Privacy Coin (coin riêng tư) cho phép trade Bitcoin và các loại crypto phổ biến khác một cách kín đáo bằng cách ẩn các chi tiết giao dịch. Chúng đảm bảo rằng không ai có thể thấy số lượng crypto đã được trade hoặc, ít nhất là không ai có thể thấy lượng crypto đó đã được gửi đi đâu.
Kết quả cuối cùng là các đợt trade sẽ không bị theo dõi hoặc phân tích.
Có rất nhiều người quan tâm đến vấn đề này. Một trong số họ có thể là kẻ xấu, và một số khác đang cố trốn thuế. Thế giới không phải là một nơi hoàn hảo và sẽ luôn có người muốn chơi xấu trên hệ thống, dù là bằng crypto hay tiền mặt.
Nhưng hầu hết những người sử dụng privacy coin có lý do nghiêm trọng hơn nhiều. Bất đồng chính trị chẳng hạn – khi các đợt trade coin bị theo dõi, hành vi của họ cũng sẽ bị giám sát. Tự do ngôn luận là quyền của con người, nhưng không phải chính phủ nào cũng đồng ý với quan điểm này. Eric Wall của Tổ chức Nhân quyền đã viết một loạt bài về privacy coin, cho thấy nỗ lực của họ trong việc chống lại chủ nghĩa độc đoán trong một xã hội luôn bị giám sát.
Nhưng các công ty như Chainalysis có thể theo dõi nhiều tài sản, khiến một số người cảm thấy họ đang bị xâm phạm quyền riêng tư vào muốn tìm đến giao dịch ẩn danh.
Tuy nhiên, bạn không cần một coin hoàn toàn privacy để bảo vệ lịch sử giao dịch của mình: một số loại crypto có các tính năng tùy chọn cho quyền riêng tư bị hạn chế. Thông thường, điều này đi kèm với sự đánh đổi: các tính năng bắt buộc có thể cung cấp khả năng chống theo dõi tốt hơn, nhưng các tính năng bảo mật tùy chọn thường sẽ cho phép giao dịch nhanh hơn và nhẹ hơn.
Dưới đây, cách thức một số loại crypto hàng đầu có thể giải quyết được vấn đề bảo mật:
Monero cung cấp sự riêng tư bắt buộc, đối với hầu hết các giao dịch
Quyền riêng tư bắt buộc là điểm mạnh của Monero. Mỗi giao dịch trên Monero đều bảo mật, và bạn có thể chia sẻ view key của mình nếu bạn thực sự muốn cho ai đó thấy giao dịch của mình.
Riccardo Spagni, một trong những nhà phát triển hàng đầu của Monero, đã lập luận về lợi ích của phương pháp này: ông nói rằng thế mạnh của Monero sẽ luôn luôn là quyền riêng tư mà bạn không thể thay đổi vì nó mang lại cho Monero một cài đặt ẩn danh lớn. Nói cách khác, bạn sẽ phải có những cố gắng đặc biệt để từ chối các tính năng bảo mật.
Tính năng bảo mật của họ giấu địa chỉ người nhận thông qua các kỹ thuật như Stealth Addresses (Địa chỉ ẩn), đồng thời ẩn số tiền người gửi và giao dịch thông qua RingCT. Stealth Addresses luôn là bắt buộc, nhưng RingCT chỉ bắt buộc kể từ năm 2017, vì vậy ai đó vẫn sẽ có thể lần ra manh mối đối với những giao dịch được thực hiện trước 2017.
Zcash cung cấp tùy chọn quyền riêng tư, nhưng quyền riêng tư mặc định đang được tiến hành
Zcash là một privacy coin phổ biến khác, nó có các tính năng bảo mật tùy chọn. Các tính năng này được sử dụng rất rộng rãi: tại bất kỳ thời điểm nào, đều có khoảng 5-25% giao dịch Zcash được bảo vệ.
Zooko Wilcox đã gợi ý rằng Zcash sẽ có “chế độ mặc định, sự riêng tư phổ biến” trong tương lai. Tương tự như vậy, Zcash Foundation đã cân nhắc việc bảo vệ bắt buộc nhưng điều này không được áp dụng ngay. Trong cả hai trường hợp, một số khu vực pháp lý có thể có vấn đề với Zcash vì các tính năng bảo mật của nó – ví dụ như Coinbase ở Anh đã xóa token ZEC khỏi danh sách của họ.
Các địa chỉ được bảo vệ của Zcash, cho phép ẩn dữ liệu giao dịch, bao gồm địa chỉ, số tiền và memo. Địa chỉ được bảo vệ cũng có thể tương tác với các địa chỉ minh bạch. Bất kỳ dữ liệu cụ thể mà giao dịch này tiết lộ đều tùy thuộc vào các địa chỉ có liên quan. Một số nghiên cứu cho thấy cách tiếp cận tùy chọn này giúp Zcash có thể dễ dàng phân tích hơn.
Dash – Privacy Coin cung cấp nhiều tính năng tùy chọn đa dạng thông qua PrivateSend
Dash cung cấp một tính năng tùy chọn có tên PrivateSend, về cơ bản là một transaction mixer. Thật khó để nói có bao nhiêu người sử dụng PrivateSend trên toàn hệ thống, nhưng thống kê của MyDashWallet cho thấy rằng 12% giao dịch của họ đã chạy qua PrivateSend. Dường như Dash không bắt buộc sử dụngPrivateSend, vì nó phải chịu thêm phí và phát sinh thêm các vấn đề về quy định.
Trong thực tế, PrivateSend hoạt động theo một cách khá đơn giản: nó mix các giao dịch để các đợt trade đó không bị truy tìm. Có một cuộc tranh luận về việc các giao dịch trong PrivateSend có thực sự không thể truy cập được hay không, nhưng bản thân nhóm nghiên cứu đã không có bình luận nào về việc đó.
Hơn nữa, có vẻ như quyền riêng tư bắt buộc không phải là cách tốt nhất, vì khả năng truy suất nguồn gốc giao dịch phụ thuộc vào số lượng đầu vào của PrivateSend.
Bitcoin cung cấp tùy chọn Coin Mixing thông qua CoinJoin
Bitcoin cung cấp CoinJoin như một tính năng bảo mật tùy chọn. Tương tự như tính năng PrivateSend của Dash, CoinJoin không ẩn dữ liệu giao dịch – nó chỉ đơn giản là mix các giao dịch. CoinJoin cũng khá dễ theo dõi: các công cụ như CoinJoinSudoku cho phép theo dõi một số giao dịch, mặc dù không rõ có bao nhiêu giao dịch trên CoinJoin dễ bị phân tích.
CoinJoin là tùy chọn bảo mật ít bắt buộc nhất. Không chỉ là một tính năng tùy chọn, nó còn không phải là một tùy chọn trong nhiều ví Bitcoin. Vì vậy, CoinJoin không được sử dụng rộng rãi: ngay bây giờ, chỉ có khoảng 4% giao dịch Bitcoin sử dụng CoinJoin. Tuy nhiên, số lượng giao dịch thực tế được hưởng lợi từ nó có thể cao hơn một chút, vì CoinJoin có một số công cụ phái sinh.
Mimblewimble có những điều khác biệt
Mimblewimble là một giao thức bảo mật tương đối mới và nó có thể được tích hợp với các loại coin khác nhau. Nó không cung cấp sự riêng tư bắt buộc, nhưng Grin và Beam là những loại coin Mimblewimble đầu tiên hoàn toàn riêng tư. Tuy nhiên, vì Mimblewimble cũng có thể được tích hợp với các loại coin hiện hành, nên nó có thể được triển khai như một tính năng tùy chọn – mặc dù chưa có loại coin lớn nào làm được như vậy.
Phương pháp cung cấp quyền riêng tư của Mimblewimble là độc nhất vô nhị: nó hoàn toàn không sử dụng địa chỉ crypto truyền thống. Điều đó có nghĩa là các loại coin do Mimblewimble cung cấp có rất ít dữ liệu để có thể bị phân tích hoặc theo dõi.
Litecoin sẽ cung cấp quyền riêng tư tùy chọn, ít nhất là lúc đầu
Litecoin không phải là một privacy coin, nhưng họ đang lên kế hoạch thêm các Giao dịch bí mật trong tương lai. Charlie Lee, người tạo ra Litecoin đã tuyên bố rằng các giao dịch bí mật sẽ là tùy chọn lúc đầu, nhưng anh cũng nói rằng anh ấy ủng hộ quyền riêng tư bắt buộc. Lee tuyên bố vào tháng Giêng:
“Tôi nghĩ rằng bảo mật bắt buộc mạnh mẽ hơn nhiều so với quyền riêng tư và fungibility, nhưng nó khó đạt được sự đồng thuận hơn.”
Người ta vẫn chưa biết các tính năng bảo mật của Litecoin sẽ bao gồm những gì, ngoài thông tin là Mimblewimble sẽ tham gia. Các tuyên bố gần đây của Lee cho thấy các tính năng bảo mật của Litecoin đang tiến triển khá chậm. Hiện tại, các giao dịch trên Litecoin vẫn có thể bị theo dõi như trên Bitcoin.
Điều bất ngờ là Litecoin vừa bị một cuộc tấn công rải bụi, dùng để theo dõi các giao dịch.
Liệu Privacy Coin sẽ chuyển sang quyền riêng tư bắt buộc?
Những ưu điểm của bảo mật bắt buộc và bảo mật tùy chọn thường được tranh luận, nhưng ý nghĩa thật sự vẫn chưa được chứng minh. Đương nhiên, hầu hết các nhà phát triển thường quan tâm đến các vấn đề kỹ thuật hơn. Và điều này đã khiến các dự án không thể giữ vững lập trường: một số dự án đánh giá cao những lợi ích đi kèm với bảo mật bắt buộc, trong khi những dự án khác đánh giá cao hiệu quả và tính linh hoạt của bảo mật tùy chọn.
Điều đó cho thấy rằng, privacy coin có thể bắt đầu chuyển sang bảo mật bắt buộc khi các chương trình bảo mật đó trở nên hợp lý, gọn nhẹ và hiệu quả hơn. Nó cũng có thể là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với các chương trình bảo mật không bắt buộc vì những chương trình này có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi.
Trong khi đó, bảo mật bắt buộc và tùy chọn sẽ tiếp tục là tâm điểm trong những cuộc trò chuyện của những người ủng hộ crypto và là điều khiến các nhà quản lý phải lưu ý.
- Litecoin tăng 164% trên hiệu suất hàng năm (YTD) khi sử dụng phép thuật Mimblewimble của Harry Potter
- Những “tiết lộ” về Bitcoin của Satoshi Nakamoto tự xưng là một thất bại đi vào sử thi
Kim Tuyến
Tạp chí Bitcoin | Cryptobriefing