Một nghiên cứu độc lập được thực hiện bởi Autonomous Research đã phát hiện ra rằng hoạt động ICO trên toàn cầu đã giảm hơn 90% trong năm nay. Với mức cao khoảng 3 tỷ USD trong số tiền được huy động bởi doanh số bán hàng thông qua token vào đầu năm nay, các khoản đầu tư vào tháng 9 chưa tới 300 triệu USD, theo hãng này.
Hoạt động ICO giảm mạnh
Hoạt động ICO giảm đáng kể trong tháng 9, theo một nghiên cứu của Autonomous Research. Công ty cho biết:
Tháng trước, khoảng 300 triệu USD trong các quỹ ICO đã được huy động, tháng trước đó có nhỉnh hơn đôi chút, đạt hơn 400 triệu USD, một con số cực kỳ xa vời so với 2.4 tỷ USD vào tháng 1 năm nay. Nếu chúng tôi tính cả EOS và các token riêng khác, mức cao nhất sẽ lên tới hơn 3 tỷ USD, cho thấy hoạt động ICO hàng tháng giảm 90%.
Không tính đến dữ liệu “token riêng của EOS và token riêng khác”, số lượng quỹ ICO huy động được đã giảm 88.53% trong tháng trước kể từ tháng 1. Đúng ra, con số đó là 90.7%. “Chúng tôi đã quét dữ liệu cung cấp token từ tháng 9 và xu hướng tiếp tục giảm”, công ty nhấn mạnh.
Được thành lập vào năm 2009, Autonomous Research là một công ty nghiên cứu độc lập cung cấp các nghiên cứu đầu tư toàn cầu trong ngành ngân hàng, đầu tư, bảo hiểm, tài chính và dịch vụ thông tin. Autonomous Next là chi nhánh tại London của công ty tập trung vào “tác động của công nghệ lên tương lai của tài chính”, theo thông tin từ site công ty.
Nhà đầu tư thua lỗ bởi ICO
Autonomous Research ghi nhận ba lý do có thể giải thích sự sụt giảm hoạt động bán token. “Đầu tiên, có lẽ các nhà đầu tư đã phá giá ý tưởng mua một token tiện ích (không có gì, không ràng buộc về mặt pháp lý), và thay vào đó muốn mua cổ phần trong cùng một công ty”, hãng đã viết. Bằng cách kiểm tra “dữ liệu của Pitchbook về huy động vốn mạo hiểm từ blockchain và bitcoin”, công ty tìm thấy:
“Thực sự có một hiệu ứng tụt hậu trong quỹ mạo hiểm, với sự gia tăng vốn không đáng kể, đạt hơn 1 tỷ USD vào tháng 8/2018”.
Công ty tin rằng có hai lý do cho sự quan sát này: “các công ty fintech như Robinhood và Revolut xoay xở với tiền mã hóa” và “Bitmain cố gắng để hút vốn trước khi chào bán công khai”.
Cung cấp token bảo mật
Yếu tố thứ hai cho việc giảm hoạt động ICO liên quan đến dịch vụ cung cấp token bảo mật (STO). Theo Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Hoa Kỳ (SEC), ICO có thể là giao dịch chứng khoán và thuộc thẩm quyền của họ. “STO là những ICO mới”, chuyên gia tư vấn blockchain Michael K. Spencer viết, nói rằng “token bảo mật là chứng khoán tài chính thực sự”.
Trích dẫn rằng các khoản đầu tư vào các dịch vụ cung cấp token bảo mật đã không phát huy hết sức mạnh, nghiên cứu nhấn mạnh:
“STO sẽ không đạt được thị trường một cách nghiêm túc trong nửa năm nữa ít nhất là do khó lĩnh hội quy định”.
Lý do cuối cùng mà công ty đưa ra liên quan đến “sự sụp đổ/khủng hoảng trong khoản vay P2P của Trung Quốc kể từ năm 2015, và liệu nguồn vốn tìm kiếm rủi ro có bị ảnh hưởng trong ICO hay không”.
Trong khi Trung Quốc cố gắng đóng cửa tất cả các nhà cung cấp dịch vụ tiền mã hóa và ICO, thì hoạt động bán token vẫn còn. Ngân hàng Trung ương nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã thừa nhận tháng trước rằng một số nền tảng giao dịch mã hóa được thành lập ở Trung Quốc dù đã rời khỏi nước này để hoạt động ở nước ngoài nhưng vẫn tiếp tục cung cấp dịch vụ cho người dùng trong nước. Vào tháng 8, news.Bitcoin.com báo cáo rằng mô hình lending P2P ngày càng phổ biến ở Trung Quốc.
Xem thêm:
Nghi án gã khổng lồ Bitfinex dính líu tới đợt bán tháo Bitcoin
Tổng quan 9 stablecoin mới gia nhập thị trường tiền mã hóa
Theo TapchiBitcoin.vn/News.bitcoin