Một người Ukraine sống ở Hoa Kỳ được cho là đã tấn công thị trường ma túy lớn trên darkweb của Nga, lấy đi một số tiền điện tử. Người này cho biết anh đã tặng số tiền kỹ thuật số đánh cắp từ trang web bất hợp pháp cho một tổ chức cung cấp viện trợ nhân đạo trên khắp quê hương bị chiến tranh tàn phá của anh.
Cư dân Wisconsin gốc Ukraine hack thị trường darkweb Solaris của Nga
Alex Holden là một chuyên gia tình báo mạng sinh ra ở Ukraine, đã rời Kiev khi còn là một thiếu niên vào những năm 1980 và hiện đang sống ở Mequon, tiểu bang Wisconsin, Hoa Kỳ. Anh tuyên bố mình đã xâm nhập vào Solaris, một trong những thị trường ma túy trực tuyến lớn nhất của Nga.
Được team của mình tại Hold Security hỗ trợ, anh đã chiếm lấy một số BTC gửi cho các đại lý mô giới và chủ sở hữu trang web darknet. Sau đó, số tiền điện tử trị giá hơn 25.000 đô la này được chuyển đến quỹ từ thiện Enjoying Life có trụ sở tại thủ đô Ukraine.
Tuy không tiết lộ chính xác cách thức thực hiện, Holden giải thích rằng anh nắm quyền kiểm soát phần lớn cơ sở hạ tầng internet đằng sau Solaris, bao gồm một số tài khoản quản trị viên, lấy được code nguồn của trang web và cơ sở dữ liệu người dùng cũng như các địa điểm chuyển giao ma túy.
Trong một thời gian, Holden và các đồng nghiệp của anh cũng có quyền truy cập vào “ví chủ” của thị trường. Ví này được người mua và đại lý sử dụng để gửi/rút tiền và được vận hành như một sàn giao dịch của nền tảng.
Vì tiền xoay vòng nhanh chóng, ví hiếm khi có nhiều hơn 3 BTC tại một thời điểm. Holden đã chiếm đoạt 1,6 BTC và gửi đến Enjoying Life. Hold Security quyên góp thêm 8.000 đô la cho tổ chức từ thiện, cung cấp hỗ trợ cho những người bị chiến tranh ảnh hưởng ở Ukraine.
Solaris có liên kết với tập thể hack “yêu nước” Killnet của Nga
Thị trường darknet Solaris bị nghi ngờ có mối liên hệ với nhóm hacker Killnet. Sau khi Moscow tiến hành cuộc xâm lược vào cuối tháng 2, Killnet là một trong những nhóm hacker “yêu nước” của Nga thề sẽ nhắm mục tiêu vào người Ukraine và những người ủng hộ họ.
Killnet cũng đã tiến hành một số cuộc tấn công vào Hoa Kỳ, bao gồm cả các trang web của chính phủ tiểu bang và sân bay cũng như Cơ quan Tình báo Không gian Quốc gia Hoa Kỳ. Ngoài ra, theo báo cáo, nhóm này còn tấn công cuộc thi bài hát Eurovision, chính phủ Estonia và Viện Y tế Quốc gia Ý.
Nhóm này cũng bị cho là đã hack Rutor, đối thủ chính của Solaris, thị trường ma túy ngầm hàng đầu tại Nga sau khi Hydra bị đánh sập vào mùa xuân vừa qua. Theo công ty an ninh mạng Zerofox của Hoa Kỳ, Solaris đã trả tiền cho Killnet để thực hiện các dịch vụ DDoS.
Ngoài chiến trường, Nga và Ukraine cũng đụng độ trong không gian trực tuyến, với việc chính phủ ở Kyiv tuyển dụng các chuyên gia cho lực lượng mạng của riêng mình. Đơn vị đặc biệt được giao nhiệm vụ xác định và ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga cũng như hack trở lại.
Các vụ tấn công chẳng hạn như vụ tấn công ngân hàng Sber lớn nhất của Nga và Moscow Stock Exchange đều được cho là do quân đội IT Ukraine thực hiện. Các tài khoản mạng xã hội liên kết với tập thể tin tặc Anonymous đã nhận trách nhiệm đối với nhiều cuộc tấn công khác.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter: https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- Dự đoán giá XRP và các mốc thời gian cho vụ kiện Ripple-SEC 2023
- Chiến tranh thúc đẩy tiền điện tử tại Nga và Ukraine, theo Chainalysis
- Vitalik Buterin bí mật đến Ukraine và bất ngờ tham gia Kyiv Tech Summit
Đình Đình
Theo News Bitcoin