Bitcoin đã chuyển đổi xu hướng tăng sang giảm vào ngày 31/1 khi biểu đồ ghi nhận hành động giá đáng lo ngại vào cuối tháng.
Biểu đồ giá Bitcoin 4 giờ | Nguồn: TradingView
46 triệu đô la vị thế Long bị thanh lý
Dữ liệu từ TradingView cho thấy BTC kém tự tin hơn khi nó tạo bấc trên 22.500 đô la.
Giá đã chuyển 23.000 đô la thành kháng cự ngắn hạn và vẫn đang giao dịch thấp hơn tại thời điểm viết bài.
Hiện vẫn chưa rõ Long hay Short sẽ thắng thế, với thời điểm đóng tháng chỉ còn vài giờ nữa. Tiếp theo đó là các quyết định về lãi suất từ Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ vào ngày 1/2, cùng với Ngân hàng Trung ương Châu Âu vào ngày tiếp theo.
Với sự biến động có thể đang rình rập đâu đó, các lệnh thanh lý tăng nhanh mặc dù Bitcoin duy trì phạm vi giao dịch khá hẹp.
Động thái giảm xuống 22.500 đô la đã dẫn đến thanh lý 46 triệu đô la Long vào ngày 30/1, theo dữ liệu từ Coinglass. Đây là tổng số hàng ngày cao nhất trong năm 2023 cho đến nay.
Biểu đồ thanh lý Bitcoin | Nguồn: Coinglass
Trong khi đó, dữ liệu khác từ tài nguyên phân tích on-chain Material Indicators đã làm nổi bật tình hình căng thẳng trên sổ lệnh Binance.
Thanh khoản của bid và ask vẫn thay đổi liên tục, có tác động rõ rệt đến quỹ đạo giá BTC. Bid ngay dưới 22.000 đô la và ask ở mức 24.000 đô la đã kìm hãm giá.
Dữ liệu sổ lệnh BTC (Binance) | Nguồn: Material Indicators
“Đáng chú ý, đây chính là block bid đã thúc đẩy giá BTC trong nhiều tuần và vì nó dễ di chuyển nên cuối cùng có thể trở nên rất mạnh”, Material Indicators đã nhận xét trong một chủ đề Twitter vào ngày 30/1.
Tiếp tục, nhà phân tích cho biết vị trí của thanh khoản “không phải ngẫu nhiên”, chỉ ra mức cao nhất mọi thời đại cũ của Bitcoin từ năm 2017 là vùng hỗ trợ “cuối cùng” nếu không giữ được mức hiện tại.
Biểu đồ giá BTC | Nguồn: Material Indicators
Các trader ngừng dòng tiền mặt chảy vào thị trường
Các chất xúc tác khiến Bitcoin và altcoin giảm giá hình thành khi Wall Street mở tuần.
Cổ phiếu Hoa Kỳ giảm vào ngày 30/1, với tâm lý lo lắng bao trùm toàn thị trường về việc Fed cho thấy nhu cầu rủi ro giảm.
Điều này cũng dễ thấy trên các sàn giao dịch vì tiền gửi stablecoin giảm dần, làm giảm lượng “bột khô” (tiền có sẵn) để triển khai vào tiền điện tử.
“Ngay bây giờ có mối tương quan nghịch giữa giá và tiền gửi stablecoin. Tất nhiên, đây không phải là chỉ báo duy nhất mà chúng tôi cần kiểm tra nhưng cuộc họp của Fed sẽ được tổ chức trong tuần này và chúng tôi cũng nhận thấy mối tương quan tiêu cực. Chúng ta có thể mong đợi biến động cao trong tuần, tuy nhiên cần phải cẩn thận vì không còn nhiều bột khô được đưa vào các sàn giao dịch nữa”, cộng tác viên Kripto Mevsimi của nền tảng phân tích on-chain CryptoQuant, đã tóm tắt:
Biểu đồ đi kèm cho thấy sự khác biệt giữa tiền gửi stablecoin so với mức tăng trưởng của BTC trong nửa cuối tháng 1.
Biểu đồ tiền gửi stablecoin so với giá BTC | Nguồn: CryptoQuant
Ba lý do tại sao phân tích giá Bitcoin gợi ý pullback về mức này
Giá Bitcoin có xu hướng tăng ổn định kể từ ngày 1/1 và cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Tuy nhiên, mọi thứ đang bắt đầu thay đổi với nến hàng ngày đóng vào 29/1 và có thể dẫn đến một đợt bán tháo sắp tới.
Giá đã tăng từ 16.499 đô la vào ngày 1/1 lên 23.860 đô la vào ngày 29/1 (+45%) nhưng có thể sắp kết thúc vì ba lý do.
– Nến nhận chìm giảm giá: Biểu đồ hàng ngày cho thấy ngày 29/1 đã tạo nến “giảm” với tỷ suất lợi nhuận -3,86%. Vì nến này làm lu mờ hoàn toàn nến “tăng” trước đó nên nến nhận chìm giảm giá được hình thành. Thông thường, nếu cấu trúc hình thành vào cuối đợt phục hồi, nó báo hiệu bắt đầu thoái lui hoặc điều chỉnh dốc.
– Phân kỳ RSI: Nến nhận chìm giảm giá không phải là mô hình duy nhất dự báo tin xấu, vì Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) cũng tiếp tục trượt xuống thấp hơn kể từ ngày 14/1, báo hiệu đà giảm trong khi tài sản tiếp tục tăng cao hơn. Chênh lệch này cuối cùng dẫn đến đảo ngược xu hướng có lợi cho phe gấu.
– Đường rủi ro: Cuối cùng, chúng ta có đường rủi ro (màu xanh lam) của Chỉ báo đảo ngược động lực (MRI) đã bị giá Bitcoin phá vỡ trên khung thời gian hàng ngày. Mức này hiện là 23.000 đô la và rất quan trọng trong việc xác định hướng của BTC. Lật đường rủi ro thành sàn hỗ trợ thường mở đường cho tài sản tăng đến mức kháng cự của xu hướng trạng thái tiếp theo và breakdown sẽ xúc tác cho bước di chuyển về phía hàng rào hỗ trợ tức thời.
Do những yếu tố giảm giá này, Bitcoin có thể đang chuẩn bị cho đợt điều chỉnh, dốc hoặc không. Đường trung bình động hàm mũ (EMA) 50, 100 và 200 ngày lần lượt ở mức 21.211, 19.959 và 19.384 đô la là các mức hỗ trợ tức thời. Áp lực bán tăng đột ngột sẽ đẩy BTC xuống các mức này.
Breakdown các cấu trúc hỗ trợ sẽ dẫn đến retest đỉnh mua tại 18.199 đô la. Mức này là nơi bán tháo sẽ giảm bớt và tạo cơ hội hoàn hảo cho những người mua bên lề tích lũy.
Trong trường hợp các lệnh bán xếp tầng do gấu điên cuồng thúc đẩy, mức hỗ trợ xu hướng (chấm màu xanh) tại 16.499 đô la sẽ là mục tiêu tiếp theo.
Kịch bản giảm giá nhất xuất hiện sau khi tăng 45% sẽ là Bitcoin vi phạm mức hỗ trợ 16.499 đô la và quét sạch các mức thấp tương đương được hình thành tại 15.588 đô la để thu thập thanh khoản sell-stop.
Biểu đồ BTC 1 ngày | Nguồn: TradingView
Mặt khác, cuộc họp của FOMC Hoa Kỳ dự kiến diễn ra vào ngày 1/2 có thể ảnh hưởng đến việc giá Bitcoin tiếp tục đi lên. Nếu BTC quyết định bỏ qua các tín hiệu giảm giá trắng trợn này và tạo ra đỉnh cao hơn trên 24.000 đô la, triển vọng bi quan sẽ bị vô hiệu.
Trong trường hợp như vậy, giá Bitcoin có thể retest mức kháng cự của xu hướng trạng thái tiếp theo (chấm đỏ) ở mức 30.444 đô la.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter: https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- Aptos (APT) tạo mô hình hai đỉnh khi Bitcoin điều chỉnh xuống mức thấp hơn
- Đánh giá khả năng Bitcoin có thể đạt 25.000 đô la
- Lực mua cạn kiệt sau khi Bitcoin (BTC) tăng vọt 47%, đây là mức quan trọng cần chú ý
Đình Đình
Theo AZCoin News