Vào thời điểm Tim Berners-Lee phát minh ra Internet, Internet là một nền tảng được phân quyền hoàn toàn, trong đó mọi người có thể tự tạo ra các trang web tự do tương tác với người khác. Không biết từ lúc nào, Internet đã trở thành sân chơi cho các tập đoàn lớn như Amazon, Facebook, Google, Apple…
Lưu lượng truy cập Internet, dữ liệu và nội dung đang trở nên tập trung hóa bởi vì các tập đoàn khổng lồ này. Bây giờ chính Google, Facebook, Amazon thiết lập nên quy tắc và chi phối cả cộng đồng mạng. Internet không còn phân quyền như khi nó mới ra đời. TRON cho rằng người dùng nên có quyền sở hữu và kiểm soát dữ liệu họ tạo ra chứ không phải nhượng quyền sở hữu và kiểm soát nền tảng cho các tập đoàn hay các tổ chức chính phủ; người dùng phải tự do sở hữu tất cả các thông tin kỹ thuật số. Nền tảng TRON ra đời với nỗ lực phân quyền Internet bằng công nghệ blockchain.
TRON là gì?
Thông qua việc sử dụng công nghệ blockchain và các ứng dụng phi tập trung (DApp), mạng lưới TRON cam kết thúc đẩy quá trình phi tập trung hóa internet. Mạng lưới TRON, được thành lập vào tháng 9 năm 2017 bởi Justin Sun, đã duy trì hiệu suất vượt trội kể từ khi ra mắt mainnet vào tháng 5 năm 2018.
Vào tháng 7 năm 2018, BitTorrent, một tiên phong trong các dịch vụ phi tập trung với gần 100 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, cũng đã được mua lại và tích hợp vào hệ sinh thái TRON. Ngoài ra, TRON, vượt qua Tether trên Ethereum vào tháng 4 năm 2021, hiện sở hữu nguồn cung lưu hành stablecoin lớn nhất toàn cầu. Mạng lưới TRON trở thành một tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) được quản lý hoàn toàn bởi cộng đồng vào tháng 12 năm 2021 sau khi hoàn toàn phi tập trung.
Tổ chức TRON, thường được biết đến với tên gọi TRX, đã phát hành TRONIX, một token mainnet dựa trên giao thức TRON. Trên blockchain TRON, token TRX đóng vai trò là đơn vị cơ bản trong các tài khoản, và giá trị của tất cả các loại tiền khác đều được tính dựa trên giá trị của TRON. Các token khác bao gồm BitTorrent (BTT), JUST (JST), USD Coin (USDC), Tether (USDT) và NFT.
Tất cả các token dựa trên tiêu chuẩn TRC đều sử dụng TRX như một phương tiện trao đổi. Với nhiều kịch bản ứng dụng khác nhau thúc đẩy giao dịch và ứng dụng trên chuỗi, TRX kết nối toàn bộ hệ sinh thái TRON.
Các tính năng chính của TRON
Là một giao thức nội dung phân quyền, TRON có 4 đặc điểm cơ bản sau đây so với Internet tập trung:
Giải phóng dữ liệu
Trên cơ sở tự do và không kiểm soát, các nội dung bao gồm các ký tự, hình ảnh, âm thanh và video có thể được dỡ xuống, lưu trữ và quảng bá.
Cấp phép cho nội dung
Tài sản kỹ thuật số thu được thông qua việc cung cấp và phổ biến nội dung, do đó kích thích ngừi dùng cho việc tạo sinh thái nội dung.
ICO cá nhân
Một cá nhân có thể tự do phân phối các tài sản kỹ thuật số dưới dạng ICO, trong khi những người khác có thể hưởng lợi ích và dịch vụ do sự phát triển liên tục của các cộng tác viên dữ liệu bằng cách mua tài sản kỹ thuật số.
Cơ sở hạ tầng
Với tài sản kỹ thuật số được phân phối sẽ được trang bị một bộ cơ sở hạ tầng phân tán, bao gồm trao đổi phân phối, trò chơi tự trị, dự báo và hệ thống trò chơi.
Giá trị cốt lõi của dự án TRON
Ngay từ khi xây dựng TRON, các nhà phát triển luôn tuân thủ các giá trị cốt lõi sau của TRON:
Người dùng sẽ có quyền sở hữu các dữ liệu cơ bản, và internet nên được phân cấp. Điều này được đề xuất bởi bác sĩ Tim Berners-Lee vào thời điểm internet được sinh ra và mục đích ban đầu khi tạo ra internet.
Những người đóng góp và hệ sinh thái TRON sẽ được hưởng lợi nhuận theo tỷ lệ quy định. Một mạng lưới giá trị có lợi thế lớn hơn có thể tận dụng kỹ thuật số bất cứ điều gì trong mạng xã hội và truyền thông.
Tất cả các hình thức đóng góp phải có giá trị định lượng như nhau. Về thời gian đầu tư của người tham gia, nội dung xuất sắc và sự quan tâm là giá trị được đo tương tự vốn được cung cấp.
Mục tiêu cơ bản của TRON là cung cấp dịch vụ cho công chúng. Là một hệ sinh thái do một tổ chức phi lợi nhuận điều hành, TRON được thiết kế để phục vụ cho những người yêu thích nội dung giải trí trên toàn thế giới chứ không phải vì mục đích kiếm lợi nhuận. Tất cả các thành viên TRON sẽ được hưởng lợi từ sự thịnh vượng của nó.
Nội dung nên xuất phát từ con người chứ không phải là tiền vốn sử dụng để thưởng cho người khác nhằm kiểm soát họ. Ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo cần dựa vào việc theo đuổi chất lượng nghệ thuật và nội dung của những người sáng tạo nội dung, nghệ sĩ và biên kịch chứ không phải là nhà tư bản tiêu dùng không có nội dung.
Đội ngũ phát triển của dự án TRON
Giám đốc điều hành và người sáng lập TRON là Justin Sun, hay còn được mệnh danh là “Jack Ma tiếp theo” – CEO của Alibaba. Sun sở hữu một hồ sơ ấn tượng khi mới 27 tuổi:
- Tốt nghiệp Đại học Pennsylvania
- Có mặt trong top 30 Forbes Trung Quốc dưới 30 tuổi năm 2015
- Có mặt trong top 30 Forbes Asia dưới 30 tuổi năm 2017
- Người sáng lập Peiwo App (Snapchat của Trung Quốc)
- Người đại diện của Đại học Hupan do Jack Ma thành lập
- Cựu đại điện của Ripple Trung Quốc
Ngoài Sun, đội ngũ thành lập chính của TRON còn có CTO Lucien Chan là cựu nhân viên của Alibaba với nhiều kinh nghiệm làm việc với các công ty internet hàng đầu như Netease, Qihoo 360 và Tencent.
TRON sở hữu những nhà phát triển hàng đầu ở Trung Quốc nhưng họ vẫn đang tiếp tục tuyển mộ thêm nhân tài với các thành viên có chuyên môn kỹ thuật kỳ cựu như Maorong Lin và Xiadong Xie – cả hai đều có kinh nghiệm phát triển kỹ thuật trong ngành giải trí và thương mại điện tử.
Ngoài ra, TRON team còn một số nhân viên đáng chú ý khác như Hitters Xu (sáng lập Nebulas), Tang Binsen (sáng lập Game Clash of Kings), Xue Manzi (nhà đầu tư nổi tiếng ở Trung Quốc), Chaoyong Wang (sáng lập China Equity Group), Dai Wei (CEO của OFO bike), Huobi.com và nhiều sản phẩm khác.
Tương lai của TRON
Rất khó để dự đoán liệu một loại tiền điện tử và blockchain sẽ tồn tại trong tương lai hay không. Giống như nhiều blockchain khác, Tron đã được chuyển giao cho một tổ chức tự trị phi tập trung phi lợi nhuận (DAO), Tron DAO. Tổ chức này có vẻ rất tích cực, tài trợ cho một sự kiện mà họ gọi là HackaTron, nơi các nhà phát triển blockchain có thể thi đấu để xây dựng các ứng dụng phi tập trung.
Kể từ cuối năm 2022, giá thị trường của TRX đã tăng chậm nhưng đều đặn. TRX có vốn hóa thị trường là 10,2 tỷ đô la và khối lượng giao dịch trong 24 giờ là 324,1 triệu, cho thấy có một lượng vốn đáng kể đầu tư vào TRX nhưng thanh khoản tương đối thấp.
Vào tháng 5 năm 2024, Tron DAO thông báo rằng Google Cloud đã gia nhập danh sách “đại diện siêu cấp”, các node mạng tin cậy đề xuất các khối mới cho blockchain. Những đại diện này được bỏ phiếu vào mạng lưới sau khi trả 9.999 TRX để trở thành ứng cử viên.
Có vẻ như có một cộng đồng tích cực, dù nhỏ, một DAO hỗ trợ và tham gia, và sự quan tâm của nhà đầu tư. Có một cơ hội tốt rằng TRX và Tron sẽ duy trì vị thế của mình miễn là vẫn có sự quan tâm đến việc duy trì dự án này.
Lộ trình phát triển dự án
- Giai đoạn Exudos: Tháng 8/2017 tới 12/2018
- Giai đoạn Odyssey: Tháng 1/2019 tới 6/2020
- Giai đoạn Great Voyage: Tháng 7/2020 tới 7/2021
- Giai đoạn Apollo: Tháng 8/2021 tới 3/2023
- Giai đoạn Star Trek: Tháng 4/2023 tới 9/2025
- Giai đoạn Eternity: Tháng 9/2025 tới 9/2027
Trong thời gian diễn ra ICO, TRX đã công khai whitepaper cho cộng đồng để chứng tính minh bạch và phi tập trung của dự án.
Đây là cách để những nhà đầu tư, hodler, người ủng hộ và những đối tác tiềm năng có thể theo dõi các giai đoạn phát triển của TRON, đồng thời có được một cái nhìn rõ hơn về tương lai của TRX dựa trên lộ trình phát triển đã được công bố.
Dựa trên lộ trình này, ta có thể thấy TRON có một tầm nhìn dài hạn khi mà giai đoạn cuối cùng cuối cùng của việc phát triển sẽ không thể hoàn thành trước năm 2027, tốn tổng cộng 10 năm để dự án có thể phát triển hoàn chỉnh. Sáu giai đoạn phát triển này được đặt cho những cái tên phổ biến trong thế giới giải trí, cho thấy mục đích của TRON sẽ trở thành một đồng tiền của những trò chơi điện tử.
Giai đoạn 1: Exodus kết thúc vào tháng 12/2018, hiện tại TRX chỉ còn cách giai đoạn 2 khoảng hơn 2 tháng.
Trong giai đoạn này, TRON sẽ giải quyết vấn đề đang nhức nhối hiện nay khi mà những tập đoàn đang sử dụng những dữ liệu cá nhân như một tài sản thuộc về họ. Đây là lý do Justin Sun đã có ý tưởng xây dựng một nơi an toàn để lưu trữ dữ liệu.
Với Exodus, người dùng có thể dễ dàng truy cập, tải lên, phát hành, chia sẻ và lưu trữ những dữ liệu cá nhân với sự giúp đỡ từ những tính năng hệ thống phi tập trung của TRON.
Trong giai đoạn kéo dài chỉ 6 tháng này, TRON đã kịp cho mắt main net, đồng nghĩa với việc mọi công việc chuẩn bị giai đoạn 2 đang được đẩy mạnh.
Giai đoạn 2: Odyssey đại diện cho việc mà đội ngũ phát triển TRX sẽ tập trung vào đó là khiến những nội dung trở nên tốt hơn.
Giai đoạn này sẽ cho phép việc tạo, phát hành, truyền bá những nội dung để nhận được phần thưởng bằng token TRX. Một trong những mục tiêu chính là để giảm thiểu chi phí, đồng thời giảm đi sức ảnh hưởng của những bên thứ ba đầy quyền lực như Google Play và Apple Store. TRX cũng sẽ phát triển một hệ thống thanh toán phù hợp cho dự án đồng thời định nghĩa và hoàn thành những thay đổi, nâng cấp, và tính năng mới.
Giai đoạn này sẽ tập trung vào main net của TRON, do việc khởi động main net chính là để bước vào giai đoạn 2, với mục đích tách rời TRX ra khỏi những token ERC20 khác trên nền Ethereum, TRON sẽ sử dụng hệ sinh thái của chính mình để gia tăng tốc độ thanh toán và quá trình sáng tạo, phát hành, truyền bá các nội dung.
Odyssey sẽ được bắt đầu vào tháng 1/2019, và kết thúc vào tháng 6/2020, Khi đó, mọi giao dịch TRX sẽ được xử lý qua nhiều kênh khác nhau.
Giai đoạn 3: Great Voyage được bắt đầu vào tháng 6/2020 và sẽ được đánh dấu bằng 1 ICO trên nền tảng TRX. Cũng trong giai đoạn này, nền tảng TRON sẽ có thể quản lý được cổ tức và doanh thu, thêm cả cộng đồng người hâm mộ.
Để có thể đi đến giai đoạn 3 và đạt được những điều ở trên, nền tảng sẽ được phát triển thành một hệ sinh thái được cá nhân hoá dành cho người dùng. Đồng nghĩa với việc TRON sẽ vượt xa Ethereum khi đã có thể có những ICO chạy trên nền tảng của mình.
Giai đoạn 4: Apollo trong tổng số 6 giai đoạn phát triển của TRON. Khi mà TRX đã trở thành nền tảng có thể hỗ trợ cho ICO.
Mạng lưới sẽ hoạt động tương tự như Ethereum, cho phép TRON có thể tạo ra những token để chia cổ tức cho người dùng.
Để tạo ra một hệ thống an toàn cho người dùng, đội dự án sẽ phát triển một giao thức để tránh được mọi thảm hoạ thiên nhiên, những cuộc tấn công và lỗi xảy ra trên hệ thống.
Những token được tạo ra sẽ có thể được trao đổi, làm tăng thêm sự hữu dụng của hệ sinh thái TRX khi mà việc trao đổi sẽ trở nên phi tập trung.
Giao thức được tạo ra trong giai đoạn sẽ dự đoán những lỗi phát sinh khiến token được tạo ra trong hệ thống bỏ lỡ việc được đánh giá.
Giai đoạn 5: Star Trek để vinh danh một trong loạt phim khoa học giả tưởng vĩ đại nhất. Mạng lưới TRON sẽ hoạt động như một nền tảng trò chơi điện tử theo đúng mục đích ban đầu của TRX là một đồng tiền dành cho trò chơi điện tử.
Những game thủ của TRX sẽ được tận hưởng những lợi thế của một hệ sinh thái phi tập trung và nhận được những phần cho thành quả của mình. Nền tảng TRX cũng sẽ có thêm những tính năng dự báo để thu hút thêm những nhà đầu tư tiềm năng.
Giai đoạn 6: Eternity đánh dấu việc hoàn thiện trong quá trình phát triển của dự án sẽ kết thúc vào năm 2027, khi mà mọi mục tiêu đã đạt được cùng một nền tảng trò chơi đầy đủ chức năng và phi tập trung dựa trên công nghệ blockchain.
Đội phát triển dưới sự lãnh đạo của Justin Sun dự đoán rằng những nhà đầu tư vào TRON từ những giai đoạn trước sẽ thu được những khoản lãi khổng lồ khi mà TRON đã trở thành nền tảng trò chơi phi tập trung lớn nhất thế giới.
Lợi ích của TRON (TRX)
Người dùng có thể tham gia vào việc bầu chọn đại diện siêu cấp bằng cách nắm giữ và staking TRX. Bên cạnh đó, nền tảng này cũng mang lại lợi ích cho những người sáng tạo nội dung khi cho phép họ nhận thanh toán cho công sức của mình, đồng thời vẫn duy trì toàn quyền kiểm soát tác phẩm của họ.
Hệ sinh thái tiền điện tử của TRON độc đáo ở chỗ cho phép bạn chia sẻ nội dung với người khác và nhận thanh toán cho thông tin và nội dung mà bạn tạo ra với tư cách là nhà sáng tạo. Thêm vào đó, phí giao dịch trên nền tảng kỹ thuật số phi tập trung của TRON rất thấp, chỉ khoảng $0,000005.
Ngoài ra, các giao dịch trên mạng lưới TRON diễn ra cực kỳ nhanh chóng vì mạng này hỗ trợ tới 2.000 giao dịch mỗi giây. So với đó, Bitcoin chỉ xử lý từ 3 đến 6 giao dịch mỗi giây, còn Ethereum cho phép 25 giao dịch.
Tham gia Telegram: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter (X): https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
SN_Nour
Theo Tapchibitcoin.io