So với những đối thủ cùng loại, Ripple đã sống sót trong thị trường giá giảm hàng loạt trong năm 2018. Tất nhiên XRP đã giảm gần 90% so với mức giá kỷ lục của nó. Nhưng giá Ripple vẫn duy trì ở một mức ổn định trong liên tục ba tháng qua, trong khi Ethereum và Bitcoin giảm hơn 50%. Đồng tiền tăng trưởng gần gấp đôi so với tháng 10 và là đồng tiền lớn duy nhất tăng đột biến. Đây là dấu hiệu cho thấy thị trường có thể ngày càng quan tâm đến XRP nếu như nó tách ra khỏi cặp giao dịch chính với BTC.
Tuy nhiên, không chỉ XRP mà các loại tiền mã hóa khác cũng đang được hỗ trợ bởi những nhân vật lớn trong ngành tài chính, như giám đốc quản lý và chủ tịch của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF – Christine Lagarde.
Christine cho biết khi các ngân hàng trung ương tạo ra đồng tiền mã hóa của riêng họ, các giao dịch và hoạt động chuyển tiền sẽ trở nên an toàn hơn. Điều này có thể giúp chống lại các loại tiền mã hóa như Bitcoin. Theo bà, các khoản thanh toán không dùng tiền mặt đã tăng lên đáng kể trong thời gian gần đây và đang biểu hiện là một thách thức đối với các chính phủ và ngân hàng trung ương.
Các giải pháp công nghệ của Ripple
Cơ sở hạ tầng của Ripple được thiết kế để thực hiện các giao dịch nhanh và thuận tiện cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Đó là lý do tại sao nền tảng này vinh hạnh đón nhận hơn 100 tổ chức áp dụng công nghệ của công ty. Nền tảng blockchain RippleNet cung cấp cho các doanh nghiệp và tổ chức tài chính những chương trình đa dạng giúp tiến hành thanh toán xuyên biên giới đơn giản hơn.
Trong đó có xRapid, một chương trình cho phép các tổ chức tài chính giảm thiểu chi phí thanh khoản nếu họ sử dụng XRP làm cầu nối từ đồng tiền pháp định này sang đồng tiền khác. xCurrent hiện là hệ thống xử lý thanh toán cho ngân hàng. Và xVia cho phép các doanh nghiệp gửi thanh toán qua RippleNet. Cả ba giải pháp này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị cho Ripple.
Các quan hệ đối tác của Ripple
Sử dụng XRP làm đồng tiền cầu nối giúp thực hiện thanh toán xuyên biên giới trong thời gian tối đa từ 3 đến 4 giây. Không giống như ngân hàng truyền thống, công nghệ XRP của Ripple có thể được sử dụng liên tục 24/7/365 ngày trong năm.
So với các đồng tiền mã hóa khác, XRP cho phép chuyển tiền qua lại giữa bất kỳ loại tiền tệ, tài sản và hàng hóa nào nếu khả thi. Với tất cả các mối quan hệ đối tác của mình, Ripple có kế hoạch 155 nghìn tỷ đô nhằm cải tiến ngành công nghiệp chuyển tiền thanh toán xuyên biên giới.
Ripple hiện đã hợp tác với các ngân hàng và tổ chức tài chính lớn trên thế giới như GMT của Israel, Akbank của Thổ Nhĩ Kỳ, MoneyGram, AmericanExpress, CIBC, Earthport,… Họ có quyền sử dụng công nghệ blockchain của Ripple để thanh toán xuyên biên giới và hơn thế nữa .
Akbank từng thông báo họ sử dụng công nghệ blockchain Ripple Net để chuyển GBP sang công ty dịch vụ tài chính Santander. Thông báo này không nói rõ về việc có sử dụng XRP làm đồng tiền cầu nối hay không.
Gần đây, chúng ta liên tục chứng kiến tình hình bất ổn xung quanh XRP. Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Hoa Kỳ (SEC) không cung cấp bất cứ thông tin gì về việc XRP có phải là chứng khoán hay không. Tuy nhiên, SEC đã theo dõi các dự án ICO khác bị cáo buộc bán chứng khoán chưa đăng ký.
Một trong những điểm được đưa vào suy xét là khả năng phân cấp Ripple và mạng lưới XRP để nó không bị coi là chứng khoán. William Hinman thuộc SEC cho biết có các mạng lưới và hệ thống phi tập trung khác không cần điều chỉnh token của họ.
Đây là một trong những vấn đề mà thị trường rất quan tâm, liên quan đến việc tính phi tập trung đóng vai trò quan trọng như thế nào tại thời điểm đánh giá một token có phải là chứng khoán.
Bitcoin (BTC) và Ethereum (ETH) là hai đồng tiền mã hóa có cộng đồng lớn với nhiều công ty làm việc cùng nhau. Hinman nhận định chúng mang tính phi tập trung cao. Tuy nhiên, Ripple lại đặt ra một số lo ngại vì XRP phụ thuộc quá nhiều vào hành động của Ripple.
Mặc dù vậy, cục diện đang thay đổi. Các công ty như Omni hoặc Coil và một số nhà phát triển cá nhân đang nỗ lực tăng cường và tạo điều kiện cho các khoản thanh toán XRP. XRP cũng đã được thêm vào mục phương tiện thanh toán trên website du lịch hàng đầu Travala.com
Coinbase sử dụng đồng tiền của Ripple Lab trên các dịch vụ ký quỹ của họ
Coinbase gần đây thông báo họ đang bổ sung hơn 30 tài sản vào danh sách giao dịch và XRP là một trong số đó. Sàn luôn được biết đến với tác phong đánh giá kỹ lưỡng một tài sản trước khi đưa vào danh sách giao dịch của sàn.
Cộng đồng tiền mã hóa suy đoán rằng đó có thể là do thị trường “gấu” đã xóa sạch hơn 80% khối lượng giao dịch của Coinbase kể từ mức kỷ lục của họ trong năm 2018.
Ripple (XRP) từng bị xem là “kẻ ngoại đạo” trong cộng đồng tiền mã hóa. Ripple (XRP) không được “lên sàn” Coinbase dù nó có tuổi lớn Ethereum (ETH) là có lý do. Cộng đồng tiền mã hóa trước đây rất ghét XRP trong những ngày đầu vì tính chất nó đại diện. Trước năm 2017, cộng đồng chủ yếu bao gồm các chuyên gia công nghệ vốn ưa chuộng Bitcoin (BTC).
Đa số họ là nhà phát triển, thợ mỏ hoặc người chấp nhận sớm tin tưởng vào bản chất của Bitcoin (BTC). Họ đổ xô vào Bitcoin (BTC) trước và sau đó là Litecoin (LTC) khi nhận ra Litecoin có thể giải quyết một số vấn đề của Bitcoin (BTC). Ripple (XRP) đã bị ngó lơ trong giai đoạn đó.
Xây dựng niềm tin và tính rõ ràng pháp lý trong Blockchain và các tài sản kỹ thuật số
SVP Hoạt động Toàn cầu của Ripple – Eric van Miltenburg cho biết Ripple là một doanh nghiệp quốc tế theo định nghĩa.
“Chúng tôi sử dụng công nghệ blockchain và tài sản kỹ thuật số để loại bỏ ma sát khỏi các khoản thanh toán toàn cầu. Ngay từ đầu, chúng tôi đã làm việc trong hệ thống ngân hàng quốc tế hiện tại, hợp tác cùng các nhà quản lý trên toàn thế giới để đảm bảo thành công cho khách hàng của chúng tôi. Dù chúng tôi đã nhìn thấy tiến bộ về pháp lý trong năm qua, thách thức vẫn còn ở phía trước”.
Họ đã tổ chức một hội thảo với sự tham dự của các nhà lãnh đạo hàng đầu trong quy định tài sản kỹ thuật số và blockchain cho Ripple HQ. Các nhân vật tham dự lưu ý rằng cách tiếp cận của Ripple đang cho thấy một số dấu hiệu thành công ban đầu ở các thị trường mới nổi trên toàn thế giới, đặc biệt là thị trường ASEAN.
Tại khu vực này, hàng triệu người lần đầu tiên được tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng thông qua các kênh phi ngân hàng như ví di động. Ngân hàng Thế giới ước tính thị trường Đông Á tiếp nhận 129 tỷ đô la qua các cuộc thanh toán chuyển tiền trong năm ngoái. Hơn nữa, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ước tính chịu trách nhiệm tới 60% thị trường việc làm ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, con số đó được cho là lên đến 70% ở các nước ASEAN.
Xem thêm:
Theo: TapChiBitcoin/Coinspeaker.