Tổ chức nhằm thúc đẩy việc áp dụng công nghệ blockchain và hỗ trợ các dự án tiền điện tử trong nước, Liên minh Blockchain Việt Nam (VBU), đã được ra mắt bởi Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) tại Hà Nội.
Nước ta đang dần nổi lên như một trong những trung tâm tiền điện tử của Đông Nam Á. Mới đây, chính phủ đã giới thiệu VBU để hỗ trợ các nỗ lực của các dự án tiền điện tử trong nước và đóng vai trò là cầu nối giữa các tổ chức công nghệ và công nghệ blockchain. Nó cũng cung cấp dịch vụ tư vấn cho mọi người và các tổ chức thuộc hệ sinh thái tài sản kỹ thuật số.
Chủ tịch VDCA, ông Nguyễn Minh Hồng tin rằng công nghệ blockchain và Trí tuệ nhân tạo (AI) là những yếu tố then chốt trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
“Với khả năng chia sẻ thông tin và dữ liệu minh bạch theo thời gian thực, bền vững và bảo mật cao, blockchain đã trở thành một trong những xu hướng công nghệ đột phá với khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực bao gồm tài chính, y tế, giáo dục, sở hữu trí tuệ, hậu cần, giải trí và nông nghiệp.”
Ông Nguyễn Minh Hồng – Chủ tịch VDCA
Ông Đặng Minh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị VBU cũng chia sẻ về sáng kiến này và nhấn mạnh công nghệ blockchain có khả năng biến nước ta thành một quốc gia công nghệ phát triển cao.
Ông Đặng Minh Tuấn – Chủ tịch Hội đồng quản trị VBU
Ngoài tất cả các vai trò của mình, VBU sẽ hợp tác với các cơ quan chức năng để thiết kế một mạng lưới quản lý toàn diện cho ngành công nghiệp tiền điện tử trong nước.
Tiền điện tử khởi sắc trên đất Việt
Có thể nói rằng tài sản kỹ thuật số và công nghệ blockchain đang đạt được dấu ấn ở Việt Nam. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Chainalysis, nước ta xếp hạng đầu tiên về việc áp dụng tiền điện tử vào năm 2020. Nghiên cứu bao gồm 154 quốc gia, trong đó, láng giềng Thái Lan được xếp ở vị trí thứ 12 và Trung Quốc xếp thứ 13. Nền kinh tế hàng đầu thế giới, Hoa Kỳ, giữ vị trí thứ 8.
Nguồn: Chainalysis
Đầu năm nay, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chỉ đạo các cơ quan áp đặt các quy tắc đối với thị trường tiền điện tử trong nước. Các đơn vị phải thực hiện điều này là Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính, Tư pháp, Thông tin & Truyền thông. Tuy nhiên, Bộ Tài chính đã được chỉ định giữ vai trò chỉ đạo dự án.
Quy định sắp tới sẽ giám sát việc quản lý tiền điện tử của các nhà đầu tư và sàn giao dịch, và quy định này sẽ được hình thành theo Quyết định 1255 – lệnh do Thủ tướng ban hành vào năm 2017, người đã thúc giục thực hiện các quy tắc trong thế giới tiền điện tử.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ đề xuất cơ chế về tiền kỹ thuật số quốc gia
- Các giao dịch tiền điện tử tăng hơn 700% ở châu Á – Việt Nam, Ấn Độ và Pakistan dẫn đầu
Annie
Theo Cryptopotato