Ngân hàng nhà nước tuyên bố rằng các đồng tiền mã hoá không đại diện cho một phương tiền mã hoá hợp pháp nào tại Việt Nam. Họ đề xuất lên chính phủ, bao gồm lệnh cấm phát hành, phân phối và sử dụng tiền mã hoá, cũng như truy tố hình sự, và phạt tiền người sử dụng.
Các nhà giám sát chứng khoán của Việt Nam đã yêu cầu các doanh nghiệp địa phương không tham gia các giao dịch với tiền mã hoá. Thông báo này dựa trên một chỉ thị do thủ tướng chính phủ Việt Nam ban hành hồi đầu năm 2018 nhằm thắt chặt những gì mà các nhà quản lý gọi là “quản lý các hoạt động mật mã”.
Cơ quan giám sát chứng khoán yêu cầu các công ty tuân thủ luật phòng chống rửa tiền
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) đã yêu cầu các công ty và quỹ liên quan không tham gia vào bất kỳ hoạt động phát hành, giao dịch hoặc môi giới nào liên quan tới tiền mã hoá. Các biện pháp, được các phương tiện truyền thông địa phương gọi là “lệnh cấm“, ảnh hưởng đến các công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán. Họ cũng đã được yêu cầu tuân thủ các quy định về chống rửa tiền (AML).
Cơ quan lập pháp Việt Nam yêu cầu các công ty và quỹ tránh xa tiền kỹ thuật số
Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, thông báo được đưa ra dựa trên chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 11/4/2018 của thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Tài liệu này trọng tâm tới việc tăng cường quản lý các hoạt động liên quan đến Bitcoin và các loại tiền mã hoá khác. Đồng thời lưu ý rằng việc sử dụng các loại tiền mã hoá đều bị cấm ở Việt Nam.
Đây không phải là biện pháp chống lại tiền mã hoá đầu tiên
Vào hồi tháng 4/2018, ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cấm các ngân hàng thương mại, các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán và các bên trung gian thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền mã hoá. Ngân hàng trung ương cũng đã ban hành một cảnh báo nói rằng các hoạt động như vậy có thể làm tăng nguy cơ rửa tiền, tài trợ khủng bố, gian lận thương mại và trốn thuế.
Cơ quan lập pháp Việt Nam yêu cầu các công ty và quỹ, kể từ tháng 10, tránh xa tiền mã hoá. Ngân hàng nhà nước tuyên bố rằng các đồng tiền mã hoá không đại diện cho một phương tiền mã hoá hợp pháp nào tại Việt Nam. Các đề xuất của họ được đệ trình lên chính phủ, bao gồm lệnh cấm phát hành, phân phối và sử dụng tiền mã hoá, cũng như truy tố hình sự, và phạt tiền người sử dụng.
Gần đây, việc trích dẫn lập luận quen thuộc: nhu cầu cải thiện việc quản lý tiền mã hoá ở Việt Nam, bộ Công thương và bộ Tài chính cùng NHNN đã đạt được thoả thuận việc cấm nhập khẩu các máy đào tiền mã hoá. Đề xuất này đến từ bộ Tài chính vào tháng 6 và có hiệu lực vào cuối tháng 7.
Gian lận và lừa đảo tại Việt Nam
Cơ quan lập pháp Việt Nam nói với các công ty và các quỹ, các tổ chức khai thác tiền mã hoá, rằng số lượng các máy đào tiền mã hoá gia tăng đáng kể. Và nó đã đặt ra những quan ngại sâu sắc. Vào tháng 5, gần 150 cơ quan chính phủ Việt Nam, các tổ chức tài chính và doanh nghiệp đã tham gia vào một cuộc tấn công an ninh mạng quy mô lớn nhằm ngăn chặn sự lây lan của các phần mềm độc hại đòi tiền chuộc bằng tiền crypto.
Gian lận liên quan đến crypto đóng một vai trò quyết định trong việc hình thành thái độ hiện tại của chính quyền Việt Nam và các nhà quản lý đối với không gian mật mã. Người dân Việt Nam gần đây đã phải đối phó với một trong những trò gian lận lớn nhất trong lịch sử tiền mã hoá, trong đó đã có hơn 30.000 người bị lừa đảo trong việc đầu tư vào đồng tiền của iFan và Pincoin.
Nguồn: TapchiBitcoin.vn/news.bitcoin.com
Tại sao Việt Nam chưa trở thành thị trường giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới?