Trang chủ Tạp chí Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ...

Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ giúp Nhân dân tệ thách thức đồng đô la như thế nào?

Trung Quốc đã nghiên cứu tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC) từ năm 2014, nhưng Libra của Facebook đã khiến quốc gia này phải đẩy nhanh tiến độ. Nhìn bề ngoài, CBDC sẽ được sử dụng trong nước, nhưng thực chất nó sẽ đơn giản hóa các giao dịch xuyên biên giới. Trong một thời gian dài, Trung Quốc liên tục tỏ ra không hài lòng với vai trò tiền tệ dự trữ toàn cầu như hiện tại của Đô la Mỹ (USD) và cam kết mở rộng phạm vi tiền tệ của mình.

Thậm chí Trung Quốc còn nghĩ đến việc ​​ấn định tín dụng thương mại quốc tế bằng đồng Nhân dân tệ (RMB) thay vì đô la. Và để thực hiện Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, ​​Trung Quốc đã gia hạn hơn 1 nghìn tỷ đô la cho các khoản vay nước ngoài, thường với các điều khoản không thể hoàn trả nếu không có sự giúp đỡ.

Nhân dân tệ quốc tế?

Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ và trở thành trader hàng hóa lớn nhất thế giới năm 2014. Nước này là nhà xuất khẩu hàng đầu trong một thập kỷ. Do đó, giao dịch thương mại thế giới đi qua Trung Quốc thường không tính bằng mệnh giá đô la Mỹ.

Benoît Coeuré, thành viên Ban điều hành của ECB, đã trao đổi về uy quyền của đồng đô la trong một bài phát biểu gần đây. Bất chấp “sự trỗi dậy đáng chú ý của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu và vai trò mở rộng của nó trong thương mại quốc tế”, cùng với việc tạo ra đồng Euro, đô la Mỹ vẫn là đồng tiền thống trị.

Tuy nhiên, như một cuốn sách do Ngân hàng Phát triển Châu Á nhấn mạnh, Trung Quốc đã muốn quốc tế hóa Nhân dân tệ ngay cả trước khi đạt được tình trạng thương mại hàng đầu. Theo đó, vào năm 2009, Trung Quốc đã đưa ra kế hoạch thí điểm sử dụng Nhân dân tệ để dàn xếp thương mại với các quốc gia Đông Nam Á và sau đó mở rộng ra phần còn lại của thế giới.

Trong năm 2010, chỉ có 1% giao dịch ngoại thương của Trung Quốc có mệnh giá bằng Nhân dân tệ. Con số đã nhảy vọt lên 27,8% vào 4 năm sau đó. Tuy nhiên, phần lớn đều liên quan đến các giao dịch ở Hồng Kông. SWIFT xuất bản trình theo dõi RMB Tracker cho thấy tỷ lệ thanh toán quốc tế của RMB chỉ là 1,88% tính đến tháng 4/2019.

Nhưng không rõ số liệu SWIFT có phải là phép đo mang tính đại diện hay không? Năm 2015, Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã thiết lập hệ thống thanh toán quốc tế của riêng mình được gọi là Dịch vụ thanh toán quốc tế Trung Quốc (China International Payment Service – CIPS). Trong khi SWIFT có thể có 10.000 thành viên thì CIPS đứng ở vị trí 900. Chỉ có 31 là thành viên “trực tiếp”, nhưng bao gồm các tên tuổi lớn như JP MorganChase, Citibank, HSBC, BNP Paribas và Deutsche Bank. Ngoài thanh toán thương mại, CIPS còn hỗ trợ thanh toán ngay lập tức cho các giao dịch tài chính.

Tiềm lực của Nhân dân tệ được công nhận vào năm 2016 khi IMF thêm tiền vào rổ dự trữ quốc tế mang tên Quyền rút vốn đặc biệt (Special Drawing Right – SDR). Vào thời điểm đó, Giám đốc điều hành IMF Christine Lagarde cho biết:

“Nhân dân tệ toàn diện phản ánh sự tiến bộ trong cải cách hệ thống tiền tệ, ngoại hối và tài chính của Trung Quốc. Đồng thời thừa nhận những tiến bộ trong tự do hóa và cải thiện cơ sở hạ tầng của thị trường tài chính.

Trong những năm sau đó, Trung Quốc liên tục thực hiện nhiều nỗ lực để khuyến khích sử dụng Nhân dân tệ quốc tế. Trong đó phải kể đến liên kết chứng khoán của Shenzen-Honk Kong để giao dịch, thay đổi cách tính tỷ giá USD-Nhân dân tệ và Nhân dân tệ trở thành loại tiền được giao dịch nhiều thứ năm qua Swift. Trung Quốc cũng tăng cường chi tiêu cho sáng kiến ​​Vành đai và Con đường.

Lan truyền Nhân dân tệ

Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường nhằm tăng cường thương mại giữa Trung Quốc và nước ngoài bằng cách cung cấp các khoản vay lớn. Từ năm 2013, sáng kiến ​​này đã tài trợ cho các dự án quốc tế như đường sắt cao tốc, khu công nghiệp và lưới điện.

Các khoản vay này “chiếm số tiền kỷ lục” của vốn xuất khẩu theo một bài báo hồi tháng 6 của Viện kinh tế thế giới Kiel. Báo cáo ước tính Trung Quốc nắm giữ hơn 5 nghìn tỷ đô la nợ của các quốc gia khác.

Sáng kiến tạo ra một số tác động đáng kể. Chẳng hạn, báo cáo của Swift hồi tháng 6 cho thấy các khoản thanh toán của Châu Phi sử dụng tiền Trung Quốc đã tăng 123% trong 3 năm. Ngược lại, các khoản thanh toán trên lục địa này bằng tất cả các loại tiền tệ chỉ tăng 28%.

Chi tiêu khoản tiền lớn ở nước ngoài có thể được coi là cách để quốc tế hóa Nhân dân tệ. Nó cũng cho phép Trung Quốc tạo ra nhiều đòn bẩy hơn so với nước ngoài vì trả nợ là vấn đề bắt nguồn từ khoản nợ.

Ấn phẩm của Kiel nhận thấy rằng một số quốc gia thậm chí không biết họ đã vay bao nhiêu tiền từ Trung Quốc và các điều kiện trả nợ là gì. Trung Quốc thường cho vay tiền từ một thực thể nhà nước này sang một thực thể khác, thay vì chính phủ cho chính phủ. Điều này chủ yếu ảnh hưởng đến các quốc gia có thu nhập thấp vì chính phủ của họ không theo dõi thống kê nợ của công ty. Một số nhà nghiên cứu gọi đây là “bẫy nợ” Vành đai và Con đường.

Tại Diễn đàn Vành đai và Con đường Bắc Kinh vào tháng 4, Lagarde của IMF đã cảnh báo về vấn đề gia tăng nợ và khoản tiền đó “chỉ nên đi đến những nơi bền vững về mọi mặt”.

Một số người thậm chí còn cho rằng nếu quốc gia không có khả năng trả nợ, một cách để bù đắp cho Trung Quốc là chấp nhận Nhân dân tệ. Và không chỉ dành cho thương mại, mà còn trở thành con nợ tiền tệ của quốc gia. Nhưng ngày nay, điều đó dường như rất xa vời. Và có thể không được Trung Quốc mong đợi.

Bất chấp nỗ lực phổ biến Nhân dân tệ, Yicai đã công bố dữ liệu vào năm ngoái cho thấy chỉ có 14% giao dịch Vành đai và Con đường được quy đổi bằng Nhân dân tệ. Một lần nữa, thiếu liên kết giữa nơi nhận tài trợ và tiền tệ được sử dụng. Trong nhiều trường hợp, các quốc gia liên quan có xu hướng sử dụng USD như một lựa chọn thay thế trên trường quốc tế, ngay cả khi Trung Quốc đang tài trợ cho họ.

Điều này ắt hẳn dẫn đến sự không hài lòng dễ hiểu và không chỉ từ Trung Quốc. Mark Carney của Ngân hàng Anh đã bình luận về hiểm họa khi phụ thuộc vào đô la Mỹ như một loại tiền tệ xuyên biên giới. Trong một bài phát biểu vào tháng 8, ông giải thích rằng rủi ro của bẫy thanh khoản toàn cầu đã tăng lên do những phát triển của Hoa Kỳ “có sự lan tỏa đáng kể đến cả hiệu suất thương mại và điều kiện tài chính của các quốc gia ngay cả khi hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nền kinh tế Hoa Kỳ”.

Về lâu dài, Carney coi Nhân dân tệ là ứng cử viên có khả năng nhất cho tình trạng tiền tệ dự trữ thực sự. Tuy nhiên, ông cho rằng tiền tệ vẫn chưa sẵn sàng để đảm nhận trọng trách này. Hiện tại, Trung Quốc là nước dẫn đầu trong thương mại và Nhân dân tệ ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong tài chính vì nó đã trở thành một kho lưu trữ giá trị đáng tin cậy hơn. Đây là một trong những lý do quan trọng khiến IMF thêm RMB vào rổ SDR.

CBDC có thể giúp đỡ và Libra gây cản trở như thế nào?

Vì vậy, tiền kỹ thuật số Trung Quốc sẽ đi về đâu? Là một phương thức trao đổi giá trị dễ tiếp cận với tham vọng quốc tế rõ ràng, CBDC có thể là cách Trung Quốc thách thức sự thống trị của đô la Mỹ. Ngân hàng trung ương thuộc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) được cho là đã sẵn sàng để phát hành CBDC.

Thật vậy, trong năm ngoái, Trung Quốc đã ráo riết chuẩn bị ra mắt tiền kỹ thuật số. Chẳng hạn, Alipay là một trong những nhà phân phối được đồn đại của CBDC và được yêu cầu chuyển sang UnionPay để thanh toán bù trừ mã vạch. UnionPay là công ty phát hành và giải quyết thẻ thuộc sở hữu nhà nước, như Visa hoặc Mastercard (nhưng lớn hơn) và có mối quan hệ chặt chẽ với PBOC.

Dịch vụ thanh toán của các công ty công nghệ lớn như Alipay chiếm 16% GDP Trung Quốc, cao nhất thế giới. Nếu Alipay thực sự là nhà phân phối tiền tệ thì kết nối với UnionPay sẽ cho phép ngân hàng trung ương Trung Quốc phân phối và theo dõi tiền tệ một cách dễ dàng. Đồng thời, quan hệ hợp tác này cũng mang lại lợi ích cho cả UnionPay vì hệ thống cũng có kế hoạch tăng cường chấp nhận quốc tế.

Kể từ tháng 8, thẻ UnionPay hiện được chấp nhận tại một số cửa hàng ở Nam Phi, Úc, New Zealand, Canada và Nga. Siêu thị Pháp Carrefour và Wal-Mart khổng lồ của Hoa Kỳ cũng xử lý thanh toán bằng thẻ UnionPay. Công ty tuyên bố thẻ của họ có thể được sử dụng ở 173 quốc gia và khu vực.

UnionPay cũng phát hành thẻ quốc tế, bao gồm cả những người tham gia Vòng đai và Con đường ở Tanzania, Tajikistan và Lào. Trong khi các quốc gia và khu vực phát hành ‘chỉ’ dừng lại ở con số 54 thì có khuôn khổ rộng lớn hơn chấp nhận CBDC Trung Quốc.

Tài chính thương mại và chuỗi cung ứng là hai trong số các trường hợp sử dụng hàng đầu cho blockchain. Họ kết hợp chặt chẽ với các thế mạnh của giao dịch Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc dẫn đầu thế giới về các blockchain tài chính thương mại. Ví dụ, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc có nền tảng đã xử lý hơn 50 tỷ đô la giao dịch. Một trong những mạng lưới quốc tế Voltron gần đây đã thí điểm giao dịch xuyên biên giới bằng Nhân dân tệ thông qua HSBC. Sử dụng CBDC để giải quyết giao dịch on-chain là kịch bản tối ưu cho tất cả người chơi.

CEO Jeremy Allaire của công ty tài chính tiền điện tử Circle đã tóm tắt quan điểm của mình trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 8. Trong một thời gian, Trung Quốc đã nỗ lực để số hóa các liên kết tiền tệ với “sự hiểu biết rộng hơn về điều khoản đầu tư của đồng nhân dân tệ, sáng kiến Vành đai – Con đường và dự định sẽ hoàn thành vai trò đối tác thương mại của Trung Quốc”.

tien-ky-thuat-so-cua-ngan-hang-trung-uong-trung-quoc-se-giup-nhan-dan-te-thach-thuc-dong-do-la-nhu-the-nao

Jeremy Allaire – CEO Circle

Allaire nghĩ một cơ hội như vậy có thể “vượt qua được hệ thống ngân hàng phương Tây”.

Và đó không chỉ là một ý kiến của công ty nước ngoài. Công ty Zero One Think Tank của Trung Quốc đã tóm tắt quan điểm của mình: “Mục đích cơ bản của CBDC là thúc đẩy quốc tế hóa Nhân dân tệ, đặc biệt là trong môi trường chính sách “Một vành đai, Một con đường” để cải thiện tính tiện lợi của thanh toán xuyên biên giới bằng Nhân dân tệ, nâng tầm Nhân dân tệ như một công cụ định giá thanh toán thương mại quốc tế cũng như vị thế là nơi lưu trữ giá trị và tiền tệ dự trữ”.

Tuy nhiên, thông báo của Libra đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo cho CBDC. Benoît Coeuré của ECB cho rằng stablecoin này có khả năng thay thế đồng đô la lớn nhất. Nhưng ông tập trung vào tác động có thể có của stablecoin riêng tư do công ty tư nhân điều hành. Coeuré giải thích chắc chắn rằng:

Libra là hồi chuông cảnh tỉnh cho các ngân hàng trung ương tăng cường nỗ lực cải thiện hệ thống thanh toán hiện tại”.

Libra sẽ được rất nhiều loại tiền tệ hỗ trợ, bao gồm cả đô la Mỹ. RMB không nằm trong số đó và cơ sở người dùng khổng lồ của Facebook không bao gồm các cư dân Trung Quốc. Do đó, có những lo ngại về tầm ảnh hướng của nó đến RMB. Nếu CBDC được tập trung hoàn toàn ở trong nước, liệu Trung Quốc có quan tâm nhiều đến Libra không?

Wang Xin của PBOC giải thích quan điểm về điều này:

Nếu tiền kỹ thuật số được liên kết chặt chẽ với đồng đô la Mỹ, nó có thể tạo ra kịch bản tiền tệ có chủ quyền sẽ cùng tồn tại với các loại tiền kỹ thuật số lấy đô la Mỹ làm trung tâm. Về cơ bản, đô la Mỹ và Hoa Kỳ chính là boss. Nếu như vậy, nó sẽ mang lại một loạt các hậu quả chính sách kinh tế, tài chính và thậm chí là quốc tế”.

Giám đốc Mu Changchun tại ngân hàng trung ương thậm chí còn nói nhiều hơn về Libra. Vào đầu tháng 9, anh đã phát hành một khóa đào tạo về Libra và các loại tiền kỹ thuật số, nói rằng thông báo của Libra đã “gây sốc cho ngân hàng trung ương trên toàn thế giới”.

Tôi nghĩ rằng thật không quá khi coi Libra là lựa chọn thay đổi tiền tệ tiềm năng trên thế giới. Nếu thay đổi này không được xử lý tốt, nó có khả năng là một mối nguy hiểm tiềm ẩn rất lớn.

Bất chấp những thất bại gần đây của Libra, mục tiêu quốc tế hóa RMB của Trung Quốc đã bị Libra đe dọa. Vì vậy, Trung Quốc đang cố tung ra CBDC càng sớm càng tốt.

David Marcus của Facebook và Libra đồng tình với các mục tiêu quốc tế của CBDC:

Tôi nghĩ rằng mục tiêu của Trung Quốc không phải là trong nước. Tham vọng thực sự to lớn và có mục tiêu tái tạo lại mạng lưới tài chính của rất nhiều quốc gia có tài sản kỹ thuật số mà họ kiểm soát.

Minh Anh

    Tạp chí Bitcoin | Ledgerinsights

MỚI CẬP NHẬT

Bitcoin ETF Hoa Kỳ ghi nhận dòng vào 2,4 tỷ đô la khi ETF...

Các quỹ Bitcoin ETF giao ngay đã có ​​tuần đầu tư tốt thứ tư, trong khi các ETF tại Trung Quốc trải qua tuần...
eth

ETH có thể đạt đỉnh chu kỳ là 20.000 đô la vào năm 2025

Giá Ethereum (ETH) có thể chuẩn bị cho một đợt điều chỉnh trong những tuần tới trước khi tiếp tục đà tăng bền vững...
chính sách của Hoa Kỳ có thể khiến các nhà đầu tư crypto sợ hãi

Coin Center cảnh báo chính sách quản lý của Mỹ có thể khiến các...

Nhóm vận động phi lợi nhuận Coin Center vừa đưa ra cảnh báo rằng, mặc dù chiến thắng của Donald Trump có thể mang...

Thủ tướng Phạm Minh Chính báo hiệu đã đến lúc quản lý Bitcoin tại...

Hôm nay, Quốc hội đã tiến hành thảo luận về hai dự thảo luật quan trọng: Dự thảo Luật quản lý và đầu tư...

Ethereum vs Solana: Altcoin nào sẽ dẫn đầu trong chu kỳ này?

Sự thống trị của Ethereum trong không gian DeFi khiến nó trở thành lựa chọn hàng đầu cho các dự án ổn định và...

Tin vắn Crypto 23/11: Bitcoin có khả năng chạm mốc $180.000 vào năm 2026...

Từ nhận định Bitcoin có khả năng cán mốc $180.000 vào năm 2026 đến Aptos công bố kế hoạch tích hợp dịch vụ thanh...

Dòng chảy ra ròng 4,5 tỷ USD tạo nên động lực tăng giá cho...

Dữ liệu từ IntoTheBlock tiết lộ rằng đã có dòng tiền trị giá 4,5 tỷ USD rút khỏi các sàn giao dịch trong bảy...
Cơ quan quản lý Hoa Kỳ xuất bản Hướng dẫn về tiền điện tử

Cơ quan quản lý Hoa Kỳ xuất bản hướng dẫn về tiền điện tử...

Cơ quan Quản lý Công nghiệp Tài chính Hoa Kỳ (FINRA) đã công bố một hướng dẫn toàn diện dành cho các nhà đầu...
ca-voi-mua-altcoin

Cá voi đã tích lũy 3 altcoin này trong tuần qua

Xu hướng tăng của thị trường được kích hoạt bởi chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 5...
Bộ trưởng dịch vụ tài chính Ấn Độ bày tỏ sự hoài nghi về tiền điện tử

Bộ trưởng DFS Ấn Độ bày tỏ sự hoài nghi sâu sắc về tiền...

Mới đây, tại Hội nghị SBI Banking & Economics Conclave, M. Nagaraju, Bộ trưởng Bộ Dịch vụ Tài chính (DFS) của Ấn Độ, đã...

Giá Bitcoin có thể tăng lên tới 140.000 USD, quỹ đầu tư sử dụng...

Intelligent Alpha là một quỹ đầu tư trị giá 30 triệu USD, nơi trí tuệ nhân tạo (AI) hoàn toàn đảm nhận vai trò...

Ví Phantom vượt Coinbase trong bảng xếp hạng Apple App Store nhờ cơn sốt memecoin

Sự thay đổi trong xu hướng ưa chuộng của người dùng đối với các ứng dụng tiền điện tử đã tạo ra bất ngờ...
sol-tang-gia

Giá Solana (SOL) đạt ATH mới, mục tiêu tiếp theo ở đâu?

Solana (SOL) đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục $264,50 vào ngày 23/11, được thúc đẩy bởi đà tăng của Bitcoin (BTC) tiến...
Lạm phát Ethereum tăng vọt giữa những thay đổi của Dencun

Ethereum đang trải qua giai đoạn lạm phát dài nhất từ trước đến nay

Ethereum đang trải qua giai đoạn lạm phát dài nhất từ trước đến nay, với hơn 350.000 ETH (trị giá khoảng 1,1 tỷ USD)...

Những dự án này sẽ mở khóa 475 triệu USD vào tuần tới

Vào thứ Sáu, dữ liệu từ Tokenomist tiết lộ rằng thị trường tiền điện tử sẽ trải qua một đợt gia tăng nguồn cung...

Cộng đồng crypto hoảng sợ sau lời bình “Bitcoin là người chiến thắng” của...

Jim Cramer, người dẫn chương trình Mad Money, đã gây bất ngờ lớn cho cộng đồng đầu tư Bitcoin vào thứ Sáu, khi đưa...