Trang chủ Tạp chí Top 6 vấn đề về Libra mà các chuyên gia và công...

Top 6 vấn đề về Libra mà các chuyên gia và công ty gặp phải

Thông báo của Facebook về tiền kỹ thuật số Libra đã tạo ra rất nhiều sự chú ý trong thế giới tài chính cũng như trong không gian tiền điện tử. Cho đến nay, công ty đã thông báo mạng blockchain Libra sẽ được ra mắt vào năm 2020 và được Hiệp hội Libra điều hành. Tiền điện tử được thiết lập nhằm cho phép người dùng sử dụng các nền tảng như WhatsApp hoặc Facebook Messenger để thực hiện thanh toán quốc tế trực tuyến nhanh hơn và rẻ hơn.

Tiền điện tử Libra

Cũng giống như bất kỳ loại tiền điện tử nào khác, Libra được thiết lập để có ví riêng gọi là Calibra. Người dùng sẽ có thể gửi và nhận Libra thông qua ví này bằng cách đổi tiền fiat từ thẻ tín dụng thành tiền Libra. Các nhà khai thác bên thứ ba cũng được phép bán tiền điện tử Libra cho người dùng. Toàn bộ quy trình được thiết lập đơn giản như mua dữ liệu cho điện thoại di động.

Facebook tuyên bố ví Calibra “sẽ được bảo vệ mạnh mẽ để giữ an toàn cho tiền và thông tin của bạn”. Thông báo này đã gây ra nhiều lo ngại về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu vì các ‘phốt’ xử lý sai dữ liệu của người dùng từng xảy ra trong lịch sử. Công ty nói rằng họ có kế hoạch sử dụng các quy trình xác minh và chống gian lận tương tự như của các tổ chức phát hành thẻ tín dụng và ngân hàng truyền thống.

Libra giống như một stablecoin hơn là một loại tiền điện tử ở chỗ giá trị của nó sẽ được gắn với một số loại tiền tệ đáng tin cậy để ngăn biến động giá mạnh. Hơn nữa, Facebook có kế hoạch nhượng lại quyền kiểm soát mạng Libra cho Hội đồng Hiệp hội Libra. Hội đồng Hiệp hội Libra là tổ chức bao gồm các thành viên sáng lập vận hành các nút của mạng Libra.

Đây không phải là nỗ lực đầu tiên của Facebook nhằm tạo ra một loại tiền tệ nội bộ. Năm 2010, Facebook đã có những động thái sử dụng tín dụng (credit) Facebook để tham gia vào không gian tiền kỹ thuật số. Theo một số nguồn tin, tín dụng Facebook đã ngừng hoạt động theo quyết định nội bộ mặc dù ban đầu công ty dự định sử dụng chúng để thanh toán cho các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như mua thức ăn.

Một lần nữa, Facebook lại tiếp tục đưa ra tuyên bố đầy tham vọng về việc sử dụng tiền điện tử Libra để tham gia vào các hoạt động tài chính và trở thành đồng tiền tiềm năng cho hàng tỷ người dùng không có tài khoản ngân hàng ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, nhiều người đã để mắt đến Facebook vì xem Libra là một thảm họa đang chuẩn bị ập đến. Hơn nữa, một số quốc gia đã đưa ra các yêu cầu và thậm chí các phiên điều trần về hậu quả pháp lý phát sinh từ việc sử dụng Libra trong lãnh thổ của họ.

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ hoài nghi về Libra

Vào ngày 2/7, Maxine Waters – nữ nghị sĩ kiêm Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện Hoa Kỳ đã viết một bức thư gửi Facebook kêu gọi chấm dứt ngay lập tức các kế hoạch liên quan đến Libra. Theo thư ngỏ, Facebook và các đối tác nên tạm dừng phát triển Libra cho đến khi Ủy ban Dịch vụ Tài chính và các tiểu ban liên kết xác định những rủi ro mà Libra có thể gây ra cho hệ thống tài chính toàn cầu. Bức thư cũng đề cập đến các vụ bê bối quyền riêng tư gần đây của Facebook, liên quan đến việc thu thập dữ liệu của hơn 50 triệu hồ sơ Facebook. Bức thư nêu rõ:

“Facebook đã có trong tay hơn 1/4 dân số thế giới. Chúng tôi yêu cầu Facebook và các đối tác phải ngừng ngay kế hoạch thực hiện cho đến khi các cơ quan quản lý và Quốc hội có kế hoạch kiểm tra các vấn đề này và có hành động sau đó”.

Vào ngày 16/7, Ủy ban Ngân hàng Thượng viện đang lên kế hoạch tổ chức phiên điều trần giải quyết các mối quan ngại về quyền riêng tư dữ liệu và các rủi ro tiềm ẩn của dự án Libra. Ngay sau đó, Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện cũng sẽ có kế hoạch kiểm tra Libra vào ngày 17/7. Khi được hỏi liệu Libra có thực sự gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu hay không nếu không được kiểm soát, Gregory Klumov – CEO kiêm người sáng lập của stablecoin được hỗ trợ bằng đồng Euro do Statsis phát hành cho biết Libra có thể gây ra khủng hoảng tài chính: “Đa số các ý kiến tiêu cực là của các chính trị gia. Họ sợ mất quyền lực độc quyền giám sát tài chính”. Ông giải thích thêm:

“Bảng cân đối của Hiệp hội sẽ không phải là đòn bẩy. Khủng hoảng tài chính sẽ không xảy ra nếu không có đòn bẩy dư thừa. Ngoài ra, Libra có thể được phục hồi nếu mật khẩu bị mất hoặc bị đánh cắp, tương tự tiền điện tử như với PayPal hoặc Skrill”.

Khi được hỏi về vấn đề này, Andrew Adcock, CEO của Crowd for Angels, đã đưa ra một ý kiến khác:

“Tuy nhiên, Libra đang tìm cách sử dụng nhiều loại tài sản làm hàng rào bảo hiểm và không bị ràng buộc. Điều này có thể giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính nếu được quản lý tốt với sự minh bạch và tin cậy”.

Tuy nhiên, Adcock cũng tin rằng “nghị sĩ Hoa Kỳ đã chia sẻ những lo ngại và Libra được đưa ra khi thị trường Hoa Kỳ đang đóng băng cho thấy sức mạnh tiềm năng của họ”.

Lịch sử bê bối của Facebook

Một số chuyên gia khuyên bạn nên thận trọng, xem xét lịch sử của Facebook về xử lý sai dữ liệu người dùng – như trường hợp của Cambridge Analytica. Bây giờ, mọi người sợ rằng Facebook có thể bán dữ liệu chi tiêu và giao dịch của người dùng cho các ngân hàng và các bên thứ ba quan tâm khác. Rốt cuộc, mô hình kinh doanh Facebook là quảng cáo bằng cách thường xuyên cho phép các nhà nghiên cứu truy cập dữ liệu người dùng.

Theo Enrique Dans, người viết bài cho Forbes và là cố vấn cao cấp cho chuyển đổi kỹ thuật số tại Đại học IE, sáng kiến ​​Libra có khả năng thực hiện tốt. Tuy nhiên, ông tin rằng nếu đồng tiền điện tử này rơi vào tay kẻ xấu, nó có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng khi được tin tưởng. Theo Dans, Facebook “nổi tiếng tồi tệ về quyền riêng tư, cùng với các tiêu chuẩn đạo đức. Công ty từng dính líu đến các cáo buộc thao túng bầu cử và thậm chí là diệt chủng (ý nói vụ xung đột sắc tộc tại Myanmar)”. Mặc dù từng tuyên bố cam kết bảo mật dữ liệu người dùng nhưng các chuyên gia tin rằng không có gì ngăn cản họ kiếm tiền từ dữ liệu đó.

Facebook đưa ra cam kết với dụng tâm muốn làm cho thế giới cởi mở và kết nối hơn. Nhưng giống như nhiều chuyên gia khác, Dans tin rằng lý do duy nhất Facebook lên kế hoạch ra mắt đồng tiền Libra là “tận dụng cơ sở người dùng khổng lồ của mình”. Theo white paper Libra, Hiệp hội Libra (một tổ chức phi lợi nhuận độc lập gồm 100 thành viên) sẽ quản lý đồng tiền Libra. Tuy nhiên, David Marcus, người phụ trách Libra tại Facebook và cũng là cựu chủ tịch của PayPal, đã giải thích trong một bài đăng trên facebook:

“Facebook sẽ không kiểm soát mạng, tiền tệ hoặc tiền dự trữ. Facebook sẽ chỉ là một trong số hơn một trăm thành viên của Hiệp hội Libra khi ra mắt. Chúng tôi sẽ không có bất kỳ quyền hoặc đặc quyền đặc biệt nào”.

Ông cũng xác nhận rằng, mặc dù Facebook sở hữu công ty ví Calibra nhưng dữ liệu tài chính Calibra sẽ không thể truy cập được vào Facebook. Tuy nhiên, để đáp lại động thái nhằm khôi phục lòng tin của công chúng này, Dans nói rằng “triết lý độc hại của Facebook có tính lây nhiễm” và sẽ kéo mọi đối tác khác trong hiệp hội xuống vũng bùn.

Rủi ro bảo mật của Libra

Theo white paper của Libra, blockchain Libra được thiết lập là ​​blockchain mã nguồn mở, cung cấp cho các nhà phát triển một nguyên mẫu trong đợt thử nghiệm trước khi ra mắt. Như vậy, các nhà phát triển sẽ nhận được một chương trình tiền thưởng beta nâng cao để xác định các lỗi, lỗ hổng trong hệ thống trước khi Libra ra mắt chính thức vào nửa đầu năm 2020.

Tuy nhiên, Facebook cố gắng thuê công ty quản lý và phát triển Libra độc lập, phát triển theo hướng cho phép mọi người xây dựng các sản phẩm mà hàng tỷ người dùng có thể truy cập vào, nên nguy cơ rất lớn là Libra có thể bị kẻ xấu lợi dụng. Libra sử dụng nguồn mở sẽ dẫn đến các rủi ro bảo mật. Từ đó, hacker dễ dàng tạo ra ví để lấy cắp tiền từ tài khoản của người dùng. Mặc dù Facebook tuyên bố sẽ chịu chi phí nếu bị hack trên ví Calibra, nhưng trong trường hợp có tổn thất lớn đáng kể, white paper Libra vẫn chưa quy định một hệ thống giải quyết vấn đề như vậy.

Bức thư từ Quốc hội cũng chỉ ra bằng chứng về các ví tiền điện tử bị hack, dẫn đến thua lỗ hàng tỷ đô la. Do đó, ví Calibra cũng gây rủi ro rất lớn cho người dùng và nhà đầu tư sử dụng nó. Nhà lập pháp cũng nhấn mạnh cách sách trắng của Libra cung cấp “thông tin ít ỏi” về các tính năng bảo mật của dự án.

Thiếu chống kiểm duyệt

Về mặt kỹ thuật, white paper Libra cũng để lại nhiều câu hỏi chưa được trả lời, đặc biệt là khi nói đến khả năng kiểm duyệt của blockchain Libra. Trên thực tế, Mustafa Al-Bassam, là một trong những người đồng sáng lập startup blockchain Chainspace được Facebook mua lại để mở rộng quy mô nghiên cứu và phát triển cho Libra chỉ ra một số lỗ hổng kỹ thuật trong sách trắng Libra.

Al-Bassam là nhà nghiên cứu duy nhất trong nhóm nghiên cứu Chainspace đã không tham gia Facebook sau khi công ty bị thu mua lại. Anh chia sẻ trên một tweet:

“Cuối cùng, Libra có thể tạo ra một hệ thống tài chính có khả năng chống kiểm duyệt *ít hơn* so với hệ thống tài chính truyền thống hiện tại của chúng ta”.

Về mặt kỹ thuật, Libra cố gắng giải quyết vấn đề về khả năng mở rộng bằng cách trước tiên trở thành một blockchain riêng tư có một nhóm các tổ chức được chọn quản lý đồng tiền Libra. Tuy nhiên, Al-Bassam cho rằng Libra sẽ gặp khó khăn trong việc chống kiểm duyệt. Hầu hết các công ty hợp tác với Facebook để thành lập Hội đồng là các công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ như MasterCard, Paypal, Stripe, Visa và eBay…những tổ chức này sẽ điều khiển mạng Libra thông qua mô hình của Hiệp hội. Al-Bassam lập luận rằng mô hình kiểm soát này trên mạng blockchain sẽ không cung cấp đủ mức độ chống kiểm duyệt.

Theo người phát ngôn của MakerDAO, một công ty dựa trên blockchain, “Libra xây dựng trên blockchain được cho phép, điều đó có nghĩa là Facebook và các nhà đầu tư của họ có quyền kiểm soát tập trung nhất định đối với quyền truy cập, tính minh bạch và tất cả dữ liệu”. Mặc dù Libra hứa sẽ chuyển sang mạng không được phép nhưng Al-Bassam cho rằng vào thời điểm chuyển sang nền tảng mở và chống kiểm duyệt hơn, các ngân hàng trung ương lớn sẽ có toàn quyền kiểm soát mạng. Klumov cũng đồng ý với Al-Bassam và lập luận:

“5 năm trong ngành công nghiệp tiền điện tử cũng có thể là trường tồn. Cả công nghệ và thị trường đang phát triển rất nhanh, không ai có thể nói chắc chắn điều gì sẽ xảy ra trong 5 năm nữa. Điều đó đúng với Libra cũng như những dự án tiền điện tử khác”.

Libra không phải là một blockchain thực sự

Bất chấp sự cường điệu xung quanh việc Facebook tham gia vào blockchain, đồng tiền Libra đã bị chỉ trích vì không phải là một blockchain “thực sự” theo đúng nghĩa của từ này. Sách trắng Libra phớt lờ nghiên cứu blockchain đã tồn tại hàng thập kỷ có được nhờ vào Ethereum và thậm chí Chainspace, nền tảng thanh toán Algorand.

Blockchain Libra không nhận được bất kỳ lợi ích nào của quản trị phân tán phổ biến với hầu hết các nền tảng blockchain. Thay vào đó, Libra hứa sẽ hoàn toàn không được phép trong khoảng 5 năm. Về cơ bản, Libra thiếu hầu hết các tính năng tạo nên một blockchain. Cấu trúc dữ liệu duy nhất mà Libra sở hữu có thể được so sánh với Ripple.

Libra có thể không thực sự giúp đỡ những người không có tài khoản ngân hàng

Facebook tuyên bố họ sẽ sử dụng Libra để giúp đỡ những người không có tài khoản ngân hàng sống ở các nước đang phát triển như Nigeria, Mexico, Bangladesh, Trung Quốc, Indonesia và Ấn Độ. Tuy nhiên, Facebook bị cấm ở những nơi như Trung Quốc và thậm chí cả các khu vực có quyền tài phán như Indonesia, Bangladesh và Pakistan từng đưa lệnh cấm tạm thời lên Facebook. Ngoài ra, các nước đang phát triển và chính phủ của họ đã có thái độ thù địch với tiền điện tử bằng cách ban hành các luật tìm cách ngăn chặn việc sử dụng tiền điện tử.

Về cơ bản, ngay cả khi Facebook cố gắng tung ra một loại tiền điện tử mang lại sự hòa nhập không giới hạn trong ngành tài chính toàn cầu, mối đe dọa lớn nhất vẫn là chính quyền các nước đang phát triển. Hơn nữa, các cá nhân không có quyền truy cập vào tài khoản ngân hàng ở các nước đang phát triển thường là những người có lịch sử tín dụng xấu hoặc những người không tuân thủ KYC và các yêu cầu chống gian lận, chống rửa tiền (AML) khác.

Do đó, nếu Facebook đang tìm kiếm một giải pháp thay thế, thì phải đảm bảo rằng những người không có tài khoản ngân hàng phải tuân thủ các quy trình KYC và AML, nếu không Libra có thể bị đóng cửa. Với một cơ sở người dùng được tạo thành từ hàng tỷ người ở khắp nơi trên thế giới, Facebook sẽ khó có thể xác minh hoàn toàn tính xác thực của người dùng.

Ngoài ra, sách trắng Libra dường như không hợp lý hóa hoàn toàn yêu cầu của mình để giúp đỡ những người không có tài khoản ngân hàng. Bài viết trích dẫn dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, trong đó cho thấy 2/3 số người trên toàn cầu không có quyền truy cập vào tài khoản ngân hàng. Ngược lại, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phần lớn những người không có tài khoản ngân hàng không cần dùng đến phương tiện này. Ở các nước đang phát triển như Kenya, cái gọi là không có tài khoản ngân hàng vẫn có thể nhận được tiện ích của phí giao dịch thấp bằng cách thanh toán di động tức thời thông qua các dịch vụ thanh toán di động như M-Pesa mà không cần sử dụng tiền điện tử.

Tổng kết

Câu hỏi lớn cho Libra là liệu mọi người có thực sự sử dụng nó sau khi ra mắt hay không? Theo người phát ngôn của MakerDAO, còn quá sớm để dự đoán liệu Libra có tạo nên một cuộc cách mạng hay không: “Libra đang ở giai đoạn trên sách trắng nên các quyết định về danh mục này và liệu họ có duy trì đồng xu trên nguồn mở hay không sẽ quyết định liệu đây là một stablecoin biến đổi hoặc chỉ là một PayPal khác”.

Có một lập luận rằng Libra có thể thực hiện trao đổi thanh toán quốc tế tại các thị trường tiền điện tử rẻ hơn và nhanh hơn nhiều. Tuy nhiên, với các sự cố thu thập dữ liệu của Facebook trước đây, ngay cả Marcus cũng thừa nhận những người có ý định thuyết phục Facebook sẽ là “điều khó khăn nhất, hại não nhất và thách thức nhất”.

Trả lời câu hỏi của các nhà lập pháp về cách Libra sẽ phản hồi, Marcus thừa nhận nếu quy định không được thực hiện đúng thì “chắc chắn gây rủi ro hệ thống”. Ông nói:

“Đây là lý do tại sao chúng tôi tin tưởng và cam kết hợp tác với các cơ quan quản lý, ngân hàng trung ương và các nhà lập pháp để đảm bảo rằng Libra giúp giải quyết các vấn đề mà hệ thống tài chính hiện tại đang đương đầu, đặc biệt là về rửa tiền, tài trợ khủng bố, và hơn thế nữa”.

Nhìn chung, các chuyên gia đều cho rằng, trừ khi các vấn đề thảo luận ở trên được giải quyết kịp thời, Libra có thể có khả năng thống trị không gian tiền điện tử và tiêu diệt cạnh tranh. Những người khác tin rằng quan ngại về Libra bị thổi phồng và mối đe dọa thực sự duy nhất của đồng xu này là vấn đề nhận dạng kỹ thuật số và quyền riêng tư.

Minh Anh

Tạp Chí Bitcoin | Cointelegraph

MỚI CẬP NHẬT

Tin vắn Crypto 23/12: Bitcoin đang chuyển sang giai đoạn biến động giá cực...

Từ nhận định Bitcoin đang chuyển sang giai đoạn biến động giá cực đoan đến Zentry tiến hành hợp tác với Ronin, sau đây...

[QC] SUI giảm xuống dưới $4: Đồng tiền $0,12 này có thể giúp bạn...

Khám phá cách Sui Blockchain và sàn giao dịch DTX đang thay đổi thị trường tiền điện tử với xu hướng giá SUI...
Hyperliquid

Hacker Triều Tiên mất hơn 700.000 đô la khi giao dịch trên Hyperliquid, báo...

Các địa chỉ có liên quan đến hacker Triều Tiên được cho là đã tham gia vào các hoạt động giao dịch trên Hyperliquid,...

Binance công bố dự án thứ 63 trên Launchpool: Bio Protocol (BIO)

Binance đã giới thiệu dự án thứ 63 của mình trên Binance Launchpool, Bio Protocol (BIO), một dự án khoa học phi tập trung (DeSci)...
bitcoin

VanEck: Quỹ dự trữ Bitcoin của Hoa Kỳ có thể cắt giảm 35% nợ...

Theo công ty quản lý tài sản VanEck, Hoa Kỳ có thể giảm nợ quốc gia 35% trong 24 năm tới nếu thành lập...

Hành trình vươn tầm của CoinEx: Con đường vinh quang trong 7 năm qua

Trong một thị trường crypto luôn biến động, với sự cạnh tranh khốc liệt và quy trình đào thải nghiệt ngã, câu nói của...
Thị trường stablecoin bùng nổ trong năm 2024

Thị trường stablecoin bùng nổ trong năm 2024, hứa hẹn 2025 tươi sáng

Thị trường stablecoin đã chuyển từ tiềm năng sang bùng nổ vào năm 2024. Đầu năm, tổng vốn hóa thị trường chỉ khoảng 135...

Unichain dự kiến sẽ ra mắt vào đầu năm 2025

Unichain, một giải pháp Layer 2 tập trung vào DeFi được xây dựng trên OP Stack và phát triển bởi Uniswap, dự kiến sẽ...
OpenAI

Ý phạt OpenAI 15 triệu đô la vì vi phạm quyền riêng tư và...

Cơ quan bảo vệ dữ liệu của Ý đã phạt OpenAI 15,7 triệu đô la (15 triệu euro) và ra lệnh cho nhà sản...

3 đợt mở khóa token không thể bỏ lỡ trong tuần này

Để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị thị trường, các đợt mở khóa token trước đây thường được giới hạn theo các...

Metaplanet vừa mua dip 620 Bitcoin, nâng tổng nắm giữ lên 1.762 BTC

Công ty đầu tư Nhật Bản Metaplanet vừa thực hiện giao dịch mua Bitcoin lớn nhất từ trước đến nay, thu về gần 620...
token BUIDL của BlackRock làm tài sản hỗ trợ stablecoin Frax USD

Frax Finance cân nhắc dùng BUIDL của BlackRock để hỗ trợ stablecoin frxUSD

Frax Finance, một giao thức stablecoin phi tập trung, đang cân nhắc tích hợp token BUIDL của BlackRock làm tài sản dự trữ hỗ...
Thượng nghị sĩ Lummis đề xuất bán vàng của Fed để đầu tư dự trữ Bitcoin

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đề xuất trao quyền sở hữu Bitcoin cho Fed

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Cynthia Lummis gần đây đã tái khẳng định kế hoạch mở rộng phạm vi cho phép Cục Dự trữ...
SOL-giam

Việc rút 1,1 tỷ USD đẩy TVL của Solana (SOL) xuống mức thấp hàng...

Tổng giá trị bị khóa (TVL) của Solana đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong tháng này, phản ánh sự suy giảm hoạt...
btt-giam

BitTorrent (BTT) phục hồi, nhưng đà tăng có thể không bền vững

BTT, token gốc vận hành nền tảng chia sẻ tệp ngang hàng (P2P) phi tập trung BitTorrent, đã trở thành tài sản có mức...
Cơn sốt Stablecoin: USDE gần đạt 6 tỷ đô la và USD0 vượt qua 1 tỷ đô la nguồn cung

Cơn sốt Stablecoin: USDE gần đạt 6 tỷ đô la và USD0 vượt 1...

Trong tháng qua, thị trường stablecoin đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc, đạt mức hơn 200 tỷ USD. Đáng chú ý, hai...