Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đang cân nhắc phát triển các đồng tiền kỹ thuật số dưới quyền chính phủ của riêng từng quốc gia, sau khi Venezuela tiến hành đợt presale (chào bán) đồng tiền Petro hậu thuẫn bởi ngành công nghiệp dầu khí vào ngày 20 tháng 2.
Ngày 21 tháng 2, một ngày sau khi phát hành đồng Petro, Bộ Công nghệ Thông tin và Truyền thông Iran (ICT) đã đăng tải dòng tweet trên Twitter rằng Ngân hàng Bưu điện Iran đang dự định phát hành một cryptocurrency:
“Trong một cuộc họp với ban giám đốc Ngân hàng Bưu điện về các đồng tiền số dựa trên blockchain, tôi […] đã quyết định các biện pháp […] triển khai đồng tiền số cloud-based (đám mây) đầu tiên của quốc gia.”
Ngày 22 tháng 1, hai ngày sau khi đồng Petro ra mắt, trang tin tức vùng Trung Đông Al-Monitor đưa tin Phó Chủ tịch Đảng Phong trào Dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ (MHP) kiêm cựu Bộ trưởng Công nghiệp Ahmet Kenan Tanrikulu đang công khai xem xét phát hành đồng “Bitcoin quốc gia” gọi là “Turkcoin”, như mô tả trong báo cáo dài 22 trang của ông về việc điều chỉnh thị trường crypto.
Báo cáo của Chủ tịch Tanrikulu hoàn thành hai tuần sau cuộc phỏng vấn của CNN Turk với Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Simse vào ngày 7 tháng 2. Phó Thủ tướng đã đề cập đến việc chính phủ chuẩn bị phát hành một cryptocurrency của quốc gia.
Tháng 11 năm ngoái, chính quyền không gian mạng Iran là Hội đồng Cao cấp Không gian mạng (HCC) đã “hoan nghênh Bitcoin” và thông báo rằng họ đang kết hợp với Ngân hàng Trung ương Iran để hoàn thiện một báo cáo về cryptocurrency. Vào ngày 21 tháng 2, Ngân hàng Trung ương Iran cho biết họ đang tích cực nghiên cứu để “kiểm soát và ngăn chặn” các cryptocurrency tại quốc gia này.
Trước đây chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã từng nhìn nhận khắt khe về Bitcoin (BTC) và cryptocurrency, khi các nhà lập pháp thuộc Cơ quan phụ trách Các vấn đề Tôn giáo (Diyanet) vào tháng 11 năm 2017 đã khẳng định rằng giao dịch crypto là “không tương thích” với tôn giáo Hồi giáo do tính chất đầu cơ và thiếu sự kiểm soát từ chính phủ.
Tuy nhiên, Chủ tịch Tanrikulu phát biểu với Al-Monitor rằng vì luật pháp Thổ Nhĩ Kỳ không hề đề cập đến cryptocurrency nên việc mua bán crypto ở Thổ Nhĩ Kỳ là hợp pháp:
“Sử dụng cryptocurrency có thể được công nhận là hợp pháp vì luật pháp của chúng tôi không hề cấm […] mua bán với cryptocurrency và việc kiếm tiền bằng cách đào Bitcoin hiện nay không thuộc phạm vi hoạt động của tội phạm ở Thổ Nhĩ Kỳ”.
Báo cáo bổ sung thêm rằng chắc chắn cần điều chỉnh crypto ở Thổ Nhĩ Kỳ nhằm ngăn chặn rửa tiền và lừa đảo và một cách để thực hiện chính là tạo ra một “thị trường bitcoin” kiểm soát bởi chính phủ.
Đồng Petro của Venezuela đã hứng chịu một số chỉ trích cho rằng đồng tiền chỉ là một phương sách để quốc gia này né tránh các biện pháp trừng phạt của phương Tây; Iran cũng đang phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt quốc tế.
Đồng Petro không phải là cryptocurrency dưới quyền chính phủ đầu tiên được phát hành. Chính quyền địa phương ở Dubai đã cho ra mắt đồng emCash hậu thuẫn bởi chính quyền vào tháng 10 năm 2017, và năm 2017 vừa qua Kazakhstan, Nhật Bản và Estonia đều đề cập đến dự định phát triển cryptocurrency riêng của chính phủ mỗi nước.
Nguồn: Cointelegraph