Tuần trước đã đánh dấu kỷ niệm 10 năm vụ sụp đổ đầy tai tiếng của Tập đoàn tài chính Bear Stearns vào thời kỳ đầu của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu do các khoản cho vay thế chấp và tái cấp vốn có lãi suất cao và các giao dịch liên quan – một sự kiện cho phép nền kinh tế crypto hiện nay nổi lên. Công nghệ Blockchain và thuế kỹ thuật số đã nhận được sự quan tâm phối hợp đáng kể của các tổ chức liên chính phủ toàn cầu, các nhà quản lý, các nhà lập pháp và các ngân hàng trung ương. Các thể chế đang tập trung thảo thuận về tác động của công nghệ mới này đối với sự ổn định tài chính và các nguy cơ sử dụng trong việc trốn thuế và các hoạt động bất hợp pháp trong cuộc họp G20 ở Buenos Aires, Argentina.
Trong cuộc họp này, các nhà lãnh đạo kinh tế thế giới đồng ý rằng các crypto và công nghệ Blockchain, với tính chất không biên giới và phi vật thể, về cơ bản là định hình lại sự liên kết tài chính xuyên biên giới toàn cầu và khả năng tự động hóa các nhiệm vụ nhận thức. G20 mô tả các crypto như là tài sản, do đó xác định giai đoạn cho các crypto để được chuyển thể thành một loại tài sản số mới. Họ đã cam kết thực hiện các đạo luật chống rửa tiền và tài trợ khủng bố của Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính (FATF) cho các crypto để giảm bớt lo ngại về an ninh, bảo vệ người tiêu dùng và tội phạm tài chính. Ngoài việc tuân thủ khung khung pháp lý chiến lược chống “xói mòn” cơ sở thu thuế và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài (BEPS) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nghiên cứu các khái niệm mối quan hệ quốc tế và phân bổ lợi nhuận để đánh thuế nền kinh tế số (BEPS Action 1) và đưa ra một hướng đi mới vào năm 2020, theo sự đồng ý của 113 quốc gia. Họ cũng đã thiết lập một hạn chót vào tháng 7 năm 2018 cho các đề xuất về các quy định của cryptocurrency.
Các biện pháp thuế kỹ thuật số do Liên minh Châu Âu đề xuất
Với việc một giải pháp lâu dài để đánh thuế các công ty kỹ thuật số được hoãn lại đến năm 2020, Uỷ ban Châu Âu đã dẫn đầu về đề xuất hai quy tắc thuế kỹ thuật số mới sẽ được trình lên Hội đồng để thông qua và cho Quốc hội Châu Âu hội ý.
Đề xuất đầu tiên là một cuộc cải cách chung về các luật thuế doanh nghiệp của EU để cho phép các quốc gia thành viên đánh thuế các lợi nhuận kỹ thuật số được tạo ra trên lãnh thổ của họ, ngay cả khi một công ty không nằm trên lãnh thổ đó. Một nền tảng kỹ thuật số sẽ được coi phải chịu thuế, “hiện diện kỹ thuật số” hoặc cơ sở thường trú ảo tại một quốc gia thành viên nếu nó đáp ứng một trong các tiêu chí sau. Nó vượt quá ngưỡng 7 triệu Euro trong doanh thu hàng năm ở một quốc gia thành viên hoặc có hơn 100.000 người sử dụng trong năm tính thuế, nó có hơn 3.000 hợp đồng kinh doanh cho các dịch vụ kỹ thuật số được tạo ra giữa công ty và người dùng doanh nghiệp trong một năm chịu thuế. Đề xuất này giống như một khái niệm về mối liên hệ thông qua cookies của Internet, cái mà khác với thử nghiệm mối quan hệ hiện diện vật lý được định nghĩa theo Công ước về Thuế Mẫu của OECD.
Đề xuất thứ hai của Ủy ban áp dụng mức thuế tạm thời là 3% cho các công ty có tổng doanh thu hàng năm trên toàn thế giới là 750 triệu euro và doanh thu ở EU là 50 triệu euro đối với doanh thu kỹ thuật số nhất định được tạo ra từ việc bán không gian quảng cáo trực tuyến, các hoạt động trung gian kỹ thuật số cho phép người dùng tương tác với nhau và có thể tạo điều kiện cho việc bán hàng hoá và dịch vụ giữa họ, việc bán dữ liệu được tạo ra từ thông tin do người dùng cung cấp. Khoản thuế tạm thời này sẽ bị bãi bỏ khi OECD thống nhất về một giải pháp dài hạn.
Các công ty cho vay tài sản crypto nổi lên
Với các thông báo thân thiện với ngành công nghệ tài chính từ phía OECD, EU, G20 và sự quan tâm của các nhà đầu tư vào các crypto thì một loại hình cho vay mới của Fintech đã lan rộng ra khắp thế giới.
Hoạt động kinh doanh tương tự như cho vay chứng khoán sử dụng các khoản cho vay dài hạn của các tổ chức cho vay như quỹ tương hỗ, quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm, quỹ giao dịch và quỹ tài sản có chủ quyền, thay vì việc để không thì cho vay dựa trên một cơ sở thế chấp và đầu tư tiền mặt vào các khoản đầu tư an toàn, ngắn hạn để đạt lợi nhuận khiêm tốn.
Khách hàng vay, thường là các quỹ phòng hộ, sử dụng chứng khoán để trang trải trong thời gian ngắn, để phòng ngừa rủi ro hoặc tận dụng những cơ hội chênh lệch. Họ niêm yết chứng khoán làm thế chấp, thường là 102-105 phần trăm giá trị thị trường của chứng khoán với lời hứa trả lại cổ phần cùng loại và số lượng chứng khoán, theo yêu cầu và bao gồm những khoản lợi nhuận được trả trong thời gian chờ đợi. Nếu cổ phiếu có tính thanh khoản và dễ dàng mượn, người cho vay được một khoản phí khiêm tốn cho sự hợp tác của mình và giữ một tỷ lệ phần trăm của lãi suất kiếm được với các tài sản thế chấp theo thỏa thuận.
Trong những năm 1990 và 2000, nhu cầu cho vay chứng khoán tăng với sự mở rộng của thị trường chứng khoán toàn cầu và sự gia tăng các vụ bán khống mũ các quỹ phòng hộ theo hàm số. Trong năm 2007, có khoảng 5,5 tỷ đô la Mỹ cho vay bằng các chương trình cho vay khác nhau. Nhưng trong thời kỳ khủng hoảng tài chính khi giá chứng khoán sụt giảm, sự lạm dụng rộng rãi của các đại lý cho vay chứng khoán đã dẫn đến những thiệt hại nặng nề đối với các nhà cho vay chứng khoán.
Nhu cầu thị trường từ các chủ sở hữu crypto có tổ chức như các quỹ phòng hộ và thợ đào đang thúc đẩy các loại hình doanh nghiệp cho vay tài sản crypto xuất hiện. Trong đó có quỹ tương hỗ khổng lồ Fidelity Investments của Mỹ, với 6,3 tỷ đô la Mỹ đã tham gia vào hoạt động khai thác crypto vì theo một quan chức của công ty, “chúng ta có thể thấy rằng sự phát triển của công nghệ Bitcoin và Blockchain đang đe dọa ngành công nghiệp đầu tư.”
Một số nhà cung cấp tài sản crypto đang cung cấp các khoản cho vay bằng ngoại tệ cho các nhà đầu tư mua một token để trở thành thành viên của công ty của họ. Những khoản vay này không yêu cầu kiểm tra tín dụng hoặc nhiều thủ tục giấy tờ nhưng rất tốn kém. Các khách hàng vay chịu 200% thế chấp tài sản crypto, đối với các khoản vay tiền tệ pháp định được phát hành với lãi suất từ 10% đến 25%.
Các công ty khác là các công ty cho vay ngang hàng, nơi mà nền tảng kết nối người cho vạy với người đi vay và đổi lại họ sẽ thu một khoản phí.
Các công ty cho vay tài sản crypto, được hỗ trợ bởi công nghệ Blockchain, được thiết kế để giảm bớt gian lận, đang tìm cách cung cấp các khoản vay mà thực hiện thanh toán lãi suất tự động thông qua hợp đồng thông minh. Các công ty này vẫn phải chịu những rủi ro tương tự liên quan đến việc cho vay chứng khoán và nhiều hơn nữa.
Định giá tài sản crypto
Giá trị tài sản crypto, sẽ được sử dụng làm tài sản thế chấp cho khoản vay, được xác định dựa trên nhu cầu về crypto hoặc token kém cũng như hiệu suất tài chính của công ty phát hành token. Nhu cầu nói trên có thể biến động cao và thanh khoản. Hiện tại, không có một cách chuẩn xác nào để xác định giá trị crypto bởi vì các sàn giao dịch khác nhau đang giao dịch cùng một tài sản crypto với các mức giá khác nhau. Điều này làm cho việc giám sát đặc biệt khó thực hiện đối với các công ty cho vay tài sản crypto.
Công nghệ Blockchain
Các công ty cho vay tài sản crypto được thành lập trên nền tảng Ethereum (ETH) hoặc Bitcoin (BTC), những nền tảng đang trong giai đoạn phát triển ban đầu của nó và ứng dụng của chúng có tính chất thực nghiệm. Các nền tảng này dễ bị tấn công bởi vi rút máy tính, các vụ thâm nhập vật lý hoặc điện tử, các cuộc tấn công hoặc các sự gián đoạn khác có tính chất tương tự (Hacks) cũng như các đợt hard fork.
Quy định & Thuế
Các cơ quan quản lý toàn cầu, các nhà lập pháp và các ngân hàng trung ương đã cam kết đưa ra các quy định AML / KYC hiệu quả cho các tài sản crypto vào tháng 7 năm 2018. Không biết liệu họ có đưa ra cách tiếp cận phối hợp đối với các quy định đối với các giao dịch cho vay tài sản crypto xuyên biên giới vì nó liên quan đến đăng ký lợi ích chứng khoán trong tài sản crypto và việc xử lý theo luật phá sản vào thời hạn sắp tới.
Hơn nữa, cần lưu ý rằng hướng dẫn của Sở Thuế Vụ Hòa Kỳ (IRS) về thuế đánh vào crypto không giải quyết các khoản vay tài sản crypto hoặc các đợt hard fork. Trong trường hợp IRS xử lý các giao dịch cho vay tài sản crypto hoặc các hard fork để thực hiện nghĩa vụ thuế, các nghĩa vụ thuế của Hoa Kỳ kết hợp cùng với các hình phạt áp dụng cho việc không nộp tờ khai thuế áp dụng có thể làm cho các khoản vay crypto càng đắt. Bên vay, bao gồm các quỹ phòng hộ xa bờ được thúc giục xem xét việc xử lý thuế không chắc chắn của Hoa Kỳ đối với các giao dịch tài chính về các tài sản crypto của họ và nếu cần, hãy tận dụng Chương trình Tự nguyện khai báo mở rộng của IRS trước khi nó kết thúc vào tháng 9 năm 2018. Vào ngày 23 tháng 3, IRS nhắc nhở người đóng thuế báo cáo các giao dịch tiền tệ ảo của họ hoặc họ sẽ phải đối mặt với những vụ kiện dân sự cũng như các hình phạt hình sự đối với việc không tuân thủ.
Theo: TapChiBitcoin.vn/cointelegraph.com
Xem thêm:
- G20 đề cập tới Quy định tiền mã hóa trong tuyên bố chung về sự phát triển bền vững nền tài chính Toàn cầu
- Hội nghị thượng đỉnh G20: Chúng tôi sẽ quản lý tiền mã hóa ‘phù hợp với tiêu chuẩn FATF’
- HOT: G20 không coi Tài sản mã hóa là rủi ro cho Tài chính Toàn cầu, Thị trường phản ứng tích cực