Trang chủ Tạp chí Token có “nguồn cung lưu hành thấp, FDV cao” đang là vấn...

Token có “nguồn cung lưu hành thấp, FDV cao” đang là vấn đề nan giải chưa có giải pháp

Tình trạng token có “nguồn cung lưu hành thấp, FDV* cao” đang trở thành vấn đề nổi cộm trong ngành tiền điện tử dẫn đến nhiều tranh luận trên mạng xã hội.

Mới đây, nhà nghiên cứu Flow gần đây đã thống kê rằng hơn 80% các token được niêm yết trên Binance trong 6 tháng qua đều đã giảm giá mạnh so với thời điểm niêm yết. Trong số 31 token được phân tích, chỉ có 5 dự án được đánh giá cao, bao gồm Memecoin (MEME), Ordi (ORDI), Jupiter (JUP) dựa trên Solana, Jito (JTO) và Dogwifhat (WIF).

Người dùng X Haseeb cho biết hầu hết các token đang thua lỗ này đều bị chế giễu là token “nguồn cung lưu hành thấp, FDV cao”, nghĩa là chúng có mức định giá bị pha loãng hoàn toàn lớn nhưng nguồn cung lưu hành vào ngày đầu tiên thấp.

Biểu đồ bên dưới so sánh các token này với Bitcoin (màu vàng) và có thể thấy sự phân cực rõ ràng. Điều cần lưu ý là dữ liệu so sánh đã loại trừ các yếu tố có thể gây nhiễu như memecoin và các token có TGE (sự kiện tạo token)* trước khi được list trên Binance như RON và AXL. 

Những token “nguồn cung lưu hành thấp FDV cao” được niêm yết trên Binance này đều đang giảm giá đồng loạt. Nguyên nhân do đâu? 

Có ba giả thuyết chính mà mọi người thường dùng để giải thích hiện tượng này, gồm:

1) VC/ KOL đang bán tháo cho nhà đầu tư nhỏ lẻ.

2) Nhà đầu tư nhỏ lẻ nổi cơn thịnh nộ, xả hết những đồng tiền này và thay vào đó chỉ mua memecoin.

3) Có quá ít nguồn cung để có thể khám phá giá một cách có ý nghĩa.

Tất cả đều có vẻ hợp lý nhưng cần kiểm tra xem chúng có chính xác không. Để kiểm chứng một cách khoa học, cần có một giả thuyết vô hiệu (null hypothesis) – giả thuyết rằng không có vấn đề sâu xa trong cấu trúc thị trường, mà chỉ đơn giản là có nhiều người bán hơn người mua, dẫn đến giá giảm.

Hãy cùng phân tích từng giả thuyết nêu trên để xem liệu có thể bác bỏ giả thuyết vô hiệu hay không, và xác định xem giả thuyết nào giải thích tốt nhất hiện tượng giảm giá của các token “nguồn cung lưu hành thấp, FDV cao”.

1. VC/ KOL đang bán tháo cho nhà đầu tư nhỏ lẻ

Nếu giải thuyết này là đúng, điều gì sẽ xảy ra?

Nếu các VC và KOL bán tháo, đáng lẽ các token có thời gian khóa ngắn sẽ giảm nhanh hơn, còn các dự án có thời gian khóa dài hoặc không có KOL sẽ ổn định hơn nhưng trên thực tế, kể từ khi niêm yết đến đầu tháng Tư, các token ổn định, không có dấu hiệu của việc bán tháo. Nhưng giữa tháng Tư, tất cả các token đồng loạt giảm mạnh.

Các token giảm mạnh cùng một lúc giữa tháng Tư, không phụ thuộc vào ngày niêm yết hay nhà đầu tư đứng sau. Trên thực tế các token này đều tồn tại chưa được 1 năm kể từ thời điểm TGE, nghĩa là các VC có thời gian khóa tối thiểu một năm vẫn còn bị khóa, không thể bán tháo được.

Tóm lại, dữ liệu không ủng hộ giả thuyết VC/ KOL bán tháo là nguyên nhân chính khiến các token đồng loạt giảm giá.

2. Nhà đầu tư nhỏ lẻ nổi cơn thịnh nộ, xả hết những đồng tiền này và thay vào đó chỉ mua memecoin

Nếu nhà đầu tư nhỏ lẻ tức giận xả bán các token mới và chuyển sang memecoin thì giá của các token mới giảm trong khi khối lượng giao dịch của memecoin tăng lên.

Biểu đồ SHIB so với các token “nguồn cung lưu hàng thấp, FDV cao” giảm giá.

Trên thực tế, biểu đồ khối lượng giao dịch của SHIB và Solana DEX cho thấy cơn sốt memecoin bùng nổ vào tháng Ba, trong khi các token mới giảm vào tháng Tư, hoàn toàn không trùng khớp về thời gian.

Khối lượng giao dịch không chứng kiến sự chuyển dịch rộng rãi từ token mới sang memecoin. Do đó, vấn đề nằm ở giá các token mới giảm, không phải ở khối lượng giao dịch.

Biểu đồ Solana DEX.

Có thể các VC sở hữu quá nhiều trong các dự án này, làm nhà đầu tư nhỏ lẻ tức giận và bán tháo. Nhưng phân bổ token trong các dự án từ 2017-2020 cho thấy phần lớn cũng thuộc về nội bộ (đội ngũ và nhà đầu tư), tương tự hiện tại.

Biểu đồ phân bổ token trong giai đoạn 2017-2020.

Nhìn vào phần tô đỏ có thể thấy đó là số token được chuyển cho nội bộ (đội ngũ và nhà đầu tư): SOL 48%, AVAX 42%, BNB 50%, STX 41%, NEAR 38% và cho đến hiện tại, tỷ lệ gần như tương đồng. Hơn nữa, những “đồng coin của VC” này đã thành công, ngay cả sau khi các token được mở khóa hoàn toàn.

Tóm lại, việc cho rằng các token hiện tại bị ảnh hưởng bởi VC nhiều hơn so với trước đây không phải là lý do hợp lý cho sự sụt giảm giá hiện nay, vì điều tương tự cũng đã xảy ra trong các chu kỳ trước đó và các token đó vẫn thành công. Mặc dù có vẻ hợp lý và hấp dẫn nhưng nó không khớp với thực tế khối lượng giao dịch và thời gian giảm giá của các token mới.

3. Có quá ít nguồn cung để khám phá giá

Giả thuyết này cũng nghe có vẻ hợp lý.

Binance Research đã công bố một báo cáo đẹp minh họa vấn đề token có nguồn cung lưu hành thấp:

Có vẻ như trung bình là khoảng 13% – một mức rất thấp, rõ ràng là thấp hơn nhiều so với các token trong quá khứ.

Người dùng X Doug Colkitt đã thu thập dữ liệu và thấy rằng tỷ lệ nguồn cung lưu hành trung bình của các token này tại thời điểm TGE trong chu kỳ trước là 13%.

Nguồn: X

Một phần báo cáo của Binance Research có một đồ thị đang gây sốt trong cộng đồng, khẳng định rằng các token ra mắt vào năm 2022 có nguồn cung lưu thông trung bình tại thời điểm ra mắt là 41%. Trên thực tế hoàn toàn không có dự án nào ra mắt với 41% nguồn cung lưu hành ngay ngày đầu tiên vào năm 2022.

Thật khó tin!

Xem xét các token được niêm yết trên Binance vào năm 2022: OSMO, MAGIC, APT, GMX, STG, OP, LDO, MOB, NEXO, GAL, BSW, APE, KDA, GMT, ASTR, ALPINE, WOO, ANC, ACA, API3, LOKA, GLMR , ACH, IMX thấy rằng IMX, OP và APE tương tự như các dự án mới nhất đang được so sánh, với IMX – 10% nguồn cung lưu hành vào ngày đầu, APE – 27% (nhưng 10% trong số đó là ngân quỹ APE nên chỉ còn 17% nguồn cung lưu hành), và OP là 5%.

Mặt khác, LDO (đã mở khóa 55%) và OSMO (đã mở khóa 46%), nhưng chúng đã tồn tại hơn một năm trước khi niêm yết trên Binance, vì vậy việc so sánh các danh sách đó với danh sách mới nhất hoàn toàn không phù hợp.

Có vẻ như việc niêm yết các token này cùng với các coin ngẫu nhiên như NEXO hoặc ALPINE là nguyên nhân giúp chúng đạt được con số cao điên rồ này.

Họ không phải đang xác định một xu hướng TGE thực sự mà là xác định xu hướng trong loại token nào Binance đã niêm yết mỗi năm.

13% tổng cung lưu thông giống như các chu kỳ trướ nhưng vẫn quá ít để cho phép khám phá giá. Thị trường chứng khoán không gặp vấn đề này.

Nhưng xét một cách nghiêm túc thì việc có nguồn cung lưu thông cực kỳ thấp thực sự là một vấn đề. WLD là một ví dụ đặc biệt điển hình, với nguồn cung lưu hành chỉ khoảng 2%. FIL và ICP cũng có nguồn cung lưu hành cực kỳ thấp khi ra mắt, dẫn đến biểu đồ giá cực kỳ tồi tệ. Nhưng hầu hết các đồng tiền trong nhóm Binance này đều ở trong phạm vi bình thường với các tỷ lệ nguồn cung lưu hành trong ngày đầu tiên.

Mặc dù nguồn cung thấp có thể gây ra vấn đề trong việc xác định giá, nhưng không có dấu hiệu mạnh mẽ nào cho thấy rằng các dự án với nguồn cung thấp bị trừng phạt trong khi các dự án có nguồn cung cao vẫn hoạt động bình thường.

Vì vậy, giả thuyết thứ ba này nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng không thuyết phục sau khi xem xét dữ liệu.

Giải pháp?

Có một số giải pháp được đề xuất để cải thiện tình trạng này. Hãy cùng xem xét 6 giải pháp dưới đây và kiểm tra tính khả dụng của chúng:

#1. ICO trở lại: Mặc dù điều này có vẻ là một giải pháp đơn giản, nhưng ICO đã có những hạn chế đáng kể như bán ra sau khi niêm yết và vấn đề về quy định. Ngoài ra, ICO bị cấm ở nhiều lãnh thổ, làm cho đề xuất này không thực tế.

#2. Mở khóa ngay lập tức 100%: Đề xuất này đối mặt với các trở ngại pháp lý cho nhà đầu tư Mỹ và có thể làm trầm trọng thêm những lo ngại về việc các nhà đầu tư mạo hiểm bán token. Hơn nữa, kinh nghiệm trong quá khứ đã cho thấy tầm quan trọng của việc khoá token của team.

#3. Giới thiệu bookrunners* như các IPO truyền thống: Mặc dù ý tưởng này có thể tiềm ẩn sự cần thiết cho các lần ra mắt token, nhưng một số người ưa thích cấu trúc thị trường đơn giản hơn với ít trung gian hơn.

#4. Niêm yết token ở mức giá thấp hơn: Điều này có thể dẫn đến hoạt động không hiệu quả và chỉ có lợi cho những trader sớm, mà không mang lại bất kỳ lợi ích nào cho nhà đầu tư bán lẻ trong dài hạn.

#5. Quay lại với ra mắt công bằng: Về mặt lý thuyết, ra mắt công bằng có vẻ hấp dẫn nhưng không chứng minh được thành công trong thực tế, khi các team thường bỏ dự án.

#6. Tăng cường phân phối token: Mặc dù phân phối nhiều hơn có thể cải thiện sự phân quyền và khám phá giá, nhưng phân phối quá nhiều có thể không bền vững và có thể cản trở sự thành công dài hạn của dự án.

Tóm lại, mặc dù có nhiều giải pháp được đề xuất để giải quyết các thách thức liên quan đến ra mắt token và khám phá giá, tìm kiếm một giải pháp hiệu quả và bền vững đòi hỏi sự cân nhắc cẩn thận về sự phức tạp và động lực của thị trường tiền điện tử.

*Fully Diluted Valuation (FDV) là thuật ngữ để chỉ tổng giá trị của một tài sản kỹ thuật số nếu tất cả các token tiềm năng được phát hành và lưu hành. Cụ thể, FDV được tính bằng cách nhân giá hiện tại của một token với tổng số lượng token tối đa có thể tồn tại sau khi tất cả các token có thể phát hành đều được tung ra thị trường. Đây là một cách để đánh giá tiềm năng vốn hóa thị trường của một tài sản kỹ thuật số trong trường hợp tối đa hóa nguồn cung.

*Token Generation Event (TGE), còn được gọi là sự kiện tạo token, là quá trình một công ty hoặc dự án phát hành và phân phối token kỹ thuật số cho người dùng hoặc nhà đầu tư. Đây là một phương thức huy động vốn tương tự như Initial Coin Offering (ICO) nhưng tập trung vào quá trình kỹ thuật của việc tạo và phát hành token.

*Bookrunners là các tổ chức tài chính hoặc các ngân hàng đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý quy trình niêm yết và phát hành của một cổ phiếu hoặc một loại tài sản tài chính khác. Trong ngữ cảnh của IPO, các bookrunners thường là các ngân hàng đầu tư hàng đầu hoặc các công ty chứng khoán có uy tín, và họ chịu trách nhiệm tập hợp đơn đặt hàng từ các nhà đầu tư tiềm năng, đảm bảo việc quảng bá đúng đắn cho quá trình IPO và quản lý việc giao dịch cổ phiếu khi đã niêm yết trên thị trường. Trong ngữ cảnh của việc niêm yết token, bookrunners có thể tham gia trong quá trình quảng bá, xây dựng thị trường và quản lý quá trình niêm yết và phát hành token.

Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn

Theo dõi Twitter: https://twitter.com/tapchibtc_io

Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin 

Itadori

Tạp chí Bitcoin

MỚI CẬP NHẬT

Kẻ lừa đảo trên Coinbase tuyên bố kiếm được 5 con số mỗi tuần

Kẻ lừa đảo Coinbase tuyên bố kiếm được 5 con số một tuần nhắm...

Các nhóm lừa đảo phishing trong lĩnh vực crypto đang kiếm được thu nhập đáng kinh ngạc, lên đến năm con số hàng tuần,...
Bitcoin

MARA Holdings hoàn tất đợt chào bán nợ 1 tỷ đô la để mua...

Vào thứ 5, MARA Holdings thông báo đã hoàn tất đợt chào bán 1 tỷ đô la tín phiếu kỳ hạn đến 10 năm...

Cơn sốt memecoin giúp Solana đạt doanh thu kỷ lục 8,35 tỷ USD

Với việc memecoin ngày càng trở nên phổ biến, doanh thu hàng ngày và phí giao dịch trên Solana đã chạm mức kỷ lục....

DWF Labs ra mắt quỹ 20 triệu USD để hỗ trợ các dự án...

DWF Labs, nhà đầu tư và nhà tạo lập thị trường Web3 có trụ sở tại Dubai, đã ra mắt quỹ 20 triệu USD...
CHILLGUY

Memecoin TikTok CHILLGUY tăng vọt 101% bất chấp lời đe dọa pháp lý của...

Thị trường crypto rơi vào hỗn loạn sau khi Phillip Banks, người tạo ra meme “Chill Guy” nổi tiếng, tuyên bố kế hoạch phát...

Giá Bitcoin tiến gần $100.000, OI CME lần đầu tiên vượt 215.000 BTC

Bitcoin (BTC) lần đầu tiên tiến gần đến mức vốn hóa thị trường 2 nghìn tỷ USD sau khi giá tăng thêm $30.000 kể...
Aave

Khối lượng cho vay của Aave tăng gấp 3 lần so với đầu năm,...

Giao thức DeFi hàng đầu Aave đã đạt cột mốc đáng chú ý 10 tỷ đô la trong các khoản vay đang hoạt động,...
eth-stablecoin-thanh-khoan

Ethereum thống trị thanh khoản của stablecoin với thị phần hơn 52%

Mặc dù các blockchain như TRON và Solana đang tạo ra sự chú ý với các đợt phát hành stablecoin mới, nhưng Ethereum vẫn...

Tin vắn Crypto 21/11: Bitcoin có thể không chứng kiến ​​sự điều chỉnh cho...

Từ nhận định Bitcoin có thể không chứng kiến ​​sự điều chỉnh cho đến khi vượt mốc $100.000 đến BitGo ra mắt công ty...

Giá SUI giảm 11% khi blockchain Sui ngừng hoạt động hơn một giờ

Vào ngày 21 tháng 11, blockchain layer 1 Sui, được thiết kế nhằm triển khai các hợp đồng thông minh một cách nhanh chóng,...

Vốn hóa thị trường của Bitcoin tiến gần 2 nghìn tỷ USD, nhắm tới...

Vốn hóa thị trường của Bitcoin đã tăng vọt, với tài sản này đạt mức cao nhất mọi thời đại mới trong ngày hôm...

Bybit ra mắt 3 Launchpool mới là MORPHO, THRUST và MAJOR cho người dùng...

Sàn giao dịch Bybit đã công bố sự ra mắt 3 dự án Morpho (MORPHO), Thruster (THRUST) và Major (MAJOR) từ 17:00 ngày 21 tháng...

DOGE hay SHIB: ChatGPT Tiết Lộ Meme Coin Tốt Nhất Cho 2025!

Ngày càng nhiều nhà đầu tư crypto chuyển sang sử dụng ChatGPT để tìm ý tưởng giao dịch và định hướng chiến lược. Và...

Binance chứng kiến dòng ra mạnh mẽ buộc phải sử dụng quỹ dự trữ...

Những thông tin lan truyền trong cộng đồng gần đây chỉ ra rằng Binance đang đối mặt với làn sóng rút tiền quy mô...
hack-upbit-trieu-tien

Hàn Quốc xác nhận Triều Tiên đứng sau vụ hack Upbit trị giá 50...

Ngày 21/11, Cơ quan điều tra quốc gia Hàn Quốc đã xác nhận rằng vụ tấn công làm thất thoát 342.000 đồng Ether (ETH)...

SEC phân phối 4,6 triệu đô la cho các nhà đầu tư chịu thiệt...

Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã chuyển 4,6 triệu đô la tiền bồi thường cho các nhà đầu tư...