Làm thế nào Tether và Circle sẽ phát triển và mở rộng khi các hệ thống tài chính truyền thống ràng buộc về quy tắc ngày càng tham gia sâu vào nền kinh tế tiền điện tử?
Tether và Circle là những công ty phát hành stablecoin được chốt với đô la Mỹ lớn nhất. Cho đến nay hai gã khổng lồ này đã đi theo những con đường khác nhau.
Circle tự coi mình là lựa chọn thân thiện với tuân thủ, ủng hộ lời kêu gọi phối hợp toàn cầu của nhiều cơ quan quản lý. Về phần mình, Tether áp dụng cách tiếp cận mang tính phản ứng thực tế, có thể điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với từng quốc gia, đặc biệt là khi nói đến việc chống tội phạm.
Dante Disparte, trưởng bộ phận chính sách toàn cầu và giám đốc chiến lược tại Circle, cho biết trong một cuộc phỏng vấn:
“Các quy tắc về stablecoin phải được hài hòa, không bị chia cắt. Không phải những quốc gia đó đang phạm sai lầm hay làm điều gì sai trái. Việc Hoa Kỳ không có chính sách thực sự là một khoảng trống và các quốc gia khác đang lập pháp để lấp đầy khoảng trống đó. Vì vậy, đó là xu hướng mà chúng ta nên mong đợi: Phân chia ngành trong khi ngày càng nhiều quốc gia dựng lên các rào cản và thiết lập quy tắc có lợi cho lợi thế của họ”.
Disparte cho biết, việc áp dụng Travel Rule (Quy tắc đi lại) đối với các giao dịch tài sản kỹ thuật số đã tạo ra tiêu chuẩn trong đó các điểm cuối của tiền điện tử có thể được bảo vệ.
“Bây giờ, hãy tưởng tượng nếu cũng có luật áp dụng đối với stablecoin trong đó loại tiền tệ mà stablecoin tham chiếu đặt ra mức sàn cho những kỳ vọng về tính liêm chính tài chính, tội phạm tài chính, sự tuân thủ và một loạt các tiêu chuẩn khác”.
Tether không phục vụ khách hàng Hoa Kỳ và không có ý định làm như vậy, xem thị trường stablecoin như Eurodollar (đô la Mỹ được gửi bên ngoài Hoa Kỳ) và do đó không tuân theo quy định của Hoa Kỳ. Tether nhìn thấy tương lai ở các thị trường mới nổi và quốc gia có hệ thống ngân hàng kém, nên đang xây dựng cách tiếp cận riêng của mình để hợp tác thực thi pháp luật.
CEO Paolo Ardoino cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng công ty có thể tuyên bố các cơ quan luật pháp Hoa Kỳ không có thẩm quyền đối với họ, nhưng điều đó thật ngu ngốc. Trên thực tế, Tether tình nguyện làm việc với các cơ quan chức năng của Hoa Kỳ như Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Bộ Tư pháp (DOJ), cũng như khoảng 40 lực lượng pháp luật trên toàn cầu.
“Tôi nghĩ Bộ Ngân khố Hoa Kỳ nên xem xét stablecoin một cách chủ động. Chúng tôi có các công cụ như Chainalysis để theo dõi bất cứ điều gì xảy ra trên thị trường thứ cấp. Và nhân tiện, hầu như ở mọi nơi đều không có luật quy định các nhà phát hành stablecoin chịu trách nhiệm về thị trường thứ cấp. Nhưng tôi nghĩ nhiệm vụ của chúng ta là giám sát họ như nhau”.
Đẩy nhanh tốc độ
Theo Ardoino, việc cố gắng giải quyết tội phạm một cách nhanh chóng và thực tế là nguyên nhân gây thất vọng cho ngành công nghiệp tiền điện tử. CEO Tether cho biết công ty có cách tiếp cận chủ động so với các đối thủ cạnh tranh bằng cách hợp tác trực tiếp với cơ quan thực thi pháp luật, bỏ qua quy trình xét xử kéo dài có thể mất tới sáu tháng, trong thời gian đó tiền có thể đã được phân tán. Anh nói, tốt hơn hết là nên hành động nhanh chóng để đóng băng tiền khi có liên hệ từ cơ quan thực thi pháp luật.
“Khi DOJ cần đóng băng tài sản, họ sẽ liên hệ với chúng tôi. Tether đã đóng băng thành công hơn 600 triệu USDT với sự cộng tác của cơ quan thực thi pháp luật Hoa Kỳ. Chúng tôi có khả năng đóng băng tài sản với độ chính xác cao. Tuy nhiên, khi Bộ Ngân khố thêm các thực thể vào danh sách OFAC SDN, việc này diễn ra ngay lập tức—chúng sẽ biến mất sau một phút. Lý tưởng nhất là họ có thể tiếp cận chúng tôi trước và nói: “Chúng tôi đang điều tra những cá nhân này và dự định áp dụng các biện pháp trừng phạt. Chúng tôi có thể phong tỏa tài sản của họ trước khi công khai không?” Bằng cách này, chúng tôi có thể khóa tiền một cách hiệu quả”.
OFAC là Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ và SDN là viết tắt của các công dân được chỉ định đặc biệt.
Cả hai công ty đều có những khó khăn. Trong nhiều năm qua, rất nhiều điều đã được viết về tính toàn vẹn của USDT – stablecoin lớn nhất, với mức vốn hóa thị trường hiện tại là 107 tỷ đô la. USDC của Circle có quy mô bằng 1/3 USDT và có mối quan hệ với hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ. Công ty này bị liên lụy phần nào trong vụ sụp đổ của Silicon Valley Bank vào năm 2023.
Thảm hoạ Terra
Sự tương phản giữa sức hấp dẫn của Circle đối với các giá trị tài chính truyền thống và cách tiếp cận thực tế, mang tính phản ứng của Tether đối với khó khăn của tiền điện tử được minh họa trong vụ sụp đổ stablecoin UST của Terra và altcoin hỗ trợ Luna – được cho là bước đầu tiên kích hoạt một loạt phá sản.
Một thời gian trước khi Terra gặp vấn đề, Ardoino cho rằng dự án này là một “ý tưởng tồi”. Lời tố cáo của anh đã gặp phải sự khinh miệt: “Rõ ràng là anh sẽ có thái độ tiêu cực về thuật toán stablecoin” vào thời điêm đó, bởi vì UST là một đối thủ cạnh tranh sẽ đánh cắp một phần thị trường của Tether.
“Tất nhiên, Terra Luna xuất hiện và Tether phải chịu rất nhiều áp lực, khi mọi người nói rằng họ sẽ Short chúng tôi và gây ra rút tiền hàng loạt. Nhưng chúng tôi đã kiếm được 7 tỷ đô la trong 48 giờ và hơn 20 tỷ đô la trong 20 ngày”.
Disparte của Circle than thở về những “mục tiêu” có thể tránh được của tiền điện tử và cách quản lý để ghi điểm đối với một ngành tương đối trẻ.
“Nếu bạn tuân thủ các quy tắc tiền điện tử hoặc quy tắc chuyển tiền, mà ở Hoa Kỳ là chế độ dựa trên nhà nước, thì bạn sẽ được bảo vệ tiền gốc, chẳng hạn như với Terra Luna. Tiền sẽ bị mất giá”, ông nói.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter (X): https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- 3 số liệu onchain cho thấy DOGE có thể giảm sâu hơn
- Bộ trưởng Anh cho biết sẽ ban hành luật mới về tiền điện tử, stablecoin vào tháng 7
- 70- 80% giao dịch trên thị trường thứ cấp xảy ra giữa tiền điện tử và stablecoin
Đình Đình
Theo Coindesk