Dù yêu hay ghét thì những công ty lớn nhất thế giới cũng không thể làm ngơ blockchain được nữa.
Dựa trên danh sách các công ty đại chúng lớn nhất thế giới của Forbes 2000 được công bố hôm nay, các tập đoàn lớn lớn nhất trên thế giới như Ngân hàng Công thương Trung Quốc, công ty đầu tư khổng lồ Berkshire Hathaway, và gã khổng lồ Apple đều đang ở các giai đoạn khác nhau trong việc khám phá công nghệ Blockchain.
Nhưng điều đó không có nghĩa là họ là tín đồ của blockchain. Hầu hết các công ty đã rất kín tiếng về các hoạt động của họ cho đến nay. Họ chọn cách âm thầm thực hiện những nghiên cứu của riêng mình thay vì công khai và xuất hiện trên các mặt báo.
Tuy nhiên, mỗi công ty ở đầu danh sách này được lựa chon dựa trên một điểm số tổng hợp trong việc xem xét doanh thu, lợi nhuận, tài sản và giá trị thị trường là minh chứng cho việc công nghệ đã chiếm được lĩnh tương lai của nhiều ngành công nghiệp như thế nào.
Đứng đầu danh sách, trong năm thứ hai liên tiếp, là Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), với doanh thu 165 tỉ USD và tổng tài sản 4,2 nghìn tỷ USD. Sau khi phủ nhận việc hợp tác với sàn giao dịch chứng khoán dựa trên Blockchain Tzero, chúng ta đã có cái nhìn đầu tiên về những gì mà ngân hàng khổng lồ này thực sự đang hướng tới đến đầu năm nay.
Trong một bằng sáng chế nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ của Trung Quốc, ICBC đã mô tả một ý tưởng sử dụng công nghệ blockchain để xác minh các chứng chỉ số bằng cách sử dụng một blockchain thay vì một cơ quan trung ương đáng tin cậy. Mặc dù không có gì khác được tiết lộ công khai về việc nghiên cứu blockchain bí mật của ngân hàng nhưng các kế hoạch gợi nhớ đến những nỗ lực dựa trên blockchain khác nhằm tìm kiếm chứng chỉ chứng khoán trên blockchain thay vì trong két của Kho lưu trữ Chứng khoán Trung ương trên toàn thế giới.
Theo sát phía sau ICBC là Tổng công ty Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB), với doanh thu 143 tỷ USD và tổng tài sản là 2,61 nghìn tỷ USD. Tháng 9 năm ngoái, CCB tiết lộ rằng họ đang sử dụng nền tảng Blockchain của IBM để sắp xếp và tổ chức cách các ngân hàng và các công ty bảo hiểm hợp tác bán một số sản phẩm của họ.
Đứng vị trí thứ ba là JPMorgan, một trong những hãng dịch vụ tài chính lâu đời nhất trên thế giới, với doanh thu trị giá 118 tỷ USD và tổng tài sản trị giá 2,7 nghìn tỷ USD. Bất chấp sự phản đối của Giám đốc điều hành Jamie Dimon đối với Bitcoin, công ty của ông đã nổi lên như một trong những doanh nghiệp cam kết lâu dài với công nghệ blockchain. Sau khi lần đầu tiên đóng góp nền tảng blockchain được phát triển nội bộ, Quorum cho cộng đồng mã nguồn mở, JPMorgan đã chứng kiến sự quan tâm của người dùng bao gồm gã khổng lồ dược phẩm Pfizer (đứng thứ 44 trong danh sách với doanh số 52 tỷ USD) và gã khổng lồ thông tin IHS Markit (đứng thứ 1.211 trong danh sách với doanh thu 3,6 tỷ USD).
Hoán đổi vị trí với JPMorgan để đứng vị trí thứ tư trong danh sách năm nay là Berkshire Hathaway, với doanh số 235 tỷ USD và tổng tài sản trị giá 702 tỷ USD. Tương tự như như Dimon, nhà sáng lập và giám đốc điều hành của Berkshire Hathaway, Warren Buffet là một người có thái độ hoài nghi với tiền mã hóa. Ông đã so sánh bitcoin với thuốc chuột. Nhưng điều đó đã không ngăn các công ty của ông ta khám phá công nghệ blockchain – nền tảng của các loại tiền mã hóa như một cách để theo dõi sự xuất hiện của kim cương và thậm chí cả việc vận chuyển hàng hóa được giao trên đường sắt của Buffet.
Xếp vị trí thứ 5 là Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, với tài sản 3,4 nghìn tỷ USD, nhưng doanh số bán hàng tương đối nhỏ 129 tỷ USD. Đầu năm nay, ngân hàng nhà nước này tiết lộ họ đang nghiên cứu một mạng lưới phân quyền để cung cấp các khoản vay nông nghiệp không đảm bảo cho các thương nhân thương mại điện tử.
Ngân hàng Hoa Kỳ, ngân hàng Wells Fargo và ngân hàng Trung Quốc xếp ở vị trí thứ sáu, bảy và chín. Các ngân hàng này đều thực hiện các dự án blockchain của riêng họ để tổ chức một loạt các quy trình công việc tài chính.
Xếp ở vị trí thứ 8 là gã khổng lồ công nghệ Apple, công ty duy nhất trong số 10 công ty đại chúng lớn nhất, với doanh số 247 tỷ USD và tài sản trị giá 367 tỷ USD. Apple cũng đã gần như im lặng về bất kỳ dự án blockchain tiềm năng nào, cho đến khi CoinDesk báo cáo về một bằng sáng chế được đệ trình bởi công ty này về việc sử dụng công nghệ blockchain đối với dữ liệu dấu thời gian. Trong khi bản thân công ty hầu như giữ kín tiếng về việc nghiên cứu blockchain của mình thì nhà đồng sáng lập Apple Steve Wozniak là một người ủng hộ tiền mã hóa, mặc dù ông đã rời bỏ công ty từ nhiều năm trước.
Đứng ở vị trí thứ 10 trong danh sách là công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới, Ping An Insurance tại Trung Quốc, với doanh thu 141 tỷ USD và khối tài sản trị giá 1,06 nghìn tỷ USD. Mặc dù các nỗ lực blockchain của Ping An phần lớn đã được giữ kín nhưng công ty đã tham gia vào hiệp hội sổ cái phân tán R3 vào năm 2016, và được cho là đã giúp Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin nghiên cứu Blockchain.
Trong danh sách Global 2000 của năm nay, có vẻ như đại đa số các công ty lớn nhất trên thế giới cũng đang khám phá blockchain. Có thể kể ra một vài cái thên nổi bật nhất như Microsoft (thứ 20), Alphabet (thứ 23) và Walmart (thứ 24), nhà sản xuất ô tô Đức, Daimler (thứ 29) và ngân hàng Nga, Sberbank (thứ 47).
Có lẽ điều nổi bật nhất là sự đa dạng của các công ty đang khai thác blockchain trong danh sách. Bắt đầu như một công cụ công nghệ tài chính với việc tạo ra Bitcoin một cách nhanh hơn, rẻ hơn để chuyển tiền xuyên biên giới, Blockchain đã phát triển thành một công nghệ để di chuyển tất cả các loại giá trị – và chính dữ liệu mà không phụ thuộc vào chính quyền trung ương. Mọi danh mục các ngành trong danh sách – bao gồm dầu khí, viễn thông, chất bán dẫn, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, bán lẻ và nhiều hơn nữa – đều có sự hiện diện của các công ty đang tiến hành việc khám phá công nghệ blockchain.
Theo: TapchiBitcoin.vn/forbes.com
Xem thêm:
- Mối quan tâm mới của Facebook là các công ty Blockchain
- Bất chấp Mùa đông Crypto, số lượng các công ty Blockchain ở Thụy Sĩ và Liechtenstein vẫn tăng
- Cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp gia nhập Hội đồng quản trị của Công ty Blockchain Setl