Có rất nhiều các crypto ngoài thị trường. Gần như ngày nào cũng có crypto mới ra đời và cũng có những crypto cũ biến mất nhanh như cách chúng xuất hiện vậy. Điều này khiến chúng ta dễ bị choáng ngợp.
Nếu bạn mới đặt chân vào thị trường tiền tệ kỹ thuật số, đây sẽ là điểm bắt đầu tuyệt vời để tìm hiểu về tốp 50 crypto (tính theo giá trị vốn hóa thị trường). Thậm chí, nếu bạn đã có những kiến thức về crypto thì đây cũng là một nguồn tài liệu tuyệt vời nếu bạn cảm thấy bị nhầm lẫn hoặc muốn tìm hiểu thêm về các coin mới xuất hiện trong xếp hạng này.
Chúng tôi hi vọng chỉ cho bạn đi đúng hướng, thúc đẩy bạn nghiên cứu, tìm hiểu và giúp bạn tránh xa những nguy cơ lừa đảo trên thị trường.
Thông tin trong loạt bài viết này là kết quả của hàng trăm giờ nghiên cứu của tôi và những đồng nghiệp khác.
Lưu ý rằng danh sách này đang thay đổi liên tục và tôi sẽ cố gắng hết sức để giữ cho nó được cập nhật, nhưng top 50 luôn thay đổi hàng ngày! Vui lòng tham khảo coinmarketcap.com để biết thông tin mới nhất về 50 crypto hàng đầu và giá của chúng.
Cũng lưu ý rằng đây là xếp hạng theo giá trị vốn hóa thị trường theo thời điểm bài viết này và không hề được xếp hạng theo ý thích/tiềm năng lợi nhuận của chúng tôi.
Bắt đầu nào!
- Bitcoin (BTC)
Là ông vua trong thế giới crypto, Bitcoin giờ đây là cái tên quen thuộc. Với nhiều người, Bitcoin đồng nghĩa với “cryptocurrency”. Mục đích của crypto là cung cấp một phiên bản tiền tự điện tử hoạt động thông mô hình ngang hàng (peer-to-peer) để cho phép các thanh toán được thực hiện trực tuyến mà không cần đến bên thứ ba (như Mastercard).
Sự gia tăng nhanh chóng của giá Bitcoin đã khiến số lượng các nhà đầu tư Bitcoin mới bùng nổ. Sự gia tăng lợi nhuận khổng lồ đã làm gia tăng số lượng các thương gia chấp nhận Bitcoin như một hình thức thanh toán hợp pháp. Bitcoin đang nhanh chóng tiến tới mục tiêu trở thành một loại tiền tệ được chấp nhận trên toàn thế giới.
Sự phát triển của Bitcoin được dẫn dắt bởi nhà phát triển Bitcoin Core Wladimir J. van der Laan, người đảm nhận vai trò này vào ngày 8 tháng 4 năm 2014. Sự thay đổi của Bitcoin được quyết định một cách dân chủ bởi cộng đồng.
Để có được cái nhìn sâu hơn về Bitcoin, bao gồm giải thích về việc khai thác mỏ Bitcoin, lịch sử của Bitcoin, phân tích giá trị của Bitcoin và mô tả về cách bitcoin thực sự hoạt động, hãy xem bài viết hướng dẫn toàn diện “Bitcoin là gì? Mọi thứ bạn cần biết về Bitcoin”.
- Ethereum (ETH)
Ethereum là nền tảng cách mạng mang khái niệm “hợp đồng thông minh” vào blockchain. Được phát hành lần đầu tiên vào tháng 7 năm 2015 bởi Vitalik Buterin, 21 tuổi, Ethereum đã nhanh chóng nổi lên trong thị trường crypto.
Buterin có một đội ngũ các nhà phát triển nghiên cứu để phát triển nền tảng Ethereum.
Ethereum có khả năng xử lý các giao dịch một cách nhanh chóng và phí giao dịch rẻ trên blockchain tương tự như Bitcoin, nhưng cũng có khả năng chạy các hợp đồng thông minh.
Đọc thêm Ethereum là gì?
- Ripple (XRP)
Ripple được tạo ra nhằm cải thiện tốc độ các giao dịch tài chính, cụ thể là các giao dịch ngân hàng quốc tế.
Bất cứ ai đã từng gửi tiền quốc tế đều biết rằng hiện tại phải mất từ 3-5 ngày làm việc xác thực giao dịch. Việc rút tiền, lên máy bay, và bay đến đích hơn còn nhanh hơn là gửi qua đường điện tử! Chưa đề cập đến việc bạn sẽ phải trả phí giao dịch quá mức – thường ở khoảng 6% nhưng có thể thay đổi tùy thuộc vào tổ chức tài chính.
Mục tiêu của Ripple là làm cho các giao dịch này trở nên nhanh chóng (chỉ mất khoảng 4 giây) và chi phí rẻ.
Đội ngũ của Ripple hiện nay bao gồm hơn 150 người, làm cho nó trở thành một trong những crypto lớn nhất trong thế giới cryptocurrency. Đội ngũ này được lãnh đạo bởi Giám đốc điều hành Brad Garlinghouse, người có một lý lịch đầy ấn tượng bao gồm các vị trí cấp cao trong các tổ chức khác như Yahoo và Hightail.
- Bitcoin Cash (BCH)
Bitcoin Cash đã được tạo ra vào ngày 1 tháng 8 năm 2017 sau một “hard fork” của Bitcoin. Trong nhiều năm, một cuộc tranh luận đã xảy ra trong cộng đồng Bitcoin về việc có nên tăng kích thước khối với hi vọng làm giảm bớt một số tắc nghẽn trong mạng lưới gây cản trở cho Bitcoin do sự phổ biến ngày càng tăng của nó.
Bởi vì không có thỏa thuận nào có thể đạt được, blockchain nguyên bản của Bitcoin đã phân tách, tách ra khỏi Bitcoin và tạo ra một blockchain mới cho phép các nhà phát triển sửa đổi một số tính năng được lập trình ban đầu của Bitcoin.
Nói chung, Bitcoin Cash cho phép kích thước khối tăng lên, do đó nhiều giao dịch có thể được xử lý hơn trong cùng một khoảng thời gian. Những người chống lại Bitcoin Cash cho rằng việc tăng kích thước khối sẽ làm tăng yêu cầu lưu trữ và băng thông, và có hiệu lực sẽ đưa ra mức giá cho người dùng phổ thông. Điều này có thể dẫn đến tăng cường sự tập trung hóa, chính xác là điều mà Bitcoin tránh né.
Bitcoin Cash không có một đội ngũ phát triển duy nhất như Bitcoin. Hiện giờ có nhiều đội ngũ phát triển độc lập.
- Litecoin (LTC)
Tương tự như Bitcoin, Litecoin là một nền tảng giao dịch ngang hàng được thiết kế để sử dụng làm tiền tệ số. Do một số cải tiến kỹ thuật đáng chú ý, Litecoin có thể xử lý nhiều giao dịch hơn với chi phí thấp hơn. Litecoin đã được thiết kế để xử lý các giao dịch nhỏ mà chúng ta thực hiện hàng ngày.
Litecoin đôi khi được gọi là “bạc kỹ thuật số” trong khi Bitcoin được gọi là “vàng kỹ thuật số”. Điều này là vì theo truyền thống bạc được sử dụng cho các giao dịch nhỏ lẻ hàng ngày trong khi vàng được sử dụng như một phượng tiện lưu trữ tài sản và thường không được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Blockchain của Litecoin là một phần của chuỗi Bitcoin. Nó được khởi chạy lần đầu vào năm 2011 khi người sáng lập, Charlie Lee, vẫn làm việc cho Google. Được biết đến như là một chuyên gia về crypto, Charlie Lee được hỗ trợ bởi một đội ngũ phát triển mạnh, những người dường như đang đạt được những gì họ đặt mục tiêu. Gần đây, họ đã đạt được một thành tựu đáng chú ý khi lần đầu tiên thực hiện thành công atomic swap.
- Cardano (ADA)
Cardano là một blockchain tập trung vào hợp đồng thông minh. Ban đầu nó được phát hành dưới cái tên Input Output Hong Kong bởi Charles Hoskinson và Jeremy Wood, những thành viên ban đầu trong đội ngũ của Ethereum và sau đó đổi tên thành Cardano.
Cardano đang cố gắng khắc phục một số vấn đề lớn nhất của thế giới crypto trong nhiều năm như các vấn đề về khả năng mở rộng và bỏ phiếu dân chủ.
Cardano có tiềm năng thách thức sự thống trị của Ethereum trong thế giới hợp đồng thông minh. Cardano đang phát triển ngôn ngữ lập trình riêng tương tự như Ethereum; tuy nhiên, họ đang tập trung nhiều hơn vào khả năng tương tác giữa các crypto khác.
Ngược lại với một số crypto, Cardano đang lặng lẽ tập trung vào một phần mềm mạnh mẽ hoàn toàn sử dụng mã nguồn mở.
Đội ngũ Cardano bao gồm một số chuyên gia tốt nhất trong ngành và họ tìm cách tạo ra một nền tảng vững chắc nơi mà những người khác có thể dựa vào trong nhiều năm nữa.
- NEO (NEO)
Một nền tảng hàng đầu cho các hợp đồng thông minh và đôi khi được gọi là “Ethereum của Trung Quốc”. NEO (chính thức là Antshares) hy vọng số hóa nhiều loại tài sản trước đây được giữ theo các phương thức truyền thống và do đó có thể sử dụng chúng trong các hợp đồng thông minh.
Để tưởng tượng một trường hợp sử dụng NEO tiềm năng, hãy nghĩ đến việc số hóa quyền sở hữu một ngôi nhà thành một tài sản thông minh và sau đó thiết lập tài sản đó để tự động chuyển giao cho người khác sau khi nhận được khoản tiền nhà. Đây có thể là một hợp đồng thông minh đơn giản.
Người sáng lập NEO, Da Hongfei là một nhân vật hàng đầu trong thế giới cryptocurrency và đã từng làm việc cho rất nhiều dự án blockchain trong quá khứ. Nhóm phát triển bao gồm 6 nhà đầu tư trong nước và một cộng đồng lớn các nhà phát triển của bên thứ ba.
- Stellar Lumens (XLM)
Nhìn chung, Stellar Lumens tìm cách sử dụng blockchain để thực hiện thanh toán quốc tế rất nhanh với lệ phí nhỏ. Mạng có thể xử lý hàng nghìn giao dịch trong một giây chỉ với thời gian xác nhận 3-5 giây.
Như bạn biết, Bitcoin đôi khi có thể mất 10-15 phút để giao dịch được xác nhận, chỉ có thể xử lý một vài giao dịch trong một giây, và lần lượt có phí giao dịch rất cao.
Nếu điều này nghe có vẻ giống Ripple, bạn nói đúng! Stellar Lumens dựa trên giao thức của Ripple và đang cố gắng làm những điều tương tự. Một số sử dụng chính của Stellar Lumens là thực hiện các khoản thanh toán nhỏ hàng ngày (micropayments), gửi tiền quốc tế và thanh toán di động.
Stellar Lumens đang tập trung vào các nước đang phát triển và cụ thể hơn, ngành công nghiệp hàng tỉ đô la của những lao động xuất khẩu đã gửi tiền về cho gia đình của họ ở các nước nghèo.
Đội ngũ của Stellar Lumens được lãnh đạo bởi Jed McCaleb, người đã từng làm việc trong nhiều công ty mới thành lập trong quá khứ như eDonkey, Overnet, Ripple và kể cả Mt. Gox.
- EOS (EOS)
EOS đề xuất những cải tiến có thể thách thức Ethereum như một nền tảng hợp đồng thông minh khôn ngoan. Một vấn đề chính mà EOS được cải thiện là các vấn đề về khả năng mở rộng đã làm cản trở mạng Ethereum trong thời gian có khối lượng giao dịch cao, đặc biệt là trong các ICO phổ biến.
Một sự khác biệt lớn hơn so với Ethereum là cách bạn sử dụng mạng EOS. Với Ethereum, mỗi khi bạn thực hiện sửa đổi hoặc tương tác với mạng, bạn phải trả một khoản phí. Với EOS, tác giả của DAPP (ứng dụng phân quyền) có thể lập hoá đơn, trong khi người dùng không trả gì. Điều này rất có ý nghĩa. Bạn có muốn phải trả tiền mỗi khi bạn đăng nội dung nào đó lên phương tiện truyền thông xã hội? Tất nhiên là không rồi!
Ngoài ra, EOS còn có một số ưu điểm kỹ thuật khác so với Ethereum như giao thức proof-of-stake và các thay đổi khác trong giao thức. EOS có một số lợi thế lớn để trở thành “kẻ đánh bại Ethereum”.
EOS được tạo ra bởi Dan Larrimer, người mà không xa lạ gì với việc blockchain hoặc startup. Ông đứng sau nhiều dự án thành công trong quá khứ như BitShares, Graphene và Steem.
- Monero (XMR)
Monero là một loại tiền tệ kỹ thuật số được thiết kế để để sử dụng như một hệ thống thanh toán hoàn toàn ẩn danh.
Một quan niệm sai lầm phổ biến với Bitcoin là nó hoàn toàn vô danh. Trên thực tế, tất cả các khoản thanh toán được xử lý trên mạng Bitcoin được ghi trên một bảng kê công khai (blockchain), do đó Bitcoin thực sự chỉ là ẩn danh một phần.
Điều này có nghĩa là trên lý thuyết bạn có thể theo dõi tất cả các giao dịch của một coin từ khi nó được tạo ra. Mặc dù người dùng không thể kết nối các khóa công khai trên blockchain với các khóa cá nhân được sử dụng để lưu trữ các đồng tiền của mình nhưng sẽ luôn luôn tồn tại một mối tương quan giữa cả hai.
Monero đã giải quyết vấn đề này bằng cách thực hiện việc chia nhỏ địa chỉ nhận, do đó tách biệt đồng coin từ địa chỉ mà nó sẽ đến. Điều này có thể rất có giá trị cho bất cứ ai muốn che giấu việc mua hàng của họ.
Đội ngũ phát triển của Monero bao gồm 7 nhà phát triển cốt lõi, chỉ có hai trong số đó là công khai. Đã có hơn 200 người đóng góp bổ sung cho dự án và các bản cập nhật phần mềm được thực hiện sáu tháng một lần.
Xem thêm: Tốp 50 đồng coin thông trị thị trường (phần 2)
Theo TapChiBitcoin.vn/cryptoclarified