Vì đâu thị trường tiền mật mã suy sụp kể từ tháng 12 năm ngoái? Nhiều người ngây thơ đổ lỗi cho CBOE do họ phát hành hợp đồng tương lai Bitcoin đầu tiên. Những người khác tin rằng bong bóng quá căng thì sẽ phát nổ.
Làn sóng bán ra một phần xuất phát từ lệnh cấm đoán đối với các sàn giao dịch tiền mật mã do Chính phủ Trung Quốc ban hành cùng với nỗi sợ hãi của nhà đầu tư trước lệnh cấm sở hữu tiền mật mã. Tuy xu hướng đó vẫn đang tiếp tục cho đến hiện tại, có bằng chứng cho thấy tình hình đang dần thay đổi.
Sau những động thái của Trung Quốc, trong cộng đồng dấy lên những nỗi sợ về quy định của chính phủ đối với tiền tệ mã hóa. Quy định hay điều chỉnh là một yếu tố đáng suy xét đối với nhà đầu tư.
Điều chỉnh đến khi biến mất
Chúng ta dường như đã đi đến thời điểm tồi tệ nhất của hành động điều chỉnh thị trường tiền mật mã. Ba nhà kinh tế “đáng kính” nhất thế giới là Joseph Stiglitz, Nouriel Roubini và Kenneth Rogoff bày tỏ quan điểm đặt dấu chấm hết cho tiền mã hóa vì nguyên nhân duy nhất là nó sẽ bị “điều chỉnh đến mức bị lãng quên”.
Từ lâu đã nổ ra rất nhiều tranh cãi về giá trị tiền mã hóa và những tuyên bố rằng sẽ không còn ai sử dụng Bitcoin làm phương tiện giao dịch. Thiếu sót trong quan điểm của nhiều nhà kinh tế hiện nay là quá tiếc nuối lịch sử xưa cũ.
Tất cả vì tiền
Sau 7 tháng liên tục nổi lên những động thái điều chỉnh tiêu cực, có vài dấu hiệu cho thấy tình hình sắp thay đổi khi các chính phủ quyết định “làm quen” với những lợi ích của công nghệ blockchain và tiền mật mã. Nói trắng ra là các chính phủ cuối cùng đã biết cách kiếm tiền từ coin mã hóa. Rồi họ sẽ nhận ra tất cả chúng ta đều “cùng hội cùng thuyền”.
Nghịch lý quy định
Các nhà đầu tư cần chính phủ của họ quản lý ngăn chặn thao túng giá cả và những chiêu trò lừa đảo. Nhưng bản chất tự trị và không bị ai kiểm soát của tiền mã hóa lại là động cơ mua coin của nhà đầu tư.
Cho đến nay một xu hướng mới đang nổi lên. Các chính phủ bắt đầu đánh giá cao tầm quan trọng của công nghệ blockchain và vai trò của tiền tệ mã hóa. Thái độ hợp tác đang dần thay thế tư tưởng đối nghịch ban đầu. Giá trị của tiền mật mã sẽ không thể tăng quá cao trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, động thái tích cực của các cơ quan quản lý cũng đóng vai trò rất quan trọng.
SEC tuyên bố Bitcoin và Ethereum không phải chứng khoán
Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Hoa Kỳ đã phán quyết Bitcoin và Ethereum không phải chứng khoán. Chỉ cần không có chuyện chuyển quyền sở hữu thì mọi người dùng đều an toàn. Quy tắc này áp dụng đối với các ICO dù chưa có quyết định sau cùng từ SEC.
Chính phủ Thụy Sĩ thay đổi thái độ
Do Hoa Kỳ và một số quốc gia khác đang nỗ lực áp dụng quy tắc AML và KYC chặt chẽ hơn, các dự án blockchain và tiền mã hóa tìm đến những nơi có kết nối với hệ thống ngân hàng quốc tế như Singapore, Malta và Gibraltar. Một số nguồn tin nội địa dự đoán các ngân hàng Thụy Sĩ sẽ chấp nhận giao dịch tiền mã hóa vào cuối năm nay. Thụy Sĩ là lãnh thổ lý tưởng để tiền tệ mã hóa phát triển nhờ tính kín đáo trong hoạt động ngân hàng của nước này. Đối với nền kinh tế Thụy Sĩ, tài chính là tất cả. Năm ngoái, các dự án ICO đã mang lại gần 1,5 tỷ đô la bù lỗ cho các ngân hàng Thụy Sĩ. Vì vậy đó có thể là một quyết định mang tính bước ngoặt.
Vai trò của Trung Quốc
Châu Á chiếm tỷ trọng lớn trong khối lượng giao dịch tiền mã hóa toàn cầu. Bảy tháng trước, hành động của Chính phủ Trung Quốc đã đe dọa thị trường nên cũng dễ hiểu khi các chính phủ khác dần dần cởi mở hơn.
Giao dịch ở châu Á đang cải thiện
Các cơ quan quản lý tại châu Á đang muốn tận dụng mọi quy định hạn chế nghiêm ngặt từ phía Trung Quốc. Hiệp hội chứng khoán Thái Lan đang thảo luận với các cơ quan quản lý để thành lập một sàn giao dịch tiền mật mã liên doanh. Họ cũng đang xin giấy phép hoạt động từ SEC Thái Lan. Trong tháng này, SEC Thái Lan đã phê chuẩn quy trình kiểm tra hai tầng mới để công nhận ICO hợp lệ.
Chính phủ Thái Lan không muốn lãng phí thời gian chứng minh tiền mật mã là tài sản kỹ thuật số và tham gia vào cuộc tranh luận bất tận. Tính độc tài của một chính phủ đôi khi cũng có những lợi thế của nó…
Các dấu hiệu cải thiện trong các quy định của Nhật Bản có thể hình thành một thị trường dành cho quỹ ETF tiền mã hóa.
Theo TapChiBitcoin.vn/Hacked
Lo sợ Trung quốc cấm đào Bitcoin, Bitmain sẽ bước chân sang lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo (AI)