Taproot là gì? Nó mang lại lợi ích như thế nào cho Bitcoin?

Updated: 08/12/2020 at 20:00

Cùng với chữ ký Schnorr, Taproot là một trong những nâng cấp công nghệ được mong đợi nhất đối với Bitcoin kể từ khi SegWit được giới thiệu. Mục tiêu của Taproot là thay đổi cách các tập lệnh của Bitcoin hoạt động để cải thiện quyền riêng tư, khả năng mở rộng và bảo mật. Điều này và hơn thế nữa sẽ được thực hiện bằng cách kết hợp Taproot với một bản nâng cấp liên quan được gọi là chữ ký Schnorr.

Taproot

Bất kỳ ai quen thuộc với cộng đồng tiền điện tử đều biết rằng quyền riêng tư, khả năng mở rộng và bảo mật là những mối quan tâm lớn. Mặc dù Bitcoin là tiền điện tử phổ biến nhất trên thế giới, nhưng những vấn đề này vẫn cần được giải quyết. Taproot ra đời với mục đích làm điều đó.

Giới thiệu

Bitcoin đã có những thăng trầm trong quá trình phát triển, nhưng nó được chứng minh là mỏ neo giữ cho không gian tiền điện tử đứng vững. Bất kể các vấn đề đã phát sinh trong những năm qua, như vụ hack Mt.Gox hoặc các hard fork Bitcoin khét tiếng, cộng đồng tiền điện tử vẫn đứng về phía Bitcoin.

Nhưng có một số vấn đề nhất định không thể bỏ qua, một trong những vấn đề lớn nhất đó là quyền riêng tư. Với việc Bitcoin là một blockchain công khai, bất kỳ ai cũng có thể theo dõi các giao dịch xảy ra trên mạng. Đối với một số người, đó là mối quan ngại lớn.

Người dùng có thể tăng khả năng ẩn danh thông qua các kỹ thuật như trộn coin và CoinJoins. Tuy nhiên, thật không may, không loại nào trong số này biến Bitcoin trở thành một loại tiền riêng tư. Mặc dù Taproot không hoàn toàn làm được điều đó, nhưng nó có thể giúp tăng tính ẩn danh trên mạng.

Việc nâng cấp Taproot đã được dự đoán rộng rãi như một bước quan trọng đầu tiên để giải quyết vấn đề thiếu quyền riêng tư của Bitcoin và các mối quan tâm liên quan khác. Nhưng Taproot là gì và nó sẽ mang lại lợi ích cho Bitcoin như thế nào?

Taproot là gì?

Taproot là một soft fork, giúp cải thiện các tập lệnh của Bitcoin để tăng tính riêng tư và cải thiện yếu tố khác liên quan đến giao dịch phức tạp. Các giao dịch trên mạng Bitcoin có thể sử dụng những tính năng khác nhau khiến chúng phức tạp hơn, như bản phát hành khóa thời gian, yêu cầu đa chữ ký và những tính năng khác.

Không có Taproot, bất kỳ ai cũng có thể phát hiện các giao dịch sử dụng chức năng phức tạp đó, đòi hỏi phải tạo nhiều giao dịch. Tuy nhiên, nâng cấp Taproot sẽ giúp “che giấu” tất cả các phần chuyển động của giao dịch Bitcoin bao gồm cả những tính năng này. Vì vậy, ngay cả khi giao dịch áp dụng tính năng đó, chúng sẽ giống như một giao dịch duy nhất. Đây được coi là chiến thắng lớn cho những người ủng hộ quyền riêng tư của Bitcoin.

Trên thực tế, Taproot có thể che giấu một tập lệnh Bitcoin đã vận hành. Ví dụ: chi tiêu Bitcoin bằng Taproot có thể khiến giao dịch trong kênh Lightning Network, giao dịch ngang hàng hoặc hợp đồng thông minh phức tạp trở nên không thể phân biệt được. Bất kỳ ai theo dõi một trong những giao dịch này sẽ không thấy gì ngoài giao dịch ngang hàng. Tuy nhiên, cần lưu ý điều này không thay đổi thực tế là ví của người gửi đầu tiên và người nhận cuối cùng sẽ bị tiết lộ.

Đề xuất Taproot lần đầu tiên được nhà phát triển Bitcoin Core Greg Maxwell công bố vào tháng 1/2018. Kể từ tháng 10/2020, Taproot được hợp nhất vào thư viện Bitcoin Core sau một yêu cầu kéo (pull request) được Pieter Wuille tạo ra. Để bản nâng cấp được triển khai đầy đủ, các nhà khai thác node phải áp dụng quy tắc đồng thuận mới của Taproot. Tùy thuộc vào cách điều này diễn ra, quá trình kích hoạt có thể mất hàng tháng.

Taproot dự kiến ​​sẽ được thực hiện cùng với một bản nâng cấp khác được gọi là chữ ký Schnorr. Điều này không chỉ làm cho việc triển khai Taproot có thể thực hiện được mà còn cho phép một tính năng mà nhiều người mong đợi, gọi là tổng hợp chữ ký.

Chữ ký Schnorr là gì?

Chữ ký Schnorr bao gồm một sơ đồ chữ ký mật mã được nhà toán học và mật mã học người Đức Claus Schnorr phát triển. Mặc dù Schnorr đã bảo vệ thuật toán của mình theo bằng sáng chế trong nhiều năm nhưng bằng sáng chế chính thức hết hạn vào năm 2008. Trong số rất nhiều lợi ích, chữ ký Schnorr chủ yếu được biết đến vì tính đơn giản và hiệu quả trong việc tạo chữ ký ngắn.

Sơ đồ chữ ký được Satoshi Nakamoto (người tạo ra Bitcoin) chấp nhận là Thuật toán chữ ký kỹ thuật số đường cong Elliptic (ECDSA). Lựa chọn ECDSA thay vì thuật toán chữ ký Schnorr là do nó đã được sử dụng rộng rãi, được hiểu rõ, an toàn, nhỏ gọn và là mã nguồn mở.

Tuy nhiên, sự phát triển của Sơ đồ chữ ký kỹ thuật số Schnorr (SDSS) có thể là điểm khởi đầu của thế hệ chữ ký mới cho Bitcoin và các mạng blockchain khác.

Một trong những ưu điểm chính của chữ ký Schnorr là chúng có thể lấy nhiều khóa bên trong một giao dịch Bitcoin phức tạp và tạo ra một chữ ký duy nhất. Điều này có nghĩa là chữ ký từ nhiều bên tham gia vào giao dịch có thể được “tổng hợp” thành một chữ ký Schnorr duy nhất. Đây được gọi là tập hợp chữ ký.

Taproot sẽ mang lại lợi ích cho Bitcoin?

Như chúng ta đã thảo luận, Taproot sẽ mang lại những cải tiến lớn cho quyền riêng tư của Bitcoin. Kết hợp với chữ ký Schnorr, Taproot cũng có thể tăng hiệu quả khi thực hiện các giao dịch. Bên cạnh quyền riêng tư được cải thiện, các lợi ích tiềm năng khác bao gồm:

  • Giảm lượng dữ liệu được chuyển và lưu trữ trên blockchain.
  • Nhiều giao dịch hơn trên mỗi khối (tỷ lệ TPS cao hơn).
  • Phí giao dịch thấp hơn.

Một lợi ích khác mà Taproot mang lại là chữ ký sẽ không còn “dễ uốn”. Đây là một rủi ro bảo mật đã biết trong mạng Bitcoin. Nói một cách đơn giản, tính dễ uốn của chữ ký có nghĩa là về mặt kỹ thuật có thể thay đổi chữ ký của một giao dịch trước khi nó được xác nhận. Bằng cách này, cuộc tấn công sẽ làm cho nó xuất hiện như thể giao dịch chưa bao giờ xảy ra. Theo đó khiến Bitcoin phải đối mặt với vấn đề chi tiêu gấp đôi khét tiếng, có thể làm hỏng tính toàn vẹn của sổ cái phân tán.

Kết luận

Taproot là một bản nâng cấp rất được mong đợi và được hỗ trợ rộng rãi cho Bitcoin. Nếu nó được triển khai cùng với chữ ký Schnorr, chúng ta sẽ thấy những cải tiến đáng kể về quyền riêng tư, khả năng mở rộng, bảo mật và hơn thế nữa. Những nâng cấp này cũng có thể tạo ra nhiều sự quan tâm hơn đối với Lightning Network và khuyến khích đa chữ ký trở thành tiêu chuẩn công nghiệp.

Đồng thời, những lợi ích bổ sung của việc cải thiện quyền riêng tư, hiệu quả và bảo mật có thể sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng khi sử dụng Bitcoin.

Thùy Trang

Theo Academy Binance

Được đề cập trong bài viết
Bình luận
Đang tải
Mới cập nhật

Trader huyền thoại Peter Brandt gần đây đã chia sẻ một biểu đồ cho thấy khả năng giá XRP sẽ tăng trong thời gian tới. Thông tin này xuất hiện giữa lúc sự quan tâm đối với XRP đang dâng cao, với số lượng ví gia tăng và những đồn... ...

Ngày càng có nhiều altcoin đang phát ra tín hiệu tăng giá khi các trader đồng loạt rút token khỏi Binance – sàn giao dịch crypto lớn nhất thế giới – trong bối cảnh các nhà phân tích gọi đây là “giai đoạn tích lũy quy mô lớn”. Theo nền... ...

Trong vòng 24 giờ qua, Cardano đã trở thành tâm điểm chú ý khi thị trường chuyển hướng mạnh mẽ sang các altcoin. Điều này mở ra cơ hội để nhìn nhận kỹ lưỡng hơn về mạng lưới Cardano và nhận thấy rằng mọi thứ đang diễn ra vô cùng... ...

Các Altcoin “Made in USA” đang cho thấy những tín hiệu tăng giá khi thị trường crypto bước vào một chu kỳ mới. Bitcoin đã thiết lập mức ATH mới tại $118.869 và các altcoin cũng theo sau. Tuy nhiên, mối lo ngại có thể xuất hiện dưới hình thức... ...

Phân tích kỹ thuật đối với đồng Shiba Inu (SHIB) đang chỉ ra một xu hướng tăng giá mạnh mẽ của memecoin này. Điểm nổi bật là SHIB đã vượt qua những mức kháng cự quan trọng và tiến vào vùng mây của chỉ báo Ichimoku Cloud trên biểu đồ... ...

Sau khởi đầu ấn tượng vào tháng 7, Bitcoin đã chứng tỏ rằng sức mạnh của đồng tiền điện tử hàng đầu này không chỉ dừng lại ở đó. Mới đây, sau một giai đoạn dao động ngắn vào đầu tuần, Bitcoin đã đạt mức giá cao nhất mọi thời... ...

Thị trường tiền điện tử tiếp tục duy trì đà tăng sau những tín hiệu khởi đầu mùa altcoin – như Tạp chí Bitcoin đã phân tích trước đó – khi các altcoin đồng loạt vượt mặt Bitcoin về hiệu suất. Nổi bật trong nhóm tăng trưởng là các đồng... ...

Tính đến thời điểm hiện tại, Cardano (ADA) đã tăng mạnh 3,52% chỉ trong vòng 24 giờ, nâng tổng mức lợi nhuận trong tuần qua lên hơn 23%. Đà phục hồi ấn tượng này đã đưa ADA bứt phá vào vùng sinh lời cao — tuy nhiên, niềm vui đó... ...

Giá Ethereum (ETH) đã bật tăng mạnh sau hai đợt thanh lý lệnh short diễn ra gần các mốc quan trọng $2.700 và $3.000, được châm ngòi bởi dữ liệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ công bố ngày 10/7 với kết quả tích cực vượt kỳ vọng.... ...

Các quỹ ETF Bitcoin giao ngay tại Hoa Kỳ vừa đạt mức tài sản ròng kỷ lục mới hơn 158 tỷ USD — cao nhất kể từ khi các quỹ này bắt đầu giao dịch. Trong khi đó, các quỹ ETF Ethereum cũng ghi nhận dòng tiền tích lũy lớn... ...

Xem thêm bài viết

Chọn chế độ hiển thị:
Bình thường Bảo vệ mắt Dark Mode