Trang chủ Blockchain Công nghệ Blockchain Trung Quốc đang dẫn đầu nền kinh tế kỹ thuật số trên...

Trung Quốc đang dẫn đầu nền kinh tế kỹ thuật số trên toàn cầu như thế nào?

Xã hội hiện đang được chứng kiến quá trình triển khai các loại tiền kỹ thuật số, AI và công nghệ blockchain trên toàn thế giới. Những công nghệ kỹ thuật số mới này đòi hỏi mức tiêu thụ năng lượng điện cao, hiện đang được sản xuất bằng nhiên liệu than và hóa thạch gây tác động xấu đến môi trường. Thay đổi toàn cầu bằng năng lượng xanh sẽ yêu cầu loại bỏ các rào cản chính sách công nghệ, cơ sở hạ tầng, quy định và thuế.

Trong 3 thập kỷ qua, Trung Quốc đã đi trên con đường tăng trưởng kinh tế và công nghệ ngoạn mục về quy mô và thời gian trong lịch sử. Chính phủ đã có vai trò tích cực trong việc định hình nền kinh tế kỹ thuật số toàn cầu, là một trong những người ủng hộ lớn nhất và xây dựng cơ sở hạ tầng đẳng cấp thế giới để hỗ trợ số hóa với vị trí là nhà đầu tư, nhà phát triển xanh và người tiêu dùng.

Vai trò lãnh đạo của Trung Quốc trong lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số không có gì đáng ngạc nhiên. Trong đó, nổi bật nhất là việc thành lập ngân hàng trung ương hoạt động trên blockchain đầu tiên của thế giới – một hệ thống thanh toán di động ổn định có tên là DCEP. Rốt cuộc, Trung Quốc đã đi tiên phong trong việc phát hành tiền giấy trong triều đại nhà Đường (TCN 618 – 907) mà đến tận thế kỉ 17 thì châu Âu, Hoa Kỳ mới theo kịp và vẫn là nền tảng chủ chốt của nền kinh tế hiện đại.

Ngân hàng trung ương đầu tiên trên thế giới phát hành tiền kỹ thuật số

Chủ tịch Huang Qifan của Trung tâm trao đổi kinh tế quốc tế Trung Quốc giải thích rằng tổ chức này đã nghiên cứu DCEP từ 5 đến 6 năm nay và ông hoàn toàn tin tưởng rằng nó có thể được Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc giới thiệu tới 7 tổ chức trong vài tháng nữa. Cụ thể:

  • Ngân hàng Công thương Trung Quốc
  • Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc
  • Ngân hàng Trung Quốc
  • Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc
  • Alibaba (Alipay)
  • Tencent (Wechatpay)
  • Union Pay

DCEP cuối cùng sẽ đến với công chúng vào năm 2020.

Thiết kế dựa trên blockchain một phần của DCEP sẽ cung cấp cho PBoC quyền giám sát chưa từng có đối với dòng tiền, mang lại cho họ mức độ kiểm soát đối với nền kinh tế Trung Quốc mà hầu hết các ngân hàng trung ương không có. DCEP sẽ được chốt 1:1 với đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, với mục tiêu chung là trở thành một loại tiền tệ toàn cầu thống trị như đồng đô la Mỹ.

Stablecoin

Bất chấp những lo ngại từ các nhà quản lý G-7 và G-20, Tether gần đây đã tung ra stablecoin được chốt bằng Nhân dân tệ tên là CNHT sau khi giới thiệu một stablecoin khác gắn với đồng đô la Mỹ. USDT bị cho là nguyên nhân gây ra bong bóng tiền điện tử lớn nhất thế giới trong năm 2017 và có nhiều người đang kiện công ty vì thiệt hại hàng tỷ đô la. Tuy nhiên, thư ký Steven Mnuchin của Bộ Tài chính Hoa Kỳ ủng hộ ra mắt các stablecoin, bao gồm cả Libra của Facebook – miễn là tuân thủ các quy định tài chính của Hoa Kỳ. Mặt khác, các bộ trưởng tài chính EU cho biết đã cấm giới thiệu stablecoin trong khu vực đến khi khối liên minh có quy định chung, kể từ khi quốc hội EU thừa nhận trong báo cáo mới nhất về “tội phạm tài chính, trốn thuế và tránh thuế” mà trong đó giao dịch tiền điện tử xuyên biên giới có rủi ro rất cao về rửa tiền, tài trợ cho khủng bố và trốn thuế ở EU.

Người dùng trên toàn thế giới có thể kiếm được stablecoin bằng cách khai thác.

Hệ thống thanh toán di động dựa trên Blockchain

Gần đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thông qua luật mật mã học và kêu gọi cộng đồng công nghệ của đất nước tăng tốc phát triển blockchain. Cho đến nay, Trung Quốc dẫn đầu về số lượng bằng sáng chế blockchain toàn cầu và theo nghiên cứu được Ủy ban Trung ương của Cục Chính trị trực thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện, có hơn 700 công ty blockchain ở Trung Quốc. Nhưng theo PBoC, số lượng các công ty blockchain black market (thị trường chợ đen) của Trung Quốc cao hơn khoảng 40 lần – ở mức 28,000 – với 25,000 công ty phát hành tài sản tiền điện tử của riêng họ trị giá hơn 110 tỷ Nhân dân tệ (15 tỷ đô la).

tap-can-binh

Chủ tịch Tập Cận Bình

Trong báo cáo mới nhất, CipherTrace ước tính hoạt động tội phạm tiền điện tử ở mức 4.4 tỷ đô la trong 9 tháng đầu năm, tăng 150% so với 1 năm trước đó. Theo cơ quan giám sát tiền tệ toàn cầu là Lực lượng đặc nhiệm hành động tài chính, sự gia tăng mạnh mẽ này được cho là do bọn tội phạm liên tục phát triển các phương thức mới và tinh vi hơn để che mờ dòng tiền bất hợp pháp thông qua các thiết bị di động dựa trên blockchain.

Tiền điện tử có thể kiếm được bằng cách khai thác trên điện thoại di động

Dù tốt hay xấu, việc chấp nhận công nghệ thanh toán blockchain di động dường như không thể ngăn cản. Huawei  hiện là công ty duy nhất trên thế giới có thể cung cấp công nghệ mạng di động thế hệ thứ 5 (hay 5G) đã mạnh dạn triển khai chương trình mã hóa kênh đầu tiên trên thế giới (mã cực), được giáo sư Tiến sĩ Erdal Arikan dẫn đầu và đang hợp tác với PBoC trong các dự án thanh toán blockchain di động.

China Telecom cho biết đang tích cực phát triển thẻ SIM 5G hỗ trợ blockchain để trở thành một trong những nền tảng hàng đầu thế giới về các giao dịch tài sản tiền điện tử dựa trên di động. Vào cuối tháng 10, các dịch vụ 5G đã được ra mắt tại hơn 50 thành phố của Trung Quốc, tạo ra một trong những mạng 5G lớn nhất thế giới, với khoảng 110 triệu người dùng 5G.

Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc (BRI) là một kế hoạch thương mại tự do khổng lồ bao gồm hơn 130 quốc gia khác trên khắp châu Á, châu Âu, châu Phi và Nam Mỹ, đang tạo ra “Digital Silk Road” (Con đường tơ lụa kỹ thuật số) của thế kỷ 21 và biến Trung Quốc thành một siêu cường không gian mạng. Những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc như Alibaba và Tencent đã dẫn đầu trong thanh toán kỹ thuật số di động xuyên biên giới bằng cách đẩy sự dịch chuyển ra khỏi tiền mặt và hiện kiểm soát chung 90% thị trường thanh toán di động trị giá 17 nghìn tỷ đô la, bao gồm 1.5 tỷ người dùng. Các trader của Digital Silk Road gửi thanh toán xuyên biên giới từ Hồng Kông tới Philippines chỉ trong vài giây bằng cách sử dụng ví kỹ thuật số di động dựa trên blockchain từ Alipay và WeChat Pay.

trung-quoc-blockchain

Các quốc gia tham gia sáng kiến vành đai và con đường (BRI) | Nguồn: HKTDC Research

Đào coin

Lấy cảm hứng từ trọng tâm mới trên blockchain, Trung Quốc duy trì vị thế hàng đầu thế giới về khai thác tiền điện tử và duy trì hoạt động cho các trang trại khai thác khổng lồ của mình. Các bộ xử lý chuyên dụng được sử dụng để khai thác tiền điện tử (nguồn cung cho thế giới phần lớn đến từ Trung Quốc) tiêu thụ lượng điện lớn mà chủ yếu được sản xuất từ than – một nguồn tài nguyên cơ bản cho tăng trưởng kinh tế ngoạn mục của đất nước hơn tỷ dân. Trung Quốc đốt khoảng một nửa số than được sử dụng trên toàn cầu mỗi năm. Từ năm 2000 đến 2018, lượng khí thải carbon hàng năm tại đây tăng gần gấp 3, hiện chiếm khoảng 30% tổng số thế giới. Trung Quốc nổi lên như là kẻ tội đồ gây ô nhiễm CO2 hàng đầu thế giới bắt đầu từ năm 2017, khi tiền điện tử trải qua bong bóng toàn cầu chưa từng có và tiếp tục duy trì thứ hạng này cho đến nay.

Trung Quốc hiện chiếm khoảng 60% hashrate Bitcoin toàn cầu, giảm từ mức cao ước tính 90% trước đó vào năm 2017. Trong một email cá nhân, CEO Tsou Yung Chen toàn cầu của RRMine – một công ty khai thác trên nền tảng đám mây – giải thích:

“Nền tảng của chúng tôi không trung tâm dữ liệu riêng, chúng tôi là nhà cung cấp dịch vụ Hashrate. Chúng tôi hợp tác với các trung tâm dữ liệu toàn cầu, chuyển Hashrate thành tài sản lưu động và cung cấp cho các nhà đầu tư. Hầu hết các trung tâm dữ liệu hợp tác của chúng tôi đều ở Tây Nam Trung Quốc, nơi có thủy điện dồi dào để khai thác tiền điện tử”.

Nội Mông là nơi có nhà máy năng lượng mặt trời “Ordos” lớn nhất thế giới, cùng với Tân Cương và Tứ Xuyên, tạo thành 3 cơ sở khai thác Bitcoin lớn ở Trung Quốc. Kéo theo đó, cả 3 tỉnh cũng có chất lượng không khí ô nhiễm nhất. Susanne Köhler và Massimo Pizzol tại Đại học Aalborg, Đan Mạch đã phát hiện ra rằng Nội Mông với khối lượng sử dụng than khủng khiếp chiếm 12.3% lượng khai thác Bitcoin, nhưng tạo ra hơn 1/4 lượng khí thải CO2 của cả nước, chỉ tăng từ khi các nước ký kết Thỏa thuận Paris.

Nhà văn khoa học viễn tưởng nổi tiếng Lưu Từ Hân của Trung Quốc cho biết “ủng hộ việc xóa bỏ các công nghệ thô như nhiên liệu hóa thạch và năng lượng hạt nhân, yêu cầu duy trì các công nghệ nhẹ như năng lượng mặt trời và thủy điện quy mô nhỏ”. Trong suốt 25 năm qua, Trung Quốc đã đi từ điểm hầu như không có tấm pin mặt trời nào đến dẫn đầu thế giới với tỷ lệ hơn 100%. Quốc gia này đã vượt qua Đức để trở thành nhà sản xuất năng lượng quang điện lớn nhất thế giới dựa trên kế hoạch 5 năm vào năm 2011 về sản xuất năng lượng đến năm 2015, trở thành quốc gia đầu tiên vượt qua công suất lắp đặt 100 GW vào năm 2017. Ước tính cho thấy các bảng quang điện của Trung Quốc sẽ đạt tổng cộng 370 GWdc vào năm 2024 – nhiều hơn gấp đôi công suất dự kiến cho Hoa Kỳ.

Trong 10 năm qua, Trung Quốc cũng cho biết đã đứng số một về số tiền đầu tư vào năng lượng tái tạo bằng cách cam kết 758 tỷ đô la từ năm 2010 đến nửa đầu năm 2019. Trong đó, các công ty Trung Quốc nổi lên như những nhà lãnh đạo công nghệ về vận tải và năng lượng xanh cũng như hạ tầng kỹ thuật số. Hiện tại, Trung Quốc chiếm khoảng 24% đầu tư toàn cầu về năng lượng tái tạo, với công suất năng lượng mặt trời và gió ở các nước hưởng lợi từ BRI tăng từ 0.45 GW lên 12.6 GW từ năm 2014 đến 2019.

Theo báo cáo của Ủy ban chuyển đổi năng lượng, Trung Quốc trở thành nền kinh tế đã được khử cacbon hoàn toàn và phát triển xanh bằng cách đạt được mức phát thải carbon bằng 0 vào giữa thế kỷ, với năng lượng mặt trời chiếm 44% tổng năng lượng tái tạo cho đến năm 2040 như báo cáo về năng lượng thế giới của Cơ quan năng lương quốc tế đã nêu. Các dự án năng lượng mặt trời không có trợ cấp có thể được xây dựng không chỉ ở hầu hết các thành phố của Trung Quốc và với giá rẻ hơn đáng kể so với than, thủy điện, hạt nhân và các nguồn phát điện từ lưới điện khác mà còn ở các quốc gia thuộc dự án BRI.

Thực tế là gió chỉ chiếm 5.2% và mặt trời chiếm 2.5% trong sản xuất điện quốc gia của Trung Quốc vào năm 2018 và trong tháng 5, Cơ quan Năng lượng Quốc gia Trung Quốc tuyên bố sẽ ngừng cung cấp trợ cấp cho các dự án năng lượng tái tạo cạnh tranh trực tiếp và họ phải tự đấu giá với các hình thức phát điện khác. Năng lượng mặt trời cũng gặp khó khăn khi ô nhiễm không khí dày, xám làm giảm ánh sáng mặt trời Trung Quốc khoảng 13%. Đầu tư năng lượng tái tạo ở Trung Quốc đã giảm 39% trong nửa đầu năm 2019 so với một năm trước đó và bắt đầu từ ngày 1/1/2020, giá điện cho thấy đã có nhưng thay đổi địa chấn ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của giá năng lượng tái tạo và có lợi cho than.

Vệ tinh năng lượng trong vũ trụ của Trung Quốc (SPS)

Trung Quốc rất nghiêm túc về ý tưởng xây dựng các dự án năng lượng tái tạo trong không gian để chiếu năng lượng mặt trời trở lại Trái đất, về cơ bản định hình lại cách lưới điện nhận điện. Nếu các nhà khoa học có thể vượt qua những thách thức kinh tế và kỹ thuật thì dự án SPS có thể là một bước nhảy vọt trong việc chống lại việc lạm dụng nguồn năng lượng than của Trung Quốc, làm ô nhiễm không khí và nóng lên toàn cầu. Nhà nghiên cứu Pang Zhihao từ Học viện Công nghệ Vũ trụ Trung Quốc, đã mô tả SPS như “một nguồn năng lượng sạch không thể cạn kiệt của con người”.

Các nhà máy điện mặt trời của Trung Quốc cho biết có kế hoạch dự tính phát hành các trạm năng lượng mặt trời nhỏ vào tầng bình lưu giữa năm 2021 và 2025 để tạo ra điện, tiếp theo là một trạm năng lượng mặt trời trên không gian có thể tạo ra ít nhất 1 megawatt điện vào năm 2030, cũng như một nhà máy năng lượng mặt trời quy mô thương mại trong không gian vào năm 2050. Một trạm tiếp nhận sẽ được xây dựng tại Tây An – trung tâm vũ trụ của khu vực – để phát triển trang trại năng lượng SPS đầu tiên trên thế giới.

Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc đã hợp tác với Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (India Space Research Organization) trong các lĩnh vực như thám hiểm mặt trăng và không gian. Vào ngày 2/1/2019, Trung Quốc đã thực hiện cuộc đổ bộ đầu tiên lịch sử tại một điểm cách xa mặt trăng. Dấu mốc này đánh dấu một bước ngoặt cho hoạt động thám hiểm không gian của Trung Quốc và có thể ảnh hưởng đến tham vọng SPS của Trung Quốc.

Chính sách thuế của Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới và là quốc gia đi đầu trong việc phát thải CO2 cũng như tiêu thụ than. Ngoài ra, nó còn đứng thứ hai trong tiêu thụ sản phẩm dầu và thứ ba trong tiêu thụ khí đốt tự nhiên. Nước này đánh thuế 8% lượng khí thải CO2 từ việc sử dụng năng lượng.

Theo báo cáo của IMF, Trung Quốc đứng số 1 về trợ cấp cho ngành công nghiệp hydrocarbon, ở mức 1.4 nghìn tỷ đô la và đứng thứ 3 thế giới về tổng trữ lượng than sau Mỹ, Nga. Trợ cấp các sản phẩm hóa thạch được sử dụng như một công cụ để tác động đến năng lượng và giá năng lượng ở cả Trung Quốc và tại các nhà máy điện chạy bằng than trên khắp các quốc gia BRI mà họ cho vay và đầu tư rất nhiều.

Kết luận

Không thể phủ nhận rằng Trung Quốc một lần nữa dẫn đầu. Lần này, bằng cách cung cấp cho thế giới hệ thống thanh toán di động dựa trên blockchain mới với các yêu cầu nặng về năng lượng đi kèm cùng hệ thống thanh toán mới được điện khí hóa. Với lập trường chủ động về vấn đề này, đối tác và nhà khoa học trưởng Ziheng Zhou tại công ty blockchain VeChain giải thích:

“Chúng tôi nhận ra rằng giảm carbon truyền thống chủ yếu được các pháp lệnh hành chính thúc đẩy. Để loại bỏ điều này, chúng tôi đã triển khai Hệ sinh thái Carbon kỹ thuật số theo định hướng thị trường (DCE), chương trình dựa vào blockchain đầu tiên trên thế giới khuyến khích mọi người bảo vệ môi trường”.

Chỉ có thời gian mới biết liệu cách tiếp cận định hướng thị trường, dựa trên blockchain của VeChain có góp phần bảo vệ môi trường và đảo ngược tác động của biến đổi khí hậu khi Trung Quốc dẫn đầu toàn cầu và chính quyền của Tổng thống Mỹ Trump chính thức bắt đầu quá trình gia hạn 1 năm rút khỏi Thỏa thuận Paris không? Tạm thời, sự thất bại của thị trường tự do khi xem xét chi phí và tổn hại môi trường đang được giải quyết bằng các vụ kiện tập thể về biến đổi khí hậu chống lại chính phủ và các tập đoàn – ban đầu là một cam kết duy nhất của Mỹ và bị cấm trong lịch sử ở hầu hết các quốc gia khác – đã lan rộng trên 28 quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc, nơi yêu cầu bồi thường lợi ích công cộng cho những thiệt hại như vậy đã đạt được một số thành công nhất định.

Thùy Trang

    Tạp chí Bitcoin | Cointelegraph

MỚI CẬP NHẬT

3 đợt mở khóa token không thể bỏ lỡ trong tuần này

Để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị thị trường, các đợt mở khóa token trước đây thường được giới hạn theo các...

Metaplanet vừa mua dip 620 Bitcoin, nâng tổng nắm giữ lên 1.762 BTC

Công ty đầu tư Nhật Bản Metaplanet vừa thực hiện giao dịch mua Bitcoin lớn nhất từ trước đến nay, thu về gần 620...
token BUIDL của BlackRock làm tài sản hỗ trợ stablecoin Frax USD

Frax Finance cân nhắc dùng BUIDL của BlackRock để hỗ trợ stablecoin frxUSD

Frax Finance, một giao thức stablecoin phi tập trung, đang cân nhắc tích hợp token BUIDL của BlackRock làm tài sản dự trữ hỗ...
Thượng nghị sĩ Lummis đề xuất bán vàng của Fed để đầu tư dự trữ Bitcoin

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đề xuất trao quyền sở hữu Bitcoin cho Fed

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Cynthia Lummis gần đây đã tái khẳng định kế hoạch mở rộng phạm vi cho phép Cục Dự trữ...
SOL-giam

Việc rút 1,1 tỷ USD đẩy TVL của Solana (SOL) xuống mức thấp hàng...

Tổng giá trị bị khóa (TVL) của Solana đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong tháng này, phản ánh sự suy giảm hoạt...
btt-giam

BitTorrent (BTT) phục hồi, nhưng đà tăng có thể không bền vững

BTT, token gốc vận hành nền tảng chia sẻ tệp ngang hàng (P2P) phi tập trung BitTorrent, đã trở thành tài sản có mức...
Cơn sốt Stablecoin: USDE gần đạt 6 tỷ đô la và USD0 vượt qua 1 tỷ đô la nguồn cung

Cơn sốt Stablecoin: USDE gần đạt 6 tỷ đô la và USD0 vượt 1...

Trong tháng qua, thị trường stablecoin đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc, đạt mức hơn 200 tỷ USD. Đáng chú ý, hai...
btc-phuc-hoi

2,25 tỷ USD Bitcoin rút khỏi sàn giao dịch: Tín hiệu cho đợt phục...

Tính đến thời điểm hiện tại, tiền điện tử hàng đầu đang giao dịch ở mức $93.893, thấp hơn ngưỡng quan trọng $100.000. Điều đáng...

Giá Coin hôm nay 23/12: Bitcoin trượt về dưới $94.000, altcoin đỏ lửa, Phố...

Bitcoin tiếp tục trượt về quanh $94.000, khép lại tuần qua trong sắc đỏ sau đợt phục hồi vào ngày cuối tuần. Chứng khoán Mỹ Hợp...

XRP có nguy cơ giảm xuống 1 đô la tương tự năm 2018

Sau một đợt tăng trưởng đột biến gần 500% trong những tuần qua, giá XRP có vẻ như đang tiếp cận mức trần cục...
4-altcoin-bitcoin-dieu-chinh

4 altcoin tiềm năng vượt mặt thị trường khi Bitcoin điều chỉnh

Bitcoin đã giảm khoảng 8% trong tuần qua, nhưng một dấu hiệu tích cực là phe bò đã mua vào mạnh mẽ ở các...

Trump bổ nhiệm cựu cầu thủ bóng đá Bo Hines làm người đứng đầu...

Vào Chủ nhật trên Truth Social, Donald Trump đã bổ nhiệm hai nhân vật mới làm cố vấn về các vấn đề kinh tế. Đáng...

Liệu Ethereum có cần “Michael Saylor” của riêng mình?

Nhà giáo dục và người ủng hộ Ethereum, Anthony Sassano đã đưa ra lập luận rằng một người nào đó sẽ thay mặt cho...

Stablecoin RLUSD của Ripple Labs là gì?

RLUSD là một loại stablecoin được phát triển bởi Ripple Labs, tổ chức đứng sau XRP. Với mục tiêu tạo ra một loại tiền...

Tâm lý xã hội về Bitcoin chạm đáy trong năm, báo hiệu giá sắp...

Tâm lý xã hội về Bitcoin đã chạm mức thấp nhất vào năm 2024, báo hiệu khả năng giá sắp phục hồi trên ngưỡng...
stablecoin

SpaceX của Elon Musk sử dụng stablecoin để phòng ngừa rủi ro ngoại hối

Theo nhà đầu tư mạo hiểm Chamath Palihapitiya đến từ Silicon Valley cho biết trong podcast All-In vào thứ 6, SpaceX đang sử dụng...