã tăng hơn 15% so với tuần trước.
Trong khi mối tương quan giữa S&P 500 và BTC giảm từ 57% xuống gần 0% là một bất ngờ đáng hoan nghênh thì nguyên nhân dường như vẫn gây ra nhiều tranh luận. Santiment lưu ý:
1) With #Bitcoin‘s +14.1% price surge this past week, its correlation to the #SP500 has dropped back to 0 for the first time since May on our 30-day rolling average model. This is a great sign for #crypto after having an all-time high correlation in August. $BTC has historically pic.twitter.com/4ARUlexTfZ
— Santiment (@santimentfeed) October 24, 2020
“Đây là dấu hiệu tuyệt vời cho tiền điện tử sau khi có mối tương quan cao nhất mọi thời đại vào tháng 8. BTC đã phát triển mạnh trong lịch sử khi sự phụ thuộc vào thị trường thế giới, các loại tài sản, ngành công nghiệp khác là rất ít và giao dịch có thể hoạt động độc lập mà không bị những sự kiện không phải tiền điện tử can thiệp”.
Động thái tăng giá chắc chắn đã đóng một phần tích cực vào mức trung bình trong 30 ngày. Tuy nhiên, cũng có khả năng đây chỉ là sự sụt giảm nhất thời sau một tuần khá tích cực đối với thị trường tiền điện tử, khi một trong những nhà cung cấp dịch vụ thanh toán lớn nhất thế giới PayPal thông báo đang mở rộng hỗ trợ cho crypto như Bitcoin vào năm 2021.
Tương quan thực giữa Bitcoin – vàng | Nguồn: skew
Với sự độc lập ngày càng tăng của Bitcoin so với các tài sản không phải tiền điện tử khác, liệu có khả năng xảy ra một đợt tăng giá mạnh mẽ không? Điều thú vị là trong khi mối tương quan với S&P đã thay đổi hoàn toàn thì mối tương quan với vàng – một trong những tài sản quan trọng của nền tài chính truyền thống vẫn tiếp tục khá mạnh mẽ. Dữ liệu thị trường do Skew cung cấp lưu ý sau khi thể hiện mối tương quan âm vào đầu tháng, mối tương quan trong 1 tháng của BTC-XAU hiện tăng trở lại hơn 23%. Điều này ngụ ý Bitcoin vẫn bị ràng buộc với thị trường truyền thống ở một mức độ nhất định.
Trong khi Bitcoin độc lập là tốt nhất cho giá của nó và bằng cách mở rộng thị trường altcoin thì biến động thực của BTC theo dữ liệu từ Skew tiếp tục giảm, chỉ ra nhiều khả năng sẽ hợp nhất.
Biến động thực 1 tháng của Bitcoin | Nguồn: Skew
Mức biến động thực 1 tháng của Bitcoin đã giảm từ 58% xuống gần 38% trong vài tuần qua và có thể báo hiệu một chút trì trệ cho giá giao dịch. Hiện tại, coin vẫn đang cố gắng phá vỡ mức kháng cự $13K. Mặc dù phần lớn cộng đồng háo hức chờ đợi một đợt tăng giá như năm 2017 nhưng có thể vẫn còn hơi xa tầm tay. Tuy nhiên, với môi trường kinh tế hiện tại thì điểm giá hiện tại của BTC là khá tích cực.
Các chuyên gia khác nói gì về tương quan của Bitcoin?
Một báo cáo gần đây từ công ty tiền điện tử tổ chức Fidelity Digital Assets đã kết luận Bitcoin cho thấy rất ít mối tương quan về giá với các tài sản tài chính chính thống, dựa trên dữ liệu từ 5 năm qua. Trong suốt năm 2020, Bitcoin đã được áp dụng nhiều hơn vào tài chính chính thống, điều này có thể ảnh hưởng hợp lý đến mối tương quan của tài sản.
Ria Bhutoria, giám đốc nghiên cứu tại Fidelity Digital Assets cho biết:
“Bitcoin đã trải qua mối tương quan tích cực cao hơn với các tài sản khác trong khoảng thời gian ngắn, đặc biệt là trong thời kỳ bất ổn và hỗn loạn, thậm chí trước năm 2020”.
Trong bối cảnh những lo ngại về COVID-19 gia tăng và các biện pháp phòng ngừa bắt đầu từ tháng 3/2020, Bitcoin giảm giá mạnh, dường như đi cùng với thị trường chứng khoán Hoa Kỳ.
“Gia tăng tương quan giữa Bitcoin và các tài sản khác là hậu quả của cuộc khủng hoảng thanh khoản ngắn hạn ảnh hưởng đến nhiều loại tài sản”, Bhutoria giải thích về sự sụt giảm trong tháng 3. “Kết quả là mối tương quan của tất cả những tài sản này với nhau đã tăng lên. Liên quan đến Bitcoin, một lý do tiềm năng khác có thể là sự chồng chéo lớn hơn trong cơ sở hạ tầng thị trường và giữa những người tham gia thị trường trong thị trường tài sản kỹ thuật số và truyền thống”.
Fidelity đã phát hành một báo cáo chuyên sâu vào tháng 10 có tiêu đề “Luận điểm đầu tư Bitcoin: Vai trò của Bitcoin như một khoản đầu tư thay thế”. Một đoạn của báo cáo đã chỉ ra sự thiếu tương quan của Bitcoin với các tài sản tài chính khác, bao gồm cả chứng khoán và vàng của Hoa Kỳ.
Sử dụng dữ liệu từ tháng 1/2015 đến tháng 9/2020, báo cáo của Fidelity kết luận Bitcoin hoạt động khác với các tài sản chính thống, báo hiệu mối tương quan hầu như bằng 0 với các thị trường khác trong khoảng thời gian đó. BTC đã ghi được 0,11 trong phạm vi từ -1 đến 1. Mức 1 có nghĩa là giá của tài sản đi chính xác với nhau, trong khi -1 là hành động giá hoàn toàn ngược lại. Bất kỳ tài sản nào có điểm 0 đều đi theo đường giá của riêng nó, không bị ảnh hưởng khi những tài sản khác di chuyển.
Ngoài lần sụt giảm trong tháng 3, nhiều trường hợp khác đã cho thấy mối tương quan giữa Bitcoin và các thị trường truyền thống, ít nhất là ở một số thời điểm nhất định. Yếu tố chấp nhận có thể ảnh hưởng đến phương trình, khiến Bitcoin có tương quan hơn so với những năm trước – một khía cạnh được chỉ ra trong báo cáo của Fidelity. “Bitcoin là một tài sản non trẻ, cho đến gần đây, vẫn chưa bị ràng buộc với các thị trường truyền thống”, báo cáo ghi nhận và nói thêm: “Khi nó được tích hợp trong các danh mục đầu tư của tổ chức, nó có thể ngày càng trở nên tương quan với các tài sản khác.”
Đồng sáng lập Morgan Creek Digital, Anthony Pompliano, là người ủng hộ lâu dài cho luận điểm Bitcoin như một tài sản không tương quan khẳng định:
“Tất cả các tài sản đều có xu hướng tương quan 1 trong cuộc khủng hoảng thanh khoản. Chúng ta đã chứng kiến sự kiện tương tự vào đầu năm nay, vì vậy mối tương quan tăng lên trong thời gian này là điều tự nhiên. Chúng ta đang chứng kiến sự phân tách trong vài tuần qua và tôi đoán là tương quan sẽ trở lại mức thấp/bằng 0 trong những tháng tới”.
Erik Finman, một triệu phú Bitcoin đã đầu tư ở tuổi 12 vào năm 2011, có một cách tiếp cận rõ ràng hơn về thay đổi tương quan của Bitcoin gần đây.
“Tôi có xu hướng nghiêng về thực tế là Bitcoin không bị ràng buộc bởi bất kỳ thứ gì khác về lâu dài, vì giá trị của nó được xác định bởi công nghệ của chính nó và mối quan hệ của nó với thế giới. Bất kỳ tương quan nào sẽ chỉ là ngắn hạn và do các nhà đầu tư ép buộc”.
Dislaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
- Vàng đang bị Bitcoin phá vỡ, một tín hiệu cho thấy Bitcoin sẽ tiếp tục tăng giá
- Phí Bitcoin tăng nhanh nhất kể từ đợt tăng giá tháng 7/2018
- Giá Bitcoin có thể loại bỏ mọi chướng ngại vật để đạt ATH mới không?
Minh Anh
Theo AZCoin News