Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận bình kêu gọi các doanh nghiệp trong nước nắm bắt lấy các cơ hội đến từ Công nghệ dữ liệu phân tán (DLT), sức ảnh hưởng ngành công nghiệp Trung Quốc đã định hướng cho hàng trăm các dự án blockchain tại nước này phát triển.
Cục quảng lý không gian mạng Trung Quốc đã công bố tổng cộng 506 các dự án như vậy, và từ tháng Một, cục đã yêu cầu mỗi tổ chức đang phát triển các công nghệ blockchain phải đăng ký để giám sát trong tương lai.
Thông tin được cung cấp cho tới thời điểm hiện tại gồm hai danh sách, 197 dự án ghi danh vào Tháng Ba và 309 dự án vào Tháng Mười, cung cấp một cái nhìn dâu sắc về hàng trăm dự án blockchain trong doanh nghiệp đang trong giai đoạn phát triển tại Trung Quốc.
Trong danh sách đã được công bố, những cái tên bao gồm các ngân hàng quốc doanh lớn tại Trung Quốc, tập đoàn công nghệ thương mại khổng lồ, cũng như nhiều dự án khác của chính phủ và khu vực công có vai trò định hình trong nền kinh tế Trung Quốc ngày nay.
Còn rất nhiều các dự án tiềm năng phát triển vẫn còn ẩn dấu dưới tên của các công ty con có liên quan. Thêm vào đó, cũng có khá nhiều dự án blockchain vắng mặt ở hai danh sách này, nhưng rất có thể đã được công bố trong các báo cáo khác.
Nhìn chung, đây là một bản phác thảo thu nhỏ về một vài dự án blockchain lớn có thể thay đổi cục diện ngành công nghệ Trung Quốc.
Các dịch vụ tài chính
Tài trợ thương mại, quản lý tài sản, thanh toán xuyên biên giới và tài trợ chuỗi cung ứng là các trường hợp áp dụng phổ biến trong các dự án về dịch vụ tài chính có trong hai danh sách.
Sáu ngân hàng, bao gồm hai ngân hàng quốc doanh và bốn ngân hàng địa phương đã đăng ký 14 dự án blockchain.
Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), ngân hàng sở hữu số tài sản lớn nhất, và Ngân hàng con của Công ty Bảo hiểm Ping An, Ngân hàng Ping An, mỗi ngân hàng đều đăng ký hai dự án blockchain.
Ngân hàng Ping An đã tiết lộ về phần mềm phân tích dữ liệu SAS và hệ thống lựa chọn và đưa ra quyết định sử dụng blockchain của mình. Vào năm 2016, ngân hàng này đã trở thành tổ chức tài chính Trung Quốc đầu tiên nằm trong khối liên kết blockchain R3 và đã đưa vào áp dụng một mạng lưới blockchain được gọi là FiMax để nâng cao các xử lý chia sẻ dữ liệu và bảo mật. Mục tiêu của nó là để nâng cao tính hiệu quả trong các giao dịch chứng khoán có tài sản đảm bảo, và để giải quyết những thách thức trong tài trợ chuỗi cung ứng. Unionpay, phiên bản Trung Quốc của Visa hay Mastercard, cũng ghi danh hai dịch vụ blockchain, bao gồm đăng ký giấy chứng nhận số và một sàn truy vết dựa trên nền tảng blockchain sử dụng cho các khoản chuyển tiền xuyên quốc gia.
ICBC Xi Blockchain Service và ICBC Financial Services là các dự án blockchain để hỗ trợ cá giao dịch cho các khách hàng của ngân hàng. ICBC đã hợp tác với Ngân hàng trung ương Trung Quốc vào năm 2017 để thực hiện các nghiên cứu về công nghệ blcokchain, và đã đưa vào hoạt động nền tảng tài chính dựa trên blcockchain cho các công ty vừa và nhỏ.
Mặc dù không có tên trong danh sách, hai ngân hàng lớn gần đây đã công bố ít nhiều thông tin về các dự án blockchain của mình.
China Construction Bank (CCB), một trong bốn ngân hàng thương mại lớn nhất nước, đang trong quá trình cải tổ sàn tài trợ thương mại với cơ sở blockchain của mình, khi khối lượng giao dịch trên sàn đã đạt đến con số 53 tỉ đô la Mỹ. Các dự án của CCB bao gồm tạo điều kiện cho các giao dịch tài chính như factoring (bao thanh toán tuyệt đối) và forfaiting (bao thanh toán tương đối), ứng tiền ngay cho các nhà xuất khẩu để đổi lấy các khoản phải thu ngắn hạn.
Baidu, Alibaba và Tencent
Trong danh sách còn đề cập đế Baidu, được mệnh danh là Google của Trung Quốc, đã phát hành whitepaper blockchain, trong đó cụ thể hóa bằng sáng chế Xuper Chain nhằm mục đích cung cấp hạ tầng cơ sở cho các dịch vụ blockchain.
Công ty cũng đã ra mắt một ứng dụng phân cấp, hay còn gọi là dapp, trò chơi mang tên Letsdog vào tháng 8 năm ngoái, tương đồng với hiện tượng mạng CryptoKitties. Dự án được đăng ký thông qua công ty con về blcokchain của Baidu Duxiaoman vào tháng 10.
Hai dự án khác của Baidu cũng góp mặt trong danh sách tháng 3, bao gồm Baidu Blockchain Engine cung cấp các dịch vụ đám mây và Token sử dụng blockchain như đòn bẩy để bảo vệ các quyền về tài sản trí tuệ có nội dung được số hóa.
Tập đoàn Alibaba cũng đang trong cuộc đua không hồi kết cho vị trí số 1 với Baidu, Tencent và tập đoàn Huawei về phát triển dịch vụ điện toán đám mây blockchain tối tân nhất.
Theo dữ liệu đăng ký, từng công ty đều đã kê khai thông tin về các dịch vụ điện toán blockchain của mình. Tất cả các chính sách về blockchain của cả bốn công ty đề nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc phát triển các dịch vụ điện toán dựa vào blockchain như là các cung ứng hạ tầng cho bên thứ ba.
Alibaba đã đặc biệt nhanh nhạy, dẫn đầu một danh sách khác, có nhiều ứng dụng bản quyền nhất tập trung vào các công nghệ có liên quan đến blockchain, với tổng cộng 90 dự án, vượt qua cả IBM và Bank of America.
Tencent, cha đẻ của ứng dụng nhắn tin Wechat, cũng đã tạo lập một gói các dịch vụ blockchain kể từ khi công bố chính sách đầu tiên vào năm 2017. Trong danh sách, gã khổng lồ internet đã ghi danh đăng ký cho hai dự án là Tencent Blockchain và Tencent Cloud TBaaS Blockchain.
Sàn TrustSQL của công ty được thiết kế là một hệ thống ba phần với lớp chuỗi cốt lõi (core-chain), một lớp sản phẩm và dịch vụ và lớp ứng dụng để cung cấp quản lý tài saonr số và xác minh.
Công ty đã hợp tác với Intel để phát triển blockchain cho các ứng dụng Things trên Internet, trong khi bắt tay vào thử nghiệm các ứng dụng tài chính blockchain với Bank of China vào năm 2017.
Các dự án được điều hành bởi Chính phủ
Bản thân Chính phủ Trung Quốc cũng đã tham gia vào rất nhiều dự án tầm cỡ được đăng ký trong danh sách, từ sức mạnh truyền thông đến các cải tiến trong luật pháp và thi hành chính sách về phát triển đất đai.
Union Pay là câu trả lời của Trung Quốc tới VISA-Mastercard, được đề cập trên danh sách với dự án thanh toán xuyên biên giới.
Trong tháng này, truyền thông Trung Quốc đưa đa đưa tin về việc khởi dộng giai đoạn thử nghiệm cho một dự án của Union Pay, liên kết với 5 tổ chức khác, bao gồm China Mobile và Trung tâm Thông tin quốc gia, để khởi tạo Mạng lưới các dịch vụ Blockchain (BSN), một dự án hạ tầng blockchain toàn quốc với tham vọng trở thành “hệ thống Android hoặc IOS của Apple” sử dụng blockchain.
Jifan He, CEO của Beijing Red Date Tech, một trong sáu tổ chức, trong buổi tuyên bố đã nói rằng BSN đã đang được thử nghiệm tại 55 thành phố ở Trung Quốc, và Singapore.
Hệ thống mạng này được đánh giá là sinh lợi nhiều hơn so với các dịch vụ điện toán được cung cấp gần đây bởi Tencent, Huawei hay Alibaba.
Cũng có cả các minh chứng rằng chính phủ đang sử dụng trực tiếp blockchain để cung cấp các dịch vụ, từ làm trọng tài pháp lý, truy thu thuế đến các quản lý hàng ngày của một nền tảng giám sát đền bù cho nông dân tái định cư.
Beijing và Guangzhou Internet Court đều đăng ký nền tảng dựa trên blockchain của họ. Phiên tòa Internet đầu tiên ở Trung Quốc và cũng là ở trên thế giới được mở tại Hàng Châu, miền Nam Trung Quốc, vào năm 2017.
Các phiên tòa Internet như vậy có chức năng xử lý các vụ việc liên quan đến Internet như tài trợ tài chính online, các tranh chấp về IP online và các tranh chấp hợp đồng khoản vay nhỏ. Các phiên tòa này tiến hành từng bước thủ tục pháp lý online, bao gồm truy tố, xét xử, đưa ra dẫn chứng và tuyên cáo.
legalXchain đã đăng ký ba dịch vụ blockchain dựa trên legalXchain, LegalFabric và Hyperledger. Theo như trên website của mình, legalXchain tự tuyên bố là công ty công nghệ blockchain thiết kế các dự án cho khu vực kinh tế đặc biệt tại Trung Quốc.
Một dự án độc đáo nữa là xây dựng một “tân thành phố” từ vùng đầm lầy 60 dặm phía tây nam của Bắc Kinh. Do thành phố này đã vượt quá con số 21 triệu dân, một quyết định được đưa ra là xây dựng nên Xiong’an, có nghĩa là “táo bạo và thanh bình”, bằng cách mua đất của nông dân địa phương. Các giao dịch này được thực hiện thông qua blockchain để đảm bảo tính minh bạch và có tổ chức. Một báo cáo gần đây từ Brookings Institute cho thấy 380 tỉ đô la Mỹ đã được đầu tư vào thành phố mới.
Một trong ba dự án trong danh sách thành phố mới có tên gọi là Xiong’an Blockchain Land Compensation Distribution Platform, có trách nhiệm trong việc phân phối các khoản trợ cấp tài chính đến người dân tái định cư trong khu vực.
Còn nhiều các dịch vụ blockchain khác cũng đang được phục vụ cho chính phủ như Hóa đơn điện tử Blockchain, dành cho Cục thuế Nhà nước chi nhánh Thâm Quyến, và Cross-Border Transactions Platform, dành cho Cục quản lý hối đoái quốc gia.
Và những cái tên khác
Còn rất nhiều những cái tên và dự án khác đã được xác định trong danh sách, mặc dù rất khó để có thể nhận diện được hoàn toàn chúng.
Hai dự án khác từ các công ty danh tiếng bao gồm một đến từ công ty video streaming iQIYI, được mệnh danh là Netflix của Trung Quốc, đã khai báo rằng họ đang sử dụng Baidu Xuper Chain Supernode để cải thiện các dịch vụ streaming của mình. Dự án còn lại đến từ BGI, một trong các công ty nghiên cứu gen và khoa học đời sống lớn nhất tại Trung Quốc, đã đăng ký BGI Blockchain BaaS Platform để thực hiện các phân tích gen.
Một công ty thứ ba, với một ứng dụng rất thú vị từ Jingde Porcelain, với một dự án blockchain nhỏ để nhận dạng các sản phẩm gốm của nó; công ty nổi tiếng với các sản phẩm đĩa và bình men với hai màu xanh trắng.
Một dự án thứ tư đã được Trung tâm phát hành sổ xố thiện nguyện Thâm Quyến đăng ký, để xác nhận các vé trúng thưởng. Và dự án thứ năm là nền tảng xử lý hóa đơn bằng blockchain cho Midea, một nhà sản xuất đồ gia dụng.
- Cổ phiếu công ty blockchain Trung Quốc tăng 107% sau thông báo của Tập Cận Bình
- Trung Quốc nghiên cứu Blockchain và AI cho việc tài trợ xuyên biên giới
Kim Anh
Tapchibitcoin | Coindesk