Trang chủ Tạp chí Thị trường tiền mã hóa có phải là bong bóng?

Thị trường tiền mã hóa có phải là bong bóng?

Sự bùng nổ và tăng trưởng cực nóng của bitcoin và các loại tiền mật mã làm dấy lên lo ngại của nhiều người, nhiều chính phủ. Không ít ý kiến cho rằng chúng rồi sẽ đổ vỡ như bong bóng Dot.com hay Hội chứng hoa tulip.

Trước hết chúng ta xem lại ba vụ bong bóng kinh điển trong lịch sử tài chính thế giới.

#1. Hội chứng hoa tulip

Hay là bong bóng Uất kim hương xảy ra ở Hà Lan. Giá thỏa thuận của một củ tulip (khi ấy mới xuất hiện) tăng vọt tới mức bất thường rồi đột ngột sụp đổ. Khi cơn sốt hoa tulip lên tới đỉnh điểm vào tháng 2 năm 1637, một số củ tulip được bán với giá gấp hơn 10 lần thu nhập hàng năm của một thợ thủ công lành nghề. Đây được coi là bong bóng đầu cơ đầu tiên được ghi lại trong lịch sử kinh tế-tài chính. Thuật ngữ “Hội chứng hoa tulip” ngày nay được dùng như một ẩn dụng để chỉ bất kỳ một bong bóng kinh tế lớn nào (khi giá tài sản tách rời giá trị nội tại).

=> Phân tích và liên hệ: đây là thời kỳ đầu của tư bản. Củ tulip có hình hài, sờ nắm được như vậy mà người ta đầu cơ với mức giá gấp hàng nghìn lần giá trị thực của nó quả là không tưởng. Điều này hầu như không còn xảy ra trong các xã hội kinh tế phát triển. Tuy nhiên, ở Việt Nam lại không hiếm. Hàng loạt vụ thương nhân Trung Quốc bắt tay nhau đến Việt Nam đầu cơ vào các sản phẩm kỳ lạ như móng châu, đỉa, lá nhãn khô, rễ cây chè, quả cau, lá khoai lang hay bông thanh long. Kẻ đóng vai mua hàng sẽ thổi giá lên trời cho các thương lái Việt Nam gom hàng, kẻ thì có hàng sẽ bán giá cao chốt lời và rồi cùng nhau bỏ trốn. Hậu quả các đầu nậu Việt Nam lãnh đủ. Đây có thể nói là hình thức đầu cơ mông muội nhất trong lịch sử kinh tế loài người – bong bóng ảo tưởng. Hẳn bạn sẽ nói rằng chỉ có điên mới mua một thứ mà giá cả cao hơn gấp nhiều lần giá trị thực của nó (kể cả ở hiện tại và tương lai).

bong-bong-bitcoin

#2. Bong bóng Dot-com

 Bong bóng Dot-com là một bong bóng thị trường chứng khoán khi các cổ phiếu của các công ty công nghệ cao, nhất là các công ty mạng internet, được đầu cơ. Bong bóng này, theo Alan Greenspan – cựu Chủ tịch Fed, bắt đầu ngày 9 tháng 8 năm 1995 khi công ty Netscape thực hiện IPO. Ngay trong ngày hôm đó, giá cổ phiếu của Netscape đã tăng vọt từ 28 lên 71 dollar Mỹ. Chỉ trong 3 tháng tiếp theo, giá trị vốn hóa thị trường của Netscape đã được đẩy lên vượt cả của Hãng Hàng không Delta. Hiện tượng cổ phiếu Netscape đã làm nảy sinh kỳ vọng vào điều tương tự đối với cổ phiếu của các công ty mạng khác. Nó khuyến khích các công ty mạng ra đời và phát hành cổ phiếu ra công chúng cũng như khuyến khích các nhà đầu tư mua cổ phiếu này. Các chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones và tổng hợp NASDAQ luôn tạo ra những mốc mới trong suốt các năm 1995 đến 2000. Ngày 10 tháng 3 năm 2000, chỉ số tổng hợp NASDAQ đạt mức cao lịch sử 5048 – cao gấp đôi so với thời điểm trước đó 1 năm. BONG BÓNG VỠ. Thời gian còn lại trong năm 2000, chỉ số này giảm 50% và tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo. Sau thời kỳ “thịnh vượng bất thường” cuối thập niên 1990, việc vỡ và xẹp bong bóng Dot-com mở đầu cho thời kỳ suy thoái kinh tế đầu thập niên 2000 ở Hoa Kỳ mà sự kiện 11 tháng 9 và các vụ bê bối kế toán trong các năm 2001 và 2002 làm trầm trọng hơn.

=> Đây có thể coi là hình mẫu của loại bong bóng kỳ vọng. Người ta đã kỳ vọng quá mức vào các công ty internet mà không thèm để ý rằng chúng còn thiếu tiền đề, thiếu nền tảng phát triển. Trong vòng nhiều năm từ 1995 đến 1999, computers vẫn còn là thứ sản phẩm tương đối đắt đỏ đối với người dân Mỹ bình thường. Internet mới ở giai đoạn sơ sinh, đường truyền dial up chậm chạp tới mức gửi văn bản còn khó khăn, ADSL mới ra đời vào 1998-1999. Số lượng người dùng Yahoo cũng chưa thể gọi là lớn. Bạn có nhớ Yahoo Messenger huyền thoại, nhiều năm sau vỡ bong bóng, tới 2004 mới bắt đầu phổ biến ở Việt Nam, Google thì còn sau nữa. Đến khi có hạ tầng ADSL mở rộng thì tốc độ đường truyền mới nhanh và internet mới bùng nổ.

#3. Khủng hoảng tài chính Thế giới 2007-2008

Khủng hoảng tài chính Thế giới 2007-2008 làm cho thị trường chứng khoán sụp đổ, bất động sản lao dốc và đóng băng ở nhiều nền kinh tế Nhật, Hàn, Singapore, Hồng Kong, Thái Lan, … Việt Nam cũng không ngoại lệ. Đầu tháng 3/2007, VN-INDEX đạt đỉnh 1130 điểm, tăng dựng dứng chỉ sau một năm từ 313 điểm vào tháng 1/2006. Sau đó nó lao dốc xuống vùng 900 điểm vào 8/2007, lên lại 1100 vào tháng 10 cùng năm. Lần rơi tự do thứ 2 kéo dài tới 2/2009 với đáy 250 điểm, tương đương 2005. Kể từ đó, VN-INDEX cứ lẹt đẹt mãi cho tới 2016 mà không vượt nổi 700 điểm. Sang năm 2018 nó mới tăng trở lại với đỉnh 1000 điểm, vẫn thua xa thời điểm bong bóng. Thị trường bất động sản cũng vậy, trầm lắng gần chục năm và mới nóng trở lại từ 2016. Hàng loại công ty và ngân hàng bị phá sản, giải thể hoặc sát nhập.

=> Trong hầu hết các sự đổ vỡ của thị trường tài chính, dù Việt Nam hay trên thế giới, đều có bàn tay ma quỷ của các ngân hàng, quỹ đầu tư và các tập đoàn, công ty lớn. Chúng cấu kết với nhau bơm tiền, bơm thông tin, che dấu những khoản lỗ, làm kiểm toán khống, trốn thuế. Dần dần, nợ xấu ngày càng tăng, tính minh bạch ngày càng giảm, đến lúc tính thanh khoản về gần không thì BÙM.

Thị trường Tiền mã hóa hiện tại

NhungDongTienCoTiemNang

* Rõ ràng là câu chuyện ngây thơ của Hội chứng hoa tulip ở đây không thể có, bởi đơn giản, các nhà tư bản sau hàng trăm năm phát triển đã đầy sạn sỏi trong đầu.

* Tiền mã hóa không chỉ là một loại tiền, mà nó còn là một đột phá công nghệ 4.0. Kể từ 2008, internet đã lan khắp toàn cầu, số lượng computers / mobiles đã lên đến hàng tỉ chiếc, hạ tầng mạng, tốc độ đường truyền nhanh đã đưa cả thế giới vào một kỷ nguyên công nghệ thông tin với keyword là kết nối. Bitcoin ra đời năm 2009 trên nền tảng đã hoàn toàn có sẵn. Năm 2015, khái niệm internet of things đã được nhiều người biết tới. Các hình thức thanh toán, mua sắm online đã phổ biến. Tuy nhiên chúng vẫn còn gắn với một thứ không thể vận chuyển online được, đó là tiền pháp định. Nói là chuyển tiền online, nhưng thực ra chỉ là lệnh chuyển tiền mà thôi, còn ngân hàng vẫn phải giúp bạn chuyển số tiền đó bằng các con đường vật lý thông thường, chứ không thể chui qua dây cáp quang internet. Bởi vậy nó chậm, phí cao và qua nhiều bước chuyển đổi (ngoại tệ). Ethereum, Ripple, Dash và hàng ngàn đồng tiền mã hóa khác được ra đời để thay đổi phương thức đó. Như vậy, cách mạng internet đã xây một nền tảng vững chắc, sẵn sàng để cho công nghệ blockchain, smart contract và các ứng dụng phi tập trung ra đời. Tiền mật mã thực ra chỉ là một khía cạnh của các phát minh công nghệ đó mà thôi. Chỉ cần vài tháng để đội ngũ phát triển của Paypal, Amazon, Alibaba đưa ra các dịch vụ thanh toán bằng tiền mã hóa trên toàn hệ thống của họ, bởi đơn giản đó chỉ là phần mềm, là ứng dụng, là thay đổi phương thức mới. Như vậy thì sự bùng nổ của tiền mã hóa cũng là chuyện thường. Củi đã chất đầy, chỉ cần mồi lửa là bùng cháy mà thôi.

* Công nghệ Blockchain, Smart Contract và các ứng dụng phi tập trung của tiền mã hóa đã hiện thực giấc mơ bấy lâu của con người là xây dựng một cồng đồng tài chính-tiền tệ toàn cầu bình đẳng, kết nối, không rào cản, không thế lực (dù là cường quốc như Mỹ, Trung) chi phối. Nhưng đây cũng chính là thứ làm cho các chính phủ lo sợ và cố gắng hãm phanh nó bằng nhiều cách. Nhưng họ cũng biết rằng không thể cấm mãi, họ cũng biết rằng những công nghệ đó sẽ là tương lai của thế giới, chỉ là họ chưa tìm ra cách quản lý nên sợ, nên chưa đưa ra luật.

* Dòng vốn đổ vào thị trường tiền mã hóa đến từ khắp nơi trên thế giới, không kể nước giàu hay nghèo. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ lại chiếm một tỉ trọng không hề nhỏ trong tổng vốn hóa 600 tỉ đô. Còn các ngân hàng, quỹ đầu tư vẫn còn dè dặt. Ví dụ cơ cấu gọi vốn của một ICO (chào bán coin) thường là 20% dành cho nhà phát triển, 10% đối tác, 20% cho các nhà đầu tư lớn, và 50% bán ra công chúng. Như vậy, cộng đồng nhà đầu tư của một startup 4.0 kiểu này lên tới hàng chục nghìn người, lớn hơn hàng trăm lần rất nhiều so với các IPO (chào bán cổ phiếu). Nhiều nhưng số vốn bình quân mỗi nhà đầu tư là nhỏ, và khó có ai chi phối ảnh hưởng đến chiến lược của công ty, khiến cho công ty được tự do phát triển như định hướng họ đã vạch ra. Bạn có tưởng tượng rằng bạn sinh sống và làm việc cả đời ở Việt Nam nhưng có thể dễ dàng mua được ICO của các startup công nghệ khắp nơi trên thế giới. Một hình thức gọi vốn chưa từng có trong lịch sử kinh tế loài người. Điều không tưởng đối với IPO. Ngoài ra, Smart Contract và sự phi tập trung còn đảm bảo cho tính thanh khoản và minh bạch cao, làm cho thị trường tiền mã hóa có thể phát triển lành mạnh.

* Hiện tại, đàn cá mập, cá voi trong thị trường tiền mã hóa cũng không ít. Tuy họ có ảnh hưởng đến thị trường, nhưng rốt cuộc họ cũng muốn kiếm lời, và không bao giờ họ bơm cho thị trường nổ. Ngoài ra, các quốc gia dù cấm hay không cấm, thì cũng đều nhận ra tính cách mạng trong các công nghệ Blockchain, Smart Contract và các ứng dụng phi tập trung. Chỉ là họ đang còn nghiên cứu, phát triển và tìm cách quản lý, xây dựng luật pháp cẩn thận rồi mới chính thức cho phép. Mỹ, Trung, Hàn hay Châu Âu đều đang tích cực chạy đua để làm điều đó. Việt Nam cũng không ngoài lề, Thủ tướng đã giao cấp dưới nghiên cứu khung pháp lý cho tiền mã hóa, hạn nộp báo cáo lại cho Thủ tướng vào ngày 31/01/2018.

* Ngoài ra, so sánh con số, Dot.com vỡ năm 2000 lúc vốn hóa ước đạt 1200 tỉ USD với dòng vốn trên 95% của người Mỹ. Cypto mới lên cơn sốt mà vốn hóa mới có hơn 700 tỉ, trong khi dòng vốn đến từ khắp nơi trên thế giới. Nhớ rằng, giá trị GDP toàn cầu đã tăng nhiều lần từ 41 nghìn tỉ đô (US chiếm 36 nghìn) năm 2000 lên 78 nghìn tỉ (US chiếm 54 nghìn) năm 2014. Năm nay 2018, giá trị toàn cầu đã tăng thêm nhiều. Như vậy tính thô thiển thì điểm có thể gọi là bong bóng sẽ phải cao hơn rất nhiều, chẳng hạn 6000 tỉ đô.
———-
Bây giờ, trở lại câu hỏi thị trường tiền mật mã có phải là bong bóng hay không, có sụp đổ hay không, bạn hãy tự trả lời. Còn tôi chỉ nói lại một số nhận định rằng năm 2017 mới thì là bước khởi động của tiền mã hóa, năm 2018 còn sôi động và tăng trưởng hơn nữa. Chờ xem nhé.

Bài viết theo quan điểm của tác giả Thuat-Paven Do trên facebook

Sn_Nour

Tạp chí Bitcoin

MỚI CẬP NHẬT

bitcoin

VanEck: Quỹ dự trữ Bitcoin của Hoa Kỳ có thể cắt giảm 35% nợ...

Theo công ty quản lý tài sản VanEck, Hoa Kỳ có thể giảm nợ quốc gia 35% trong 24 năm tới nếu thành lập...

Hành trình vươn tầm của CoinEx: Con đường vinh quang trong 7 năm qua

Trong một thị trường crypto luôn biến động, với sự cạnh tranh khốc liệt và quy trình đào thải nghiệt ngã, câu nói của...
Thị trường stablecoin bùng nổ trong năm 2024

Thị trường stablecoin bùng nổ trong năm 2024, hứa hẹn 2025 tươi sáng

Thị trường stablecoin đã chuyển từ tiềm năng sang bùng nổ vào năm 2024. Đầu năm, tổng vốn hóa thị trường chỉ khoảng 135...

Unichain dự kiến sẽ ra mắt vào đầu năm 2025

Unichain, một giải pháp Layer 2 tập trung vào DeFi được xây dựng trên OP Stack và phát triển bởi Uniswap, dự kiến sẽ...
OpenAI

Ý phạt OpenAI 15 triệu đô la vì vi phạm quyền riêng tư và...

Cơ quan bảo vệ dữ liệu của Ý đã phạt OpenAI 15,7 triệu đô la (15 triệu euro) và ra lệnh cho nhà sản...

3 đợt mở khóa token không thể bỏ lỡ trong tuần này

Để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị thị trường, các đợt mở khóa token trước đây thường được giới hạn theo các...

Metaplanet vừa mua dip 620 Bitcoin, nâng tổng nắm giữ lên 1.762 BTC

Công ty đầu tư Nhật Bản Metaplanet vừa thực hiện giao dịch mua Bitcoin lớn nhất từ trước đến nay, thu về gần 620...
token BUIDL của BlackRock làm tài sản hỗ trợ stablecoin Frax USD

Frax Finance cân nhắc dùng BUIDL của BlackRock để hỗ trợ stablecoin frxUSD

Frax Finance, một giao thức stablecoin phi tập trung, đang cân nhắc tích hợp token BUIDL của BlackRock làm tài sản dự trữ hỗ...
Thượng nghị sĩ Lummis đề xuất bán vàng của Fed để đầu tư dự trữ Bitcoin

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đề xuất trao quyền sở hữu Bitcoin cho Fed

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Cynthia Lummis gần đây đã tái khẳng định kế hoạch mở rộng phạm vi cho phép Cục Dự trữ...
SOL-giam

Việc rút 1,1 tỷ USD đẩy TVL của Solana (SOL) xuống mức thấp hàng...

Tổng giá trị bị khóa (TVL) của Solana đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong tháng này, phản ánh sự suy giảm hoạt...
btt-giam

BitTorrent (BTT) phục hồi, nhưng đà tăng có thể không bền vững

BTT, token gốc vận hành nền tảng chia sẻ tệp ngang hàng (P2P) phi tập trung BitTorrent, đã trở thành tài sản có mức...
Cơn sốt Stablecoin: USDE gần đạt 6 tỷ đô la và USD0 vượt qua 1 tỷ đô la nguồn cung

Cơn sốt Stablecoin: USDE gần đạt 6 tỷ đô la và USD0 vượt 1...

Trong tháng qua, thị trường stablecoin đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc, đạt mức hơn 200 tỷ USD. Đáng chú ý, hai...
btc-phuc-hoi

2,25 tỷ USD Bitcoin rút khỏi sàn giao dịch: Tín hiệu cho đợt phục...

Tính đến thời điểm hiện tại, tiền điện tử hàng đầu đang giao dịch ở mức $93.893, thấp hơn ngưỡng quan trọng $100.000. Điều đáng...

Giá Coin hôm nay 23/12: Bitcoin trượt về dưới $94.000, altcoin đỏ lửa, Phố...

Bitcoin tiếp tục trượt về quanh $94.000, khép lại tuần qua trong sắc đỏ sau đợt phục hồi vào ngày cuối tuần. Chứng khoán Mỹ Hợp...

XRP có nguy cơ giảm xuống 1 đô la tương tự năm 2018

Sau một đợt tăng trưởng đột biến gần 500% trong những tuần qua, giá XRP có vẻ như đang tiếp cận mức trần cục...
4-altcoin-bitcoin-dieu-chinh

4 altcoin tiềm năng vượt mặt thị trường khi Bitcoin điều chỉnh

Bitcoin đã giảm khoảng 8% trong tuần qua, nhưng một dấu hiệu tích cực là phe bò đã mua vào mạnh mẽ ở các...