Một số lượng lớn Tether đang di chuyển sang Ethereum từ OMNI của Bitcoin, dẫn đến sự bùng nổ các địa chỉ USDT-ETH đang hoạt động.
Theo phân tích State of the Network của Coin Metrics phát hành ngày 27/8/2019, số lượng địa chỉ USDT-ETH hoạt động đã tăng vọt trong tuần qua, nhảy từ 38,600 ngày 19/8 lên hơn 78,800 vào ngày 23/8. Các địa chỉ hoạt động USDT-OMNI tiếp tục giảm, sau 2 lần tăng đột biến.
Nguồn: Coinmetrics
Tổng nguồn cung của Tether đã tăng đều đặn kể từ đầu năm nay, chủ yếu là do ngày càng xuất hiện nhiều trên Ethereum. Hiện nay, phần lớn nguồn cung Tether gồm 2.54 tỷ được phát hành trên blockchain Omni và 1.56 tỷ được phát hành trên blockchain Ethereum, sau khi đốt các token trên Omni gần đây.
Báo cáo không đề cập về số lượng Tether trên các blockchain khác. Theo Tether, có 112,402,010 USDT trên blockchain TRON, 251,000.50 USDT trên EOS và 61,000.00 trên sidechain Liquid.
Tiếp tục phát triển trên Ethereum
Coin Metrics đưa ra một vài lý do tại sao Tether chuyển sang mạng Ethereum. Trong đó, nổi trội nhất là Tether Limited muốn hạn chế rủi ro liên tục xảy ra do nền tảng Omni không được tích cực phát triển.
Điều kiện thị trường cũng là một nguyên nhân. Với các khối 15 giây, Ethereum là phương tiện nhanh hơn nhiều so với Bitcoin, chưa kể có thời gian xác nhận ngắn hơn và phí thấp hơn. Do những yếu tố này, báo cáo phỏng đoán Tether sẽ tiếp tục phát triển trên mạng Ethereum và suy giảm trên Omni.
Nguồn: Coinmetrics
Tether cũng đã cố gắng mở rộng lượng người dùng mặc dù có nhiều đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực stablecoin như TrueUSD, USD Coin, Paxos và Gemini Dollar. Mặc dù cuộc điều tra liên quan đến vụ kiện với Tổng chưởng lý New York vẫn chưa đến hồi kết nhưng Tether tiếp tục thống trị với vai trò là loại tiền hàng đầu chốt bằng fiat.
Theo CoinMetrics, điều đó có thể là do nhiều người dùng tìm thấy sự tồn tại của Tether trong một phạm vi không có quy định rõ ràng, là một đặc điểm đáng mơ ước. Theo báo cáo:
“Tether không chỉ đóng vai trò là tài sản ổn định được gắn với đồng đô la Mỹ mà còn là phương tiện để tránh né sự giám sát và các quy định được kết nối với hệ thống tài chính toàn cầu”.
Lợi thế khác của Tether
Nhưng không thể sử dụng Tether mà không lo ngại đến vụ kiện có liên quan đến stablecoin và sàn giao dịch Bitfinex. Đề cập đến những nghi ngờ giá Bitcoin có thể bị token Tether chưa được sao lưu thổi phồng, báo cáo cho biết, “cần nghiên cứu kỹ hơn vấn đề Tether tác động hoặc liên quan đến tăng trưởng giá”.
Đôi khi, sự gia tăng nguồn cung của Tether có mối tương quan mạnh mẽ với giá của Bitcoin. Mặt khác, “trong những tháng gần đây, mối quan hệ dường như đã thay đổi”, vì sự tăng giá của BTC không còn trùng với những thay đổi trong nguồn cung Tether.
Nguồn: Coinmetrics
Nhưng có 2 cách giải thích hợp lý cho mối tương quan giữa sự hình thành Tether và mức tăng giá Bitcoin. Theo Coin Metrics, điều đó phụ thuộc vào việc Tether đang ‘push’ hay ‘pull’.
Báo cáo giải thích “Tether sẽ “pull” nếu tiếp tục được phát hành để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư muốn mua Tether bằng tiền fiat”. Trong trường hợp này, về mặt lý thuyết, nguồn cung không ảnh hưởng đến điều kiện thị trường, mà thay vào đó là nhu cầu thực sự do điều kiện thị trường đã tồn tại. Ví dụ: nếu các nhà đầu tư lớn dự đoán chính xác mức tăng BTC trong tương lai, họ có thể đặt lệnh số lượng lớn USDT để dự đoán những khoản lãi đó.
Ngược lại, điều kiện thị trường có thể bị ảnh hưởng khi “push” Tether, có nghĩa là Tether Limited “gặp vấn đề với Tether, bất kể nhu cầu của nhà đầu tư là gì”. Dù là giả thuyết, nhưng có khả năng là sự thật sau khi xuất hiện những lùm xùm của Bitfinex với tiểu bang New York.
Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, có rất ít dấu hiệu Tether tăng hoặc giảm. Theo báo cáo, “sự tăng trưởng gần đây của Tether vẫn dậm chân tại chỗ hoặc trở nên hơi tiêu cực vì giá Bitcoin cũng như vậy”.
- Tether lật đổ Binance Coin và Litecoin, tăng liền hai bậc lên vị trí thứ 5 trên CMC
- Nghiên cứu: Tâm lý về Tether có thể tạo cơ hội thao túng giá
Thùy Trang
Tạp chí Bitcoin | Cryptobriefing