Trí tuệ nhân tạo trong những năm gần đây trở thành một phần của các chủ đề hàng ngày của chúng ta.
Người tiên phong của lĩnh vực này là Alan Turing, một nhà toán học và logic học người Anh. Vào năm 1950, ông đã bắt đầu đề xuất ý tưởng rằng máy móc có thể suy nghĩ. Sáu năm sau, giáo sư toán học của Đại học Dartmouth, John McCarthy, nói rằng:
“Mọi khía cạnh học hỏi hay bất kỳ đặc tính thông minh đều có thể được máy tính mô phỏng chính xác”.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, AI đã tiến bộ nhanh hơn nhiều so với trước đây, và ngày nay, chúng ta sử dụng Trí tuệ nhân tạo nhiều lần trong một ngày và thường xuyên, mà thậm chí không nhận ra nó.
Tóm lại, trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực cụ thể của khoa học máy tính, nhằm tạo ra những cỗ máy có thể không chỉ làm việc và suy nghĩ, mà còn có thể hành động và phản ứng như con người chúng ta.
Trí thông minh nhân tạo thường được liên kết với nỗi sợ hãi của chúng ta rằng lĩnh vực này càng được cải thiện thì các hoạt động của con người càng có thể dễ dàng được thay thế bằng một robot. Vì lý do này, nhiều người không muốn công nhận cách mà AI có thể đóng góp rất lớn cho sự tiến bộ của cuộc sống con người và không ngừng chỉ trích AI.
Vì hầu hết chúng ta vẫn chưa nhận ra cách mà AI đã thay đổi cuộc sống của chúng ta, thật khó để nhận ra công nghệ này đã, đang và sẽ cải thiện đáng kể cách chúng ta làm việc như thế nào.
Một số công ty nhỏ và startup đã được thành lập trên cơ sở của chính AI. Một số công ty lớn hơn và thậm chí cả Fortune 500 cũng đã quyết định chuyển đổi hoạt động của họ bằng cách áp dụng AI trong các sản phẩm và dịch vụ hiện tại của họ.
Ví dụ về điều này có thể được tìm thấy trong các đại gia công nghệ như Apple, Amazon và Google.
Lần đầu tiên Apple công bố rằng họ sẽ chuyển dịch các bước đầu tiên sang công nghệ AI là vào cuối năm 2016. Điều này đã được thực hiện, chẳng hạn như là với các nghiên cứu về kỹ thuật cho hình ảnh và nhận dạng chữ viết tay.
Amazon từ lâu đã được hưởng lợi từ các thuật toán trí tuệ nhân tạo để phát triển hơn nữa đế chế thương mại điện tử của mình bằng cách đưa ra các khuyến nghị mua hàng được nhắm tới từng đối tượng khách hàng.
Cuối cùng, Google đã áp dụng AI trong nhiều sản phẩm của mình, từ Google Translate đến TensorFlow, một thư viện phần mềm mã nguồn mở dành cho Machine Learning trong nhiều loại hình tác vụ nhận thức và hiểu ngôn ngữ.
Điều gì sẽ xảy ra với trí tuệ nhân tạo trong năm 2018 này?
Dường như nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta theo nhiều cách hữu hình hơn so với những gì hiện tại.
Các thuật toán trí tuệ nhân tạo phân tích dữ liệu cho đến nay đã mang lại nhiều lợi ích đối với con người, bởi vì con người chúng ta rất khó có thể kiểm tra một cách nhanh chóng và chính xác.
Vì lý do này, ngành tài chính là một trong những lĩnh vực được hưởng lợi nhiều nhất từ những tiến bộ đã đạt được với công nghệ AI và hứa hẹn cho những thành tựu lớn hơn trong tương lai gần nhất.
Trên thực tế, rất ít ngành công nghiệp phù hợp và hứa hẹn cho việc ứng dụng Trí tuệ nhân tạo hơn là tài chính, do bản chất cực kỳ định lượng và số lượng lớn dữ liệu của ngành này.
Machine Learning, một nhánh cụ thể của AI, đặc biệt hữu ích trong việc phát hiện gian lận, có thể phát hiện thành công các hoạt động và hành vi đáng ngờ, gắn cờ cho các nhóm bảo mật theo dõi và phân tích chúng.
Trí tuệ nhân tạo, cũng đã chiếm ưu thế trong việc đào tạo “các cố vấn robot”, các thuật toán có thể hiệu chỉnh danh mục tài chính chi tiết theo đầu vào mà người dùng đưa ra, đồng thời nêu rõ mục tiêu và khả năng chịu rủi ro của họ.
Trong tương lai gần, AI sẽ đóng vai trò quan trọng trong các khía cạnh khác của ngành tài chính: nó sẽ cải thiện dịch vụ khách hàng của các ngân hàng và các giao diện đàm thoại, nó sẽ tăng cường bảo mật dữ liệu và phân tích dữ liệu chính xác hơn.
Đối với hoạt động giao dịch, AI có thể tạo đột phá và có lợi vì nhiều lý do khác nhau.
Trước hết, nó cho phép loại bỏ hoàn toàn kẻ thù tồi tệ nhất của thương nhân: cảm xúc. Ngay cả những nhà giao dịch chuyên nghiệp nhất thì họ cũng là con người. Họ có thể lo lắng nếu mọi thứ không diễn ra như mong đợi, đồng thời mất rất nhiều thời gian để theo dõi biến động của thị trường và nghiên cứu các cơ hội và khả năng khác nhau. Máy móc không có cảm xúc và quan trọng nhất là có khả năng học hỏi từ trải nghiệm trước đó. Chúng ghi lại tất cả các sự kiện, lưu trữ những sự kiện ấy và xây dựng chúng để có thể sử dụng kiến thức đó cho việc dự đoán tốt hơn sự thay đổi và sự kiện thị trường trong tương lai.
Với những thông tin mà chúng thu thập, máy tính có thể đưa ra quyết định kinh doanh cực nhanh, phản ứng ngay sau những biến động của thị trường. Phản ứng nhanh này sẽ không thể xảy ra ở con người bởi vì dù chúng ta có kinh nghiệm thế nào đi nữa thì chúng ta vẫn phải suy nghĩ về quyết định của mình và cần có được bằng chứng để hoàn toàn chắc chắn rằng chúng ta đang làm đúng.
Chúng ta không phải máy móc, và bộ nhớ của chúng ta không thể lưu trữ một lượng lớn dữ liệu cũng như ghi nhớ chúng để sử dụng khi cần thiết. Trí tuệ nhân tạo có thể giám sát tất cả các giao dịch xảy ra trong thời gian thực, điều mà không một người nào trên hành tinh này có thể làm được.
Đó là một thực tế: Trí tuệ nhân tạo đã bước vào cuộc sống và nhanh chóng trở thành một phần không thể thiếu đối với chúng ta.
Phần 1: Phát Minh Cuối Cùng – Trí tuệ nhân tạo và sự cáo chung của kỷ nguyên con người (Phần 1)
Phần 2: Phát Minh Cuối Cùng – Trí tuệ nhân tạo và sự cáo chung của kỷ nguyên con người (Phần 2)
Phần 3: Phát Minh Cuối Cùng – Trí tuệ nhân tạo và sự cáo chung của kỷ nguyên con người (Phần 3)
Phần 4: Phát Minh Cuối Cùng – Trí tuệ nhân tạo và sự cáo chung của kỷ nguyên con người (Phần 4)