Năm 2017, thị trường tiền điện tử chứng kiến sự bùng nổ về mức độ phổ biến. Nhưng tương lai của Bitcoin và tương lai của tiền điện tử đã bị nghi ngờ vào năm 2018 sau khi mất tới 80% giá trị thị trường.
Có phải thị trường tiền điện tử đã đột ngột kết thúc?
Chắc chắn không!
Sau một năm ‘xơ xác’, sự chú ý của các phương tiện truyền thông đại chúng đã chuyển hướng khỏi thị trường Bitcoin và tiền điện tử. Tuy nhiên, mã nguồn mở của Bitcoin và sự xuất hiện của công nghệ blockchain đã khuyến khích mọi người trên khắp thế giới phát triển dự án tiền điện tử của riêng họ.
Có khoảng 1,600 loại tiền điện tử vào năm 2018 và tính đến thời điểm hiện tại của năm 2019 thì có hơn 2,400.
Tiền điện tử hoạt động như thế nào trong năm 2019?
Thị trường tiền điện tử trong năm 2019 có vẻ khởi sắc hơn. Bằng cách xem xét 10 loại tiền điện tử hàng đầu, chúng ta có thể quan sát các đột biến tăng trưởng cũng như sự gia tăng giá trị tổng thể trong mùa hè này so với đầu năm.
#10 Monero: Bắt đầu từ khoảng 46.23 đô la vào ngày 1/1 và đạt giá trị trung bình là 86 đô la vào tháng 8. Đỉnh tăng cao nhất là 120 đô la vào ngày 23/6.
#9 Bitcoin SV: Bắt đầu vào khoảng 90 đô la vào ngày 1/1 và đạt giá trị trung bình là 156 đô la vào tháng 8. Đỉnh tăng cao nhất là 255 đô la vào ngày 22/6.
#8 EOS: Bắt đầu ở mức khoảng 2.5 đô la vào ngày 1/1 và đạt giá trị trung bình là 4 đô la vào tháng 8. Đỉnh tăng cao nhất là 8.5 đô la vào ngày 22/6.
#7 Binance Coin: Bắt đầu vào khoảng 6.1 đô la vào ngày 1/1 và đạt giá trị trung bình là 29 đô la vào tháng 8. Đỉnh tăng cao nhất là 39 đô la vào ngày 22/6.
#6 Tether: Bắt đầu khoảng 1.02 đô la vào ngày 1/1 và đạt giá trị trung bình là 1.004 đô la vào tháng 8. Mặc dù có thay đổi nhỏ nhưng giá trị của nó khá ổn định.
#5 Litecoin: Bắt đầu từ khoảng 30 đô la vào ngày 1/1 và đạt giá trị trung bình là 88 đô la vào tháng 8. Đỉnh cao nhất là 146 đô la vào ngày 22/6.
#4 Bitcoin Cash: Bắt đầu khoảng 160 đô la vào ngày 1/1 và đạt giá trị trung bình là 305 đô la vào tháng 8. Đỉnh cao nhất là 522 đô la vào ngày 26/6.
#3 XRP: Bắt đầu khoảng 0.35 đô la vào ngày 1/1 và đạt giá trị trung bình là 0.29 đô la vào tháng 8. Đỉnh cao nhất là 0.50 đô la vào ngày 26/6.
#2 Ethereum: Bắt đầu khoảng 134 đô la vào ngày 1/1 và đạt giá trị trung bình là 208 đô la vào tháng 8. Đỉnh cao nhất là 361 đô la vào ngày 26/6.
#1 Bitcoin: Bắt đầu khoảng 3,746 đô la vào ngày 1/1 và đạt giá trị trung bình là 10,855 đô la vào tháng 8. Đỉnh cao nhất là 13,796 đô la vào ngày 26/6.
Tin tức mới nhất về Bitcoin
Sau khi tăng giá ngoạn mục xấp xỉ 14,000 đô la, Bitcoin lao dốc và dao động ở mức khoảng 10,000 đô la kể từ tháng 6.
Những suy đoán ban đầu là sự gia tăng đột ngột của Bitcoin có thể do bất ổn ở thị trường Trung Quốc và sự sụt giảm là do đồng nhân dân tệ phục hồi. Bên cạnh đó, phần lớn tin rằng động lực chính của giá Bitcoin là thông báo của Facebook về sáng kiến tiền điện tử Libra.
Dù thế nào đi nữa, Bitcoin và altcoin đang đạt được giá trị thông qua niềm tin của con người đặt vào chúng và tâm lý chung trên thị trường. Vì vậy, các cuộc thương chiến và mong muốn kiếm tiền đang ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tiền điện tử.
Tương lai của Bitcoin sẽ như thế nào?
Khi nói đến dự đoán giá, các chuyên gia tự tin vào sự tăng trưởng của Bitcoin. Mặc dù chỉ số Fear & Greed của Bitcoin cho thấy nỗi sợ hãi cực độ trên thị trường nhưng một số trader tin rằng nó sẽ đạt 100,000 đô la vào năm 2020.
Tuy nhiên, các ý kiến bảo thủ hơn cho thấy Bitcoin chỉ tăng từ 16,000 – 21,000 đô la.
Bên cạnh sự tăng trưởng tích cực, cũng có trường hợp xấu nhất là Bitcoin sẽ giảm còn 100 đô la trong những năm tới. Trong mọi trường hợp, cho dù Bitcoin phát triển như thế nào, thị trường dự kiến sẽ biến động hơn bao giờ hết.
Ngoài dự đoán về giá, việc khai thác Bitcoin có thể còn khó hơn nữa. Yêu cầu về năng lượng tính toán và tiêu thụ năng lượng trong khi khai thác sẽ chỉ tăng lên trong khi phần thưởng giảm đi.
Theo chỉ số tiêu thụ điện cho Bitcoin của Cambridge (Cambridge Bitcoin Electricity Consumption Index), mức tiêu thụ năng lượng của ngành công nghiệp khai thác Bitcoin tăng trưởng theo cấp số mũ trong 4 năm qua. Vào cuối năm 2016, mức tiêu thụ ước tính khoảng 6.65 TWh/năm. Vào cuối năm 2017 là 27.62 TWh/năm và 37.31TWh/năm vào cuối năm 2018. Năm 2019, khai thác Bitcoin đã đạt mức tiêu thụ năng lượng ước tính 68.84 TWh/năm.
Do đó, ngành công nghiệp khai thác hỗ trợ mạng Bitcoin đã đạt mức tiêu thụ năng lượng lớn hơn của Columbia (68.25 TWh/năm) và Áo (64.25 TWh/năm).
Ban đầu, tiền tệ phi tập trung ngang hàng được dự tính cung cấp tính bảo mật, sự ổn định và khả năng sử dụng tốt hơn. Nhưng cho đến nay, Bitcoin dần trở thành tài sản kỹ thuật số. Nó thậm chí bắt đầu được so sánh với vàng.
Khả năng Bitcoin thay thế tiền fiat và các loại tiền tệ tập trung còn rất xa vời, nhưng hình ảnh như một kho lưu trữ giá trị sẽ tiếp tục phát triển. Các quốc gia phải đối mặt với những khó khăn kinh tế, như Argentina, Paraguay và Venezuela, đang bắt đầu coi Bitcoin như một sự thay thế cho đồng tiền yếu hơn và biến động hơn của chính họ.
Thực tế, vào tháng 2/2019, Argentina và Paraguay thông báo đã thông qua một thỏa thuận xuất khẩu bằng Bitcoin. Chính phủ Argentina khởi xướng dự án Simple Export để tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ở mức 15,000 đô la trở xuống. Nhờ đó, Paraguay đã có thể mua các sản phẩm khử trùng và thuốc trừ sâu trị giá 7,100 đô la từ một nhà cung cấp ở Argentina và sử dụng Bitcoin để thanh toán cho giao dịch.
Là một hệ thống thanh toán, Bitcoin khá chậm vì chỉ có thể xử lý 10 giao dịch mỗi giây. Mặt khác, các hệ thống thanh toán điện tử phi tập trung (như Visa) có thể xử lý hơn 20,000 giao dịch mỗi giây. Được coi vẫn chỉ đang ở giai đoạn trứng nước và so sánh với sự phát triển của internet, Bitcoin được kỳ vọng sẽ cải thiện tốc độ theo cấp số mũ.
Ngoài ra, vào tháng 4/2019, Chính phủ Trung Quốc đã đưa hoạt động khai thác Bitcoin vào danh sách các hoạt động lãng phí và nguy hiểm cần cấm.
Tương lai của tiền điện tử sẽ đi về đâu?
Một mặt, ngày càng có nhiều quốc gia tiếp tục biên soạn và chấp nhận các quy định về tiền điện tử. Điều đó sẽ như một bằng chứng công nhận và nhận thức về tài sản an toàn để đầu tư.
Mặt khác, không phải ai cũng mong muốn chấp nhận và khuyến khích tiền điện tử.
Như đã đề cập ở trên, vào tháng 4/2019, chính phủ Trung Quốc đã đưa hoạt động khai thác tiền điện tử vào danh sách 450 hoạt động lãng phí và nguy hiểm cần cấm. Là một trung tâm khai thác tiền điện tử lớn, lệnh cấm dự kiến sẽ không có hiệu lực quá sớm ở Trung Quốc, nhưng có thể chỉ trong vài năm nữa. Các tổ chức khai thác tiền điện tử sau đó sẽ phải tìm giải pháp hoặc ngừng hoạt động.
Chính phủ của các quốc gia phát triển có thể không là fan hâm mộ tiền điện tử nhưng các công ty lớn đã sẵn sàng chấp nhận thanh toán bằng tiền điện tử.
Kể từ tháng 8/2017, nhà bán lẻ chứng khoán Mỹ Overstock.com chấp nhận thanh toán bằng tiền điện tử không chỉ Bitcoin, mà cả Ethereum, Litecoin, Dash và Monero. Họ hoàn thành các giao dịch thông qua ShapeShift để chuyển đổi tiền tệ qua blockchain trong vài giây mà không phải thiết lập tài khoản.
Thậm chí sớm hơn Overstock, Microsoft đã bắt đầu chấp nhận Bitcoin từ năm 2014.
Ngoài các công ty lớn lấy hoạt động kỹ thuật số làm trung tâm, còn có Subway. Kể từ năm 2018, công ty chấp nhận cả Bitcoin và Litecoin dưới dạng thanh toán cho bữa ăn của họ.
Tiền điện tử và blockchain sẽ tác động và tìm kiếm các ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày và nhiều lĩnh vực khác nhau. Cho đến nay, nó đã tìm thấy khả năng sử dụng cho các lĩnh vực khác ngoài hệ thống tài chính:
1. Truy xuất nguồn gốc thực phẩm – TE-FOOD là công ty Việt Nam đã tạo ra một hệ sinh thái tập trung có thể theo dõi nguồn cung thực phẩm. Whitepaper cho thấy thông qua blockchain, họ có thể cung cấp “một môi trường hoàn toàn minh bạch, không thể thay đổi cho các công ty chuỗi cung ứng thực phẩm, chính quyền và người tiêu dùng”. Hệ sinh thái hoạt động với token TFood như một loại tiền tệ.
2. Xác thực người dùng – REMME là một công ty Ukraina ra mắt vào năm 2015 đã giành được giải thưởng Blockchain Incentive của Microsoft năm 2017. Remme đã giới thiệu Public Key ID cũng như một bộ ứng dụng phi tập trung. Theo đó, họ đã loại bỏ điểm yếu của tên người dùng, mật khẩu và bản chất của Public key ID. Với tính năng loại bỏ nhu cầu lưu trữ tập trung, Remme có thể giúp bảo mật thông tin người dùng gần như tuyệt đối. Token REM là trung tâm của tất cả các hoạt động trong hệ sinh thái và hoạt động như một token tiện ích để truy cập PKId và các dApps được xây dựng trên nó.
3. Bán vé trực tuyến – GUTS Tickets là một công ty bán vé thông minh có trụ sở tại Hà Lan. Công ty đã phát triển Giao thức GET, một hệ thống bán vé phục vụ như xương sống cho các công ty bán vé hiện có hoặc mới. Thông qua việc triển khai blockchain, GUTS Tickets có giá tốt hơn, bảo mật hơn, dễ bán lại, cải thiện cơ sở hạ tầng và bán cho khách hàng mục tiêu. Hệ sinh thái có các token GET làm cốt lõi, cần thiết cho việc tạo và giao dịch vé thông minh.
Libra của Facebook sẽ tác động đến thị trường tiền điện tử như thế nào?
Nó không phải là một con chim, nó không phải là một chiếc máy bay. Nó là Coin Libra
Sáng kiến tiền điện tử Libra của Facebook dự kiến sẽ ra mắt vào năm 2020. Dự án nhằm mục đích tạo ra một loại tiền điện tử được hỗ trợ bằng nhiều loại tiền fiat và đưa nó trở thành loại tiền kỹ thuật số được chấp nhận nhiều nhất trên thế giới. Bằng cách này, dự án sẽ cung cấp cho thế giới các phương tiện công nghệ để mang lại nhiều cơ sở tài chính hơn cho người dân ở các nước đang phát triển cũng như giảm thuế cho các giao dịch ở nước ngoài.
Libra sẽ được hội đồng quản trị gồm các thành viên sáng lập, trong đó Facebook sẽ chỉ giữ một phiếu bầu, điều hành và hậu thuẫn. Tuy nhiên, sự hoài nghi xoay quanh các loại tiền điện tử rất dễ biến động và những lo ngại về quyền riêng tư liên quan đến Facebook cũng xảy ra với Libra do định kiến của các nhà quản lý.
Facebook nắm giữ cơ sở người dùng khoảng 2.8 tỷ và đã hợp tác với eBay, PayPal, Mastercard, Visa, Spotify, Uber và các dịch vụ được chấp nhận rộng rãi khác. Bên cạnh cơ sở người dùng của họ, các đối tác của Facebook trong hiệp hội Libra có chuyên môn cho phép tạo ra quy trình thanh toán nhanh hơn, chính xác hơn và an toàn hơn so với công nghệ tài chính hiện tại sử dụng blockchain.
Bất cứ ai sở hữu điện thoại thông minh đều có thể truy cập và hoạt động trong cơ sở hạ tầng của Libra. Kế hoạch nhấn mạnh sự dễ dàng trong trao đổi tiền fiat với tiền điện tử. Dự án cũng sẽ cung cấp tùy chọn mua tiền điện tử thông qua mạng lưới các thiết bị đầu cuối giống như ATM. Cuối cùng, sẽ có các cửa hàng mua sắm chấp nhận Libra như một hình thức thanh toán.
Nếu làm được như vậy, Libra có cơ hội lớn để trở thành tiền điện tử đầu tiên của thế giới được chấp nhận rộng rãi.
Kết luận
Thị trường tiền điện tử đang trên đà phát triển và ngày càng có nhiều người tham gia các dự án tiền điện tử với hy vọng làm được những gì Bitcoin không thể. Tuy nhiên, thực tế là các coin mã hóa phổ biến nhất đang đạt được giá trị của chúng thông qua người dùng nên không dễ thay đổi bất cứ lúc nào. Và điều này có nghĩa là sự biến động cao của thị trường sẽ không đi đến đâu trong tương lai gần.
Các chính phủ háo hức hỗ trợ cuộc cách mạng tiền điện tử nhất đa số đến từ các quốc gia có tình hình kinh tế khó khăn. Đối với chính phủ của các nước phát triển, họ dường như khá miễn cưỡng về các sáng kiến tiền điện tử và cố gắng duy trì thực trạng hiện tại.
Mặc dù các nhà quản lý ở các nước phát triển không thích bất cứ điều gì liên quan đến Bitcoin nhưng các tổ chức tư nhân bắt đầu mong muốn sử dụng tiền điện tử bằng cách chấp nhận các hệ thống thanh toán chuyên dụng hoặc phát triển dự án liên quan đến tiền điện tử của riêng họ.
Đối với Libra, nếu thắng được các nhà quản lý và có thể đáp ứng sự mong đợi của thị trường thì có khả năng mang lại thay đổi cho thế giới tiền điện tử. Với cơ sở hạ tầng và tài nguyên do một số tập đoàn lớn nhất hậu thuẫn, hiệp hội Libra chắc chắn sẽ có lợi thế tuyệt vời.
- Bitcoin giảm mạnh xuống dưới 10,400 đô la, nguy cơ thua lỗ tăng thêm
- Chủ tịch Fed Jerome Powell : Tiền kỹ thuật số là chưa cần thiết và Libra phải tuân thủ giám sát cấp cao nhất
Thùy Trang