Các thiết bị đầu cuối đã nhanh chóng nhận được sự ưa chuộng từ các thành viên, nhiều người trong số họ là những nhà đầu tư trong lĩnh vực crypto.
Tony Pearce, Giám đốc điều hành của công ty Web3 Reality+, là một trong những thành viên đầu tiên sử dụng thiết bị đầu cuối. Ông chỉ ra rằng mặc dù Bitcoin nhận được nhiều sự chú ý và quan tâm của công chúng, stablecoin lại trở nên phổ biến hơn khi sử dụng cho các giao dịch thực tế.
“Mặc dù một số quán bar tại London hiện chấp nhận BTC, tôi cho rằng stablecoin đang trở thành phương thức thanh toán chủ yếu khi sử dụng tiền kỹ thuật số. Sự thay đổi này cho thấy stablecoin đã vượt qua BTC trong các giao dịch hàng ngày,” ông chia sẻ.
Pearce nhận xét đúng về tình trạng hạn chế trong việc sử dụng BTC như một phương thức thanh toán. Trên thực tế, việc thanh toán bằng BTC không chỉ dừng lại ở việc không tăng trưởng, mà còn bị đình trệ một cách đáng chú ý.
Theo số liệu mới nhất từ Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, tỷ lệ sử dụng tiền điện tử trong các giao dịch (thay vì đầu tư) đã giảm mạnh, chỉ còn 1% dân số vào năm 2023.
Sự phát triển của stablecoin
Theo Coinbase, thị trường stablecoin đã đạt mức giao dịch hơn 10,8 nghìn tỷ USD trong năm 2023, với mức tăng trưởng 17% so với năm trước. Số liệu này vượt xa hơn con số 8,4 nghìn tỷ USD giá trị giao dịch của mạng lưới Bitcoin. Theo Chainalysis, chưa tới 2% giao dịch Bitcoin trong năm 2023 được sử dụng cho các mục đích thương mại.
Mặc dù Lightning Network đang dần phát triển, nhưng vẫn còn lâu mới có thể trở thành một giải pháp thanh toán phổ biến. Việc tách biệt các giao dịch được sử dụng để thanh toán so với chuyển khoản hoặc hoán đổi vẫn là một thách thức lớn. Tuy nhiên, các số liệu từ Visa cho thấy, trong vòng 12 tháng tính đến tháng 6, có khoảng 2,5 nghìn tỷ USD thanh toán bằng stablecoin, gấp 10 lần so với mức thanh toán bằng stablecoin vào năm 2020.
Điều này đồng nghĩa với việc các khoản thanh toán bằng stablecoin đã vượt qua PayPal (1,5 nghìn tỷ USD) vào năm 2023 và đang nhanh chóng cạnh tranh với mức thanh toán 9 nghìn tỷ USD của Mastercard.
Kimberly Grauer, Giám đốc Nghiên cứu tại Chainalysis, nhận định:
“Trong khi các loại tiền điện tử lớn như Bitcoin thu hút sự chú ý rộng rãi, thì stablecoin lại chiếm ưu thế trong giao dịch. Sự nổi bật của chúng trong các giao dịch hàng ngày phản ánh mức độ tiện ích cao mà chúng mang lại, tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy áp dụng tiền điện tử cho các giao dịch ngoài đầu tư.”
Liệu BTC có bị thay thế bởi Stablecoin trong thanh toán?
Stablecoin, như USDT, USDC và BUSD, đang ngày càng cho thấy nhiều lợi thế rõ ràng hơn BTC khi nói đến thanh toán. Sự ổn định giá trị của chúng giúp các thương gia và người tiêu dùng tránh được sự biến động giá trị đặc trưng của BTC.
Nhiều giao dịch stablecoin hiện đang diễn ra trên các mạng blockchain hiệu quả như Ethereum Layer 2, BNB Chain, Tron và Solana, giúp giảm chi phí giao dịch và tăng tốc độ xác nhận block (so với Bitcoin), mang đến khả năng thanh toán gần như tức thời.
Tuy nhiên, stablecoin không phải là lựa chọn lý tưởng cho những người theo chủ nghĩa cypherpunk. Hai nhà cung cấp lớn nhất, Tether và Circle, là các dự án tập trung và được hỗ trợ bởi dự trữ đô la Mỹ, với khả năng các token này bị đóng băng theo yêu cầu của chính phủ.
Vì vậy, các stablecoin lớn đòi hỏi sự tin tưởng lớn hơn từ người dùng so với Bitcoin, nhưng có vẻ như người dùng chấp nhận điều này. Các stablecoin như USDC được hỗ trợ bởi các dự trữ tài chính và được kiểm toán thường xuyên, tạo dựng niềm tin với người dùng và cơ quan quản lý. Còn với Tether, mặc dù chưa có sự sụp đổ, nhưng vẫn còn rất nhiều câu hỏi xoay quanh tính minh bạch của nó.
Phí Bitcoin và block time
Mạng lưới Bitcoin, đặc biệt là mainnet (không phải Lightning), từ lâu đã không thực sự phù hợp với các giao dịch thanh toán bán lẻ có giá trị nhỏ. Quay lại năm 2021, phí giao dịch của Bitcoin đôi khi đã lên tới hơn 60 đô la, và mặc dù tình hình đã được cải thiện, vẫn có những đợt tăng phí đột ngột. Chính vì vậy, Bitcoin mang tiếng là một phương thức thanh toán tốn kém và chậm chạp.
Một trong những yếu tố khiến Bitcoin không lý tưởng cho thanh toán nhỏ là block time trung bình lên tới 10 phút và cần nhiều xác nhận để đảm bảo tính bảo mật của giao dịch. Điều này dẫn đến sự chậm trễ trong quá trình xử lý, khiến Bitcoin trở thành một lựa chọn kém hiệu quả cho các giao dịch thanh toán thời gian thực so với các stablecoin trên các mạng lưới khác.
Một yếu tố khác cần lưu ý là stablecoin, đặc biệt là USDT, vốn là stablecoin phổ biến nhất, đã được phát hành lần đầu trên Omni Network của Bitcoin vào năm 2014. Mặc dù hiện nay stablecoin đang ngày càng trở nên phổ biến trên các mạng khác như Ethereum và Tron, USDT vẫn giữ được vai trò quan trọng trong hệ sinh thái tài chính. Stablecoin mang lại sự dễ dàng khi chuyển đổi giữa tiền fiat và tiền điện tử, và có thể được sử dụng mà không cần quá nhiều bước phức tạp.
Đối với người dùng bình thuơgf, việc thiết lập và sử dụng ví Bitcoin có thể phức tạp hơn so với các ví stablecoin, vốn dễ dàng tích hợp vào các ứng dụng công nghệ tài chính phổ biến. Điều này cũng giúp đơn giản hóa quá trình chuyển đổi giữa tiền fiat và stablecoin, ví dụ như người dùng có thể dễ dàng bỏ ra 100 đô la và nhận được số tiền tương đương trong stablecoin như USDC.
Dù đối mặt với nhiều thách thức, thanh toán bằng Bitcoin chưa hoàn toàn bị loại bỏ. Bitcoin vẫn được sử dụng chủ yếu cho các giao dịch có giá trị lớn, với những công ty lớn như PayPal và Tesla (ít nhất là tạm thời) đã chấp nhận Bitcoin như một phương thức thanh toán. Thậm chí trong chiến dịch tranh cử tổng thống gần đây, một số ứng viên đã vui mừng chấp nhận Bitcoin.
Mặc dù stablecoin đang trở thành lựa chọn phổ biến hơn, Bitcoin vẫn giữ vững vai trò là biểu tượng của sự đổi mới và tự do tài chính. Chính điều này đã giúp Bitcoin thu hút sự quan tâm từ các doanh nghiệp có tư duy tiến bộ. Hơn nữa, Bitcoin không thể bị kiểm duyệt, khác biệt so với các stablecoin tập trung và có thể bị kiểm soát bởi các tổ chức tài chính trung gian.
Liệu Lightning Network có thể khiến thanh toán Bitcoin trở nên tuyệt vời trở lại không?
Các vấn đề về khả năng mở rộng của Bitcoin đang dần được giải quyết nhờ vào các giải pháp lớp 2 như Lightning Network và một số chain Bitcoin L2 dựa trên EVM. Những giải pháp này giúp các giao dịch trở nên nhanh chóng và chi phí thấp hơn, mang lại tiềm năng phục hồi khả năng sử dụng BTC như một phương thức thanh toán thực tế.
Các công ty như Strike và Cash App đã tận dụng Lightning Network để chuyển tiền và thực hiện các thanh toán nhỏ, minh chứng cho tiềm năng của Bitcoin trong các ứng dụng thanh toán thực tế.
Theo số liệu mới nhất từ CoinGate, tỷ lệ thanh toán bằng Bitcoin qua Lightning Network đã tăng từ 5,98% vào năm 2022 lên 7,95% vào năm 2023 và hiện tại đã đạt 14,51% trong năm 2024. Dù việc xác định giá trị USD của các thanh toán bằng Bitcoin gặp khó khăn do mạng lưới mở và việc phân biệt các giao dịch bán lẻ, nhưng các con số này vẫn phản ánh một xu hướng tích cực trong việc áp dụng Lightning Network.
Sự khác biệt giữa Bitcoin và Lightning Network
Mạng Bitcoin vẫn xử lý khối lượng giao dịch lớn và thường được sử dụng cho các giao dịch chuyển tiền hoặc thanh toán quan trọng, trong khi Lightning Network được tối ưu hóa cho các khoản thanh toán nhỏ hơn và thường xuyên hơn. Lightning Network cung cấp thời gian giao dịch nhanh và phí thấp, khiến nó trở thành sự lựa chọn phù hợp cho các giao dịch thanh toán hàng ngày và các tình huống yêu cầu xác nhận nhanh chóng.
Mặc dù mạng Bitcoin vẫn chiếm ưu thế trong các giao dịch on-chain, Lightning Network đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt trong các giao dịch nhỏ và các trường hợp cần xác nhận thanh toán tức thì. Một số sáng kiến, chẳng hạn như Lightspark, đang giúp đơn giản hóa việc triển khai và quản lý một node Lightning, giúp người dùng gửi và nhận giao dịch một cách đáng tin cậy hơn.
Lightspark cũng đã phát triển công cụ Lightspark Predict, một giải pháp AI giúp tối ưu hóa các yêu cầu thanh khoản và định tuyến giao dịch theo thời gian thực, từ đó tăng tỷ lệ thành công và giảm thời gian hoàn tất giao dịch.
Tăng cường ứng dụng Lightning
Một số nhà cung cấp, như Wallet of Satoshi, đang nỗ lực làm cho Lightning Network trở nên dễ tiếp cận hơn đối với người dùng. Tuy nhiên, việc thúc đẩy sự chấp nhận BTC rộng rãi như một phương thức thanh toán vẫn phải đối mặt với thách thức từ sự thống trị của stablecoin. Dù vậy, điều này không có nghĩa là Bitcoin sẽ trở nên lỗi thời.
Dù việc sử dụng Lightning Network đang tăng trưởng từ mức thấp, nhưng mạng lưới vẫn gặp khó khăn trong việc đạt được sự chấp nhận chính thống. Những khó khăn này chủ yếu đến từ việc người dùng bán lẻ gặp phải vấn đề với công nghệ và sự biến động của giá trị Bitcoin. Câu hỏi được đặt ra là: Tại sao phải chi tiêu BTC hôm nay khi nó có thể tăng giá trị 30% vào ngày mai? Và tại sao phải chấp nhận BTC làm phương thức thanh toán khi giá trị của nó có thể giảm 30% vào ngày mai?
Jonny Fry, một nhà tư vấn tiền điện tử có trụ sở tại Vương quốc Anh và là người đã tham gia cung cấp bằng chứng trước Quốc hội Vương quốc Anh vào tháng 12 năm ngoái, đã nêu rõ thực tế về việc sử dụng BTC làm phương thức thanh toán. Ông cho rằng, với tính biến động của BTC, nhiều người không coi nó là hình thức thanh toán lý tưởng, bởi người dùng có thể nhận được ít hơn hoặc nhiều hơn giá trị mong đợi, điều này tạo ra sự không ổn định trong việc sử dụng Bitcoin như một phương tiện trao đổi.
Bitcoin vẫn có một số lợi thế rõ ràng
Claire Cummings, đối tác quản lý tại Cummings Pepperdine và cố vấn tiền điện tử đến từ London, cho biết Bitcoin thực sự có những lợi thế đáng kể trong lĩnh vực thanh toán ở nhiều nơi trên thế giới vì nó không nằm trong tầm ngắm của các cơ quan quản lý. Theo quan điểm của cơ quan quản lý tài chính Anh (FCA), “sự khác biệt chính giữa Bitcoin và các loại tiền điện tử khác là FCA đã xác nhận rằng BTC không phải là tài sản cần quản lý. Trong khi đó, stablecoin lại đứng đầu trong danh sách các tài sản cần quy định của Vương quốc Anh.”
“Trong khi stablecoin thường được phát hành bởi một pháp nhân thì Bitcoin lại không có cơ quan nào đứng sau. Ví dụ, không có ‘Satoshi Limited’ tương tự như các tổ chức khác”, Cummings giải thích.
Bitcoin đã nhận được sự chú ý rộng rãi, đặc biệt là với việc ủng hộ thanh toán xuyên biên giới, nhất là ở những khu vực có đồng nội tệ không ổn định hoặc nơi khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng còn hạn chế. Câu chuyện nổi bật nhất là El Salvador, quốc gia đầu tiên áp dụng Bitcoin làm tiền tệ hợp pháp. Tuy nhiên, ngay cả ở El Salvador, việc áp dụng Bitcoin còn gặp phải nhiều vấn đề, đặc biệt là về ví và các vấn đề kỹ thuật khác, khiến người dân nơi đây chậm trễ trong việc sử dụng tiền điện tử.
Jonny Fry, một chuyên gia trong ngành, cho rằng Bitcoin vẫn có thể trở thành một loại tiền tệ cơ bản, nhưng việc sử dụng nó sẽ thuận tiện hơn nếu kết hợp với các loại thẻ tự động chuyển đổi thành tiền tệ địa phương khi chi tiêu.
“Việc sử dụng BTC và nhiều loại tiền điện tử khác trở nên dễ dàng thông qua các thẻ ghi nợ của Mastercard hoặc Visa, được chấp nhận bởi hàng triệu thương gia trên toàn cầu.
Lưu trữ giá trị, không phải là phương thức thanh toán
Jason Meyers, nhà sáng lập Auditchain Labs AG và nhà phát triển Pacioli.ai, cho rằng Bitcoin đã dần chuyển từ một hình thức tiền tệ sang một kho lưu trữ giá trị.
“Sự phát triển của các khoản thanh toán BTC bắt đầu từ năm 2013 với BTC Suisse tại Zug, Thụy Sĩ, nơi BTC lần đầu tiên được sử dụng để nộp thuế tại Canton of Zug. Tuy nhiên, khi giá trị của Bitcoin tăng lên qua mỗi chu kỳ và nguồn cung giảm dần, tiện ích của nó đã chuyển từ phương tiện trao đổi sang kho lưu trữ giá trị.”
Chuyển đổi từ phương tiện trao đổi sang kho lưu trữ giá trị
Ông Meyers tiếp tục phân tích rằng việc 12 quỹ Bitcoin ETF được chấp thuận vào tháng 1 năm 2024 đã thay đổi tình thế, khiến stablecoin trở thành phương tiện trao đổi phổ biến.
“Người dùng không muốn chi tiêu BTC trong thị trường tăng giá, dẫn đến việc stablecoin trở thành lựa chọn được ưa chuộng hơn,” ông kết luận.
Dù vậy, khi các chính phủ trên thế giới đang xem xét Bitcoin như một tài sản dự trữ giúp hỗ trợ tiền tệ của họ, Bitcoin vẫn có thể giữ vai trò quan trọng trong tương lai.
“Bitcoin đã giúp củng cố sự giàu có và danh mục đầu tư của nhiều người sử dụng stablecoin,” ông nói.
Mối quan hệ cộng sinh giữa BTC và Stablecoin
Theo Roshi Sharma, Đối tác tại LawBEAM, một công ty luật tư vấn cho khách hàng trong lĩnh vực crypto và blockchain, Bitcoin và stablecoin không phải là đối thủ của nhau mà thay vào đó là những công nghệ bổ sung cho nhau.
“Trong khi BTC vẫn là ‘ông trùm’ của tiền điện tử, các stablecoin đã tạo ra một vị trí thiết yếu trong bối cảnh thanh toán kỹ thuật số,” Sharma cho biết. “Chúng t đang chứng kiến một mối quan hệ cộng sinh, trong đó sức mạnh của BTC như một kho lưu trữ giá trị thực sự bổ sung cho tiện ích của stablecoin trong các giao dịch hàng ngày.”
Sharma đưa ra ví dụ từ công ty của mình, nơi các dịch vụ pháp lý được thanh toán bằng stablecoin, nhưng không sử dụng BTC.
“Thị trường crypto đang phát triển tự nhiên với Bitcoin là mỏ neo và stablecoin là đường ray thực tế cho thương mại.”
Sự bổ sung giữa BTC và Stablecoin
Stablecoin có ưu điểm nổi bật trong các tình huống cần sự ổn định và tốc độ, như mua sắm hàng ngày và chuyển tiền. Trong khi đó, Bitcoin vẫn chiếm ưu thế như một lựa chọn thanh toán phi tập trung, chống kiểm duyệt và là kho lưu trữ giá trị lâu dài. Stablecoin thường được sử dụng như một cầu nối đến Bitcoin, với nhiều người dùng bắt đầu hành trình tiền điện tử của mình qua stablecoin do sự quen thuộc với tiền tệ fiat, và sau đó chuyển sang BTC để đầu tư hoặc các mục đích khác.
Mối quan hệ cộng sinh này cho thấy rằng cả hai công nghệ có thể cùng tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, một số người dùng Bitcoin vẫn khó chấp nhận sự cạnh tranh từ stablecoin. Rajesh Sinha, nhà sáng lập Launchnodes, chia sẻ quan điểm của mình về stablecoin:
“Stablecoin chỉ là những ‘bản sao’ của tiền fiat, phản ánh các đặc tính của tiền tệ truyền thống và vì vậy cũng thừa hưởng những điểm yếu của chúng, đặc biệt là dễ bị tác động bởi lạm phát và mất giá.”
Ông Sinha cũng nhấn mạnh rằng Bitcoin nổi bật nhờ vào nguồn cung có hạn về mặt toán học, điều này giúp nó trở thành một kho lưu trữ giá trị vững chắc.
“BTC vượt trội so với các stablecoin, vàng và các tài sản khác. Bitcoin chống lại sự kiểm duyệt và kiểm soát tập trung, không biên giới, và cung cấp một hàng rào bảo vệ chống lại sự bất ổn tiền tệ và sức mua bị xói mòn.”
Tóm lại, BTC và stablecoin đều có những vai trò riêng biệt trong hệ sinh thái crypto, với BTC đóng vai trò là kho lưu trữ giá trị lâu dài, còn stablecoin phát huy thế mạnh trong các giao dịch hàng ngày và các tình huống yêu cầu tính ổn định và nhanh chóng. Cả hai công nghệ có thể phát triển song song và bổ sung cho nhau trong tương lai.
Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
Tham gia Telegram: https://t.me/tapchibitcoinvn
Twitter (X): https://twitter.com/tapchibtc_io
Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- Các ngân hàng truyền thống khám phá thị trường stablecoin với tham vọng hạ bệ Tether
- Việc chấp nhận stablecoin và ETF sẽ thúc đẩy hiệu suất tiền điện tử vào năm 2025: Citi
Justin