Nick Agar, nhà sáng lập AXIA đã nói về tài sản siêu giảm phát và giá trị của chúng đối với các dự án và không gian tiền điện tử.
Nick Agar – Nhà sáng lập AXIA
Agar đang bắt đầu tạo ra một đồng coin có mục đích giảm cung theo thời gian. Điều này hoàn toàn đối lập với lạm phát, khi nguồn cung tăng lên. Cả giảm phát và lạm phát đều ảnh hưởng đến giá trị của tài sản theo những cách khác nhau.
“Đồng đô la Mỹ là đồng tiền dự trữ hiện tại, do đó hệ thống tiền tệ của nó có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn cầu. Rõ ràng là đồng đô la Mỹ đã liên tục mất sức mua do lạm phát kể từ khi từ bỏ chế độ bản vị vàng”.
Tài sản giảm phát hoạt động khi nguồn cung giảm. Điều này làm tăng giá trị, vì cung giảm sẽ khiến tài sản trở nên hiếm hơn theo thời gian.
“Vì tiền tệ không được định giá trong môi trường chân không và được đo lường dựa trên giá trị tương đối, nên một công cụ giảm phát có thể bảo vệ khỏi việc mất sức mua và cũng có thể được coi là một kho lưu trữ giá trị”.
Con dao hai lưỡi của sự khan hiếm
Mặc dù khan hiếm là yếu tố then chốt, nhưng điều này vốn dĩ không làm cho giá trị gắn liền với tiền điện tử hoặc tài sản. Theo quan điểm của Agar, Bitcoin là một ví dụ về một tài sản giảm phát. Tuy nhiên, nó tồn tại cạm bẫy.
“Nhiều người coi Bitcoin là tài sản giảm phát và do đó nó là vật lưu trữ giá trị. Điều này chủ yếu là do Bitcoin có nguồn cung hữu hạn và sẽ không bao giờ tăng. Vì vậy, mọi người có thể nắm giữ với suy nghĩ rằng nó có thể ngăn chặn sự suy giảm giá trị”.
Tuy nhiên, Bitcoin chỉ có giá trị ở mức độ mà mọi người tin rằng nó có giá trị. Mọi người mua nó với hy vọng rằng ai đó sẽ trả nhiều tiền hơn cho nó trong tương lai, đó là quy luật cung cầu trong kinh tế học. Do đó, tại sao nó được xem như một tài sản đầu cơ”.
Tuy nhiên, Agar giải thích rằng nguồn cung bị hạn chế của Bitcoin là một con dao hai lưỡi. Nó có thể dẫn đến tăng giá, do đó, khuyến khích mọi người hold. Nhưng sau đó, điều này làm suy yếu mục đích sử dụng như một loại tiền tệ khi mọi người sử dụng nó để đầu tư đầu cơ.
Chiến đấu chống lại một hệ thống…
Đối với Agar, mục đích cuối cùng của tiền điện tử giảm phát là có một mô hình kinh tế chiến đấu chống lại người giám sát truyền thống.
“Chúng ta đang sống trong một thế giới mà nhiều người làm việc rất chăm chỉ nhưng chỉ tiến được một bước và lùi hai bước do một hệ thống đang hoạt động chống lại họ. Với sự hiểu biết này là tại sao đồng tiền giảm phát thay vì lạm phát sẽ mang lại lợi ích to lớn cho nhiều người trên thế giới về mặt ít nhất là bảo vệ sự giàu có theo thời gian”.
“Mục tiêu của tiền điện tử giảm phát là để bảo vệ khỏi mất sức mua và cung cấp một kho lưu trữ giá trị. Họ cũng có thể cung cấp một cách bổ sung để thực hiện các giao dịch và trao đổi một cách hiệu quả hơn. Hơn nữa, điều này mang lại mức độ cạnh tranh tiền tệ phù hợp cho thị trường, cho phép các cá nhân xác định công cụ nào đáp ứng tốt nhất các mục tiêu của chính họ”.
Nhìn chung, Agar coi tiền điện tử là một tài sản tài chính công bằng hơn đối với nhiều người.
“Tiền điện tử có thể dễ dàng tiếp cận hơn các công cụ tài chính khác, nó có thể được coi là kho lưu trữ giá trị”.
Đánh giá giá trị để tránh rủi ro
Tuy nhiên, trong khi đây là những lý tưởng và mục tiêu cao cả, sẽ có những rủi ro khi nói đến bất kỳ loại hình đầu tư tiền điện tử nào.
“Biết rằng nếu một token không có giá trị cơ bản ngoài nhận thức và sự tin tưởng thuần túy, thì giá trị của nó có thể bốc hơi bất cứ lúc nào. Có nguy cơ rủi ro rõ ràng, đặc biệt là ngành công nghiệp tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, những token cung cấp giá trị cơ bản thực sự và liên tục cũng như tiện ích sẽ vững bước trước thử thách của thời gian”.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
- Bitcoin bất ngờ vọt lên trên $55k và vốn hóa thị trường vượt mốc $1 nghìn tỷ lần nữa – Tiếp theo là gì?
- Soros Fund Management đang rút tiền khỏi cổ phiếu và đổ một phần vốn vào tiền điện tử
Ông Giáo
Theo BeinCrypto