Trang chủ Tạp chí Tìm hiểu Ethereum

Tìm hiểu Ethereum

Ethereum đã tự khẳng định vị trí số 2 trên thị trường tài sản kỹ thuật số (cryptoasset) sau Bitcoin. Nói ngắn gọn, Ethereum có nghĩa là một ‘Máy tính Thế giới (World Computer)’, có khả năng thay thế máy chủ tập trung với hàng ngàn nút (node) (các máy tính cá nhân) trên toàn thế giới.

Một quan niệm sai lầm phổ biến cho rằng Ethereum là một loại tiền tệ giống với Bitcoin. Ethereum không phải là một loại tiền tệ, nó là một nền tảng mã nguồn mở dựa trên blockchain mà bất kỳ ai cũng có thể phát triển ứng dụng phi tập trung (Dapps). Trong nền tảng Ethereum sử dụng một loại tiền tệ gọi là ether cho các ứng dụng được xây dựng trên nền tảng.

Nguồn gốc

Công nghệ Blockchain được Bitcoin giới thiệu lần đầu tiên như là một cách để theo dõi tài sản kỹ thuật số theo một cách cố định thông qua một sổ cái chia sẻ. Nhiều người đã sớm nhận ra rằng công nghệ blockchain không chỉ giới hạn trong một hệ thống tiền kỹ thuật số ngang hàng (peer-to-peer), nó có thể được sử dụng để lưu trữ bất kỳ thông tin nào có giá trị. Điều này mở ra nhiều trường hợp sử dụng công nghệ blockchain hơn cả tiền kỹ thuật số. Mọi người bắt đầu phát triển nhiều ứng dụng phi tập trung, tuy nhiên nó đòi hỏi một nguồn lực đáng kể cũng như kinh nghiệm về mã hóa (coding) và công nghệ mật mã (cryptography) cấp cao.

Năm 2013, Vitalik Buterin đã đề xuất Ethereum như một nền tảng mã nguồn mở làm giảm đáng kể hàng rào đầu vào cho các lập trình viên muốn phát triển các ứng dụng phi tập trung của riêng họ. Sự phát triển nền tảng này được tài trợ thông qua một crowdsale vào mùa hè năm 2014 và Ethereum đã chính thức được phát hành vào ngày 30/7/2015.

Hợp đồng thông minh

Tương tự như cách giao thức Internet HTTP (Giao thức truyền tải siêu văn bản) tạo điều kiện giao tiếp qua các mạng máy tính, Bitcoin và Ethereum được xem là các tầng giao thức vì chúng tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động trên blockchain. Trên tầng giao thức trên cùng, các nhà phát triển bên thứ ba có thể phát triển các chương trình riêng của họ trên tầng ứng dụng (application layer). Sự khác biệt chính giữa Bitcoin và Ethereum là sự dễ dàng phát triển trên tầng ứng dụng. Ngôn ngữ lập trình chính của Ethereum, Solidity, ít hạn chế so với khi phát triển trên nền tảng Bitcoin và đặc biệt là cho phép các nhà phát triển lập chương trình hợp đồng thông minh. Hợp đồng thông minh là mã máy tính có thể tạo điều kiện cho việc trao đổi bất kỳ thông tin nào có giá trị như tiền hoặc quyền sở hữu tài sản. Hợp đồng thông minh được gọi là “thông minh” vì chúng có thể tự hoạt động khi điều kiện cụ thể được đáp ứng, điều này giúp loại bỏ các bên trung gian ra khỏi giao dịch. Thực tế là các hợp đồng thông minh này chạy trên blockchain rất thú vị vì chúng có thể hoạt động một cách minh bạch và không gây mâu thuẫn, không có nguy cơ gian lận, kiểm duyệt hoặc can thiệp.

Một ví dụ thực tế của các hợp đồng thông minh đang được sử dụng là crowdfunding. Các nền tảng crowdfunding đương nhiệm như Kickstarter và Indiegogo hoạt động như các bên trung gian trong các giao dịch crowdfunding. Họ thu tiền từ những người ủng hộ công khai và trả tiền cho dự án nếu đạt được mục tiêu tài chính trước thời hạn. Các tổ chức này hữu ích nhưng phải trả một khoản phí cao cho dịch vụ của họ và có một rủi ro vốn có từ lỗi của con người. Ethereum cho phép thay thế các nền tảng này bằng hợp đồng thông minh tự trị. Toàn bộ giao dịch crowdfunding có thể được viết thành hợp đồng thông minh như được trình bày ở đây. Điều này cho phép bên trung gian cùng với mức phí cao của họ được cắt giảm cũng như nguy cơ rủi ro thấp hơn nhiều vì các hợp đồng thông minh cần phải giám sát công khai.

Ether

Như đã nói trong phần giới thiệu, Ethereum là nền tảng và ether là nguyên liệu được sử dụng để tạo ra các ứng dụng được xây dựng trên nền tảng. Mặc dù ether hiện nay được sử dụng như là một đồng tiền kỹ thuật số trong các giao dịch ngang hàng, nó còn được xem là một hàng hoá kỹ thuật số. Cũng giống như một chiếc xe hơi cần xăng để chạy động cơ, các ứng dụng được xây dựng trên nền tảng Ethereum cần ether để đạt được khả năng điện toán. Những thợ đào (miner) Ethereum cung cấp khả năng xử lý cho các DApps, và bù lại, họ được trả lại bằng ether.

ICO và Token của Ethereum

Các ứng dụng được xây dựng trên Ethereum sử dụng ether để hoạt động, tuy nhiên họ cũng có thể phát hành cryptotokens riêng của họ với Ethereum Token Standard. Các ứng dụng phát hành token của riêng họ có thể yêu cầu người dùng thu được các token này trước khi họ có thể truy cập hoặc tương tác với ứng dụng.

Initial Coin Offerings (ICOs), một hình thức crowdfunding thông qua việc phát hành các token, đã bùng nổ sự phổ biến vào năm 2017. Điều này phần lớn là do Ethereum Token Standard giúp các nhà phát triển tạo ra token của riêng họ mà không cần mã hóa blockchain của họ ngay từ đầu. Ngoài ra, các nhà phát triển xây dựng trên nền tảng Ethereum không bắt buộc phải có thợ đào của riêng họ, họ có thể dựa vào hàng ngàn thợ đào đã và đang xử lý các giao dịch trên blockchain của Ethereum. Vì có rất nhiều token được xây dựng bằng cách sử dụng Ethereum Token Standard, blockchain của Ethereum hiện đang xử lý gần một nửa giá trị đồng đô la trên tất cả các nền tảng blockchain, một con số lớn hơn cả Bitcoin.

Ethereum Classic và vụ hack của DAO

DAO (Tổ chức tự trị phi tập trung) từng là DApp được xây dựng trên Ethereum cho phép huy động vốn đầu tư mạo hiểm dựa trên crowd (đám đông). Đây là dự án phổ biến nhất trên Ethereum tại thời điểm đó và bởi vì nó được xây dựng trên blockchain của Ethereum, mã được hiển thị công khai. Một hacker (hoặc nhiều) nhận thấy một lỗ hổng trong mã DAO và đã có thể chuyển 3,3 triệu ether vào một tài khoản dưới sự kiểm soát của họ. Vì họ chiếm khoảng 15% trong tổng các ether đang lưu hành tại thời điểm đó, đội ngũ Ethereum quyết định thực hiện hard fork. Họ đã tạo ra hiệu quả một blockchain chính thức mới, một blockchain mà trong đó không bao giờ xảy ra chuyện hack nữa. Tuy nhiên, blockchain ban đầu, nơi từng xảy ra vụ hack, vẫn còn tồn tại và nhiều người chọn tiếp tục hỗ trợ nó. Để giảm nhầm lẫn, blockchain ban đầu được gọi là Ethereum Classic trong khi blockchain mới chính thức được xác nhận gọi là Ethereum.

Nguồn: Hackernoon

MỚI CẬP NHẬT

Đề xuất Arbitrum DAO đầu tư 7.500 ETH vào dự án ngoài hệ gây...

Kế hoạch tái đầu tư một phần lượng ETH trong kho bạc của Arbitrum vào các cơ hội sinh lợi đang vấp phải sự phản...
FXGuys ($FXG) so với XRP so với BNB: Đồng nào sẽ tăng trưởng 1000% trước

[QC] FXGuys ($FXG) so với XRP so với BNB: Đồng nào sẽ tăng trưởng...

Các chuyên gia đã theo dõi chặt chẽ FXGuys ($FXG), Ripple (XRP) và Binance coin (BNB) để tìm ra đồng nào sẽ tăng trưởng...
4-altcoin-btc

4 altcoin này cho thấy triển vọng bứt phá khi BTC tiếp tục đi...

Bitcoin (BTC) đã trượt xuống dưới mức $95.500 vào ngày 23/2 sau khi không thể vượt qua ngưỡng $100.000 vào ngày 21/2. Càng kéo...

eXch phủ nhận cáo buộc rửa tiền khi dự trữ ETH tăng vọt sau...

Nhóm Lazarus, được cho là thủ phạm đứng sau vụ hack 1,4 tỷ USD vào sàn Bybit, đang tìm cách rửa số tiền chiếm...

Hacker Bybit có thể đứng sau các vụ lừa đảo memecoin trên Solana: ZachXBT

Theo nhà điều tra on-chain ZachXBT, Lazarus Group, nhóm tội phạm bị tình nghi đứng sau vụ hack Bybit trị giá 1,4 tỷ USD,...

Ủy viên SEC Hester Peirce kêu gọi ý kiến công chúng về quy định...

Ủy viên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) Hester Peirce nhấn mạnh rằng sự đóng góp ý kiến từ công...
DeFi

DeFi và vấn đề thanh khoản: Làm thế nào để đảm bảo hệ sinh...

Khủng hoảng thanh khoản ở DeFi không phải là vấn đề mới, nhưng ngành này vẫn chưa tìm ra giải pháp bền vững. Trong...
Michael Saylor của Strategy ám chỉ việc tiếp tục mua Bitcoin

Michael Saylor của Strategy ám chỉ việc tiếp tục mua Bitcoin

Strategy, trước đây được biết đến với tên MicroStrategy, tiếp tục thể hiện cam kết mạnh mẽ với Bitcoin khi nhà sáng lập Michael...
ripple

CTO Ripple giải mã bí ẩn ví ấm: Lợi ích và rủi ro

Trong một phản hồi gần đây trên X, CTO Ripple, David Schwartz, giải thích về khái niệm ví ấm - một loại ví tiền...
Nước Mỹ đang quay trở lại đúng hướng để giành lại vị thế dẫn đầu về tiền điện tử

Nước Mỹ đang quay trở lại đúng hướng để giành lại vị thế dẫn...

Không thể phủ nhận rằng lễ nhậm chức của Tổng thống Trump đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với những nhà đổi...
XRP

Cảnh báo: XRP chuẩn bị cho một động thái lớn về giá

Sau nhiều ngày giao dịch đi ngang, các chỉ báo kỹ thuật cho thấy Ripple (XRP) đang chuẩn bị cho động thái giá quyết...

TVL của Solana giảm 30% – Liệu mạng lưới có thể phục hồi sau...

Tổng giá trị khóa (TVL) của Solana gần đây đã giảm xuống mức thấp mới là 9,9 tỷ đô la, đánh dấu một cột...

Sự chấp thuận của ETF sẽ giúp Solana thoát khỏi danh xưng ‘meme chain’

Khi Solana ra mắt vào năm 2020, Anatoly Yakovenko đã mang đến một tầm nhìn đầy tham vọng về việc xây dựng nền tảng...

Cá voi SHIB cuối cùng cũng quay lại: Tăng 90% dòng vốn vào

Shiba Inu (SHIB) có thể sắp phục hồi khi hoạt động của cá voi tăng mạnh. Với dòng vốn vào tăng hơn 90%, có...

TVL của NEAR Protocol tăng vọt 156% trong năm – Tiếp theo là gì...

Tổng giá trị bị khóa (TVL) trên mạng lưới NEAR Protocol (NEAR) đã ghi nhận mức tăng trưởng 156% trong năm qua, nhờ vào...
Hacker bắt đầu rửa số ETH từ sàn Bybit qua các nên tảng Cross-chain

Hacker bắt đầu rửa số ETH từ sàn Bybit qua các nên tảng Cross-chain

Trong vụ tấn công vào sàn giao dịch Bybit, hacker đã đánh cắp tổng cộng khoảng 499.395 ETH, trị giá khoảng 1,4 tỷ USD. Chỉ...