Việt Nam đang có nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực trong việc sử dụng giao dịch kỹ thuật số thay việc dùng tiền mặt. Trên thế giới hiện nay, rất nhiều khoản đầu tư đang đổ vào lĩnh vực này, các công ty đang chi mạnh tay để tranh giành thị phần. Theo Quyết định số 2545/2016/QÐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Ðề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 với nhiều mục tiêu cụ thể, trong đó đáng chú ý có mục tiêu giảm tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10% vào cuối năm 2020. Thực tế hiện nay, theo thống kê của Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam có lượng giao dịch phi tiền mặt chỉ đạt 4,9%, thấp nhất trong khu vực khi so sánh với 26.1 % của Trung Quốc, 59.7 % của Thailand và 89% của Malaysia [1]. Điều này cho thấy chính phủ Việt Nam còn rất nhiều điều phải làm trong việc thực hiện đề án này. Để có thể theo kịp các nước trong khu vực, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần có những biện pháp nới lỏng quy định của mình trong việc thanh toán kỹ thuật số mà không phá vỡ các quy định chặt chẽ về ví tiền điện tử.
Chính phủ Việt Nam hi vọng rằng thanh toán di động sẽ thúc đẩy giao dịch kỹ thuật số, phổ biến được điện thoại thông minh, từ đó khiến dân số trẻ của Việt Nam am hiểu công nghệ. Ngân hàng Nhà nước Việt nam cho biết, hiện nay có 41 ngân hàng và 23 công ty fintech phi ngân hàng đang cung cấp dịch vụ thanh toán di động. Mặc dù chỉ chiếm chưa đến 10% giao dịch kỹ thuật số, các giao dịch thông qua thiết bị di động tăng lên rất nhanh. Trong 9 tháng đầu năm 2018, các giao dịch ngân hàng nhờ thiết bị di động tăng 126% với giá trị lên tới hơn một triệu tỷ đồng (44.5 tỷ USD) . Trong khi đó, đối với các dịch vụ thanh toán thông qua ví tiền điện tử do các công ty fintech cung cấp, số tiền giao dịch cũng tăng 161%, đạt 65 nghìn tỷ đồng [2].
Ví tiền điện tử hiện nay tuy chỉ đóng góp phần nhỏ trong giao dịch kỹ thuật số, nhưng có thể ảnh hưởng lớn đến đề án “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt” của Chính phủ. Chúng được thiết kế để xử lý các giao dịch hàng ngày, có giá trị nhỏ. Khối lượng trung bình của các giao dịch thông qua ví tiền điện tử là 19$, so với 366$ của giao dịch ngân hàng thông qua thiết bị di động.
Các công ty Fintech đóng vai trò đầu tàu trong việc phát triển ví tiền điện tử ở Việt Nam, đặc biệt trong việc mua bán các mặt hàng thiết yếu hàng ngày với chi phí thấp. Được sự hỗ trợ từ các chính sách của Chính phủ, các Ngân hàng và công ty Fintech đã hợp tác chặt chẽ để thay đổi thói quen giao dịch thanh toán bằng tiền mặt của người tiêu dùng Việt Nam. Đây là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi, khi các công ty Fintech có thể mở rộng thị trường, tăng số lượng người sử dụng, và các ngân hàng có thể có thêm nguồn thu từ phí dịch vụ. Tuy nhiên, năm 2014, Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu các tài khoản ví tiền điện tử bắt buộc phải kết nối với tài khoản Ngân hàng. Nói cách khác, không có tài khoản ngân hàng, bạn không thể mở tài khoản ví tiền điện tử ở Việt Nam. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng ví tiền điện tử nói riêng cũng như giao dịch kỹ thuật số nói chung của người Việt. Thống kê cho thấy, có tới khoảng 80% người dân Việt Nam không có mối liên hệ nào với ngân hàng [3]. Không những thế, việc đăng ký giao dịch qua internet tại Việt Nam cũng khá phức tạp và đòi hỏi phải trả phí hàng cũng khiến cho những người đã có sẵn tài khoản ngân hàng không muốn sử dụng dịch vụ này. Những điều trên đã tạo ra mâu thuẫn khá lớn trong việc thực hiện đề án “ Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt” của Chính phủ.
Cần sự thay đổi
Hiểu được khó khăn đang gặp phải, Nghị quyết 02 của Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Trung ương tìm kiếm giải pháp báo cáo Chính phủ phương án cho phép nạp tiền mặt vào ví điện tử không qua tài khoản thanh toán ngân hàng; xác định hạn mức số tiền tối đa nạp ví điện tử và giá trị giao dịch hàng tháng Trước quý III năm 2019 [4]. Tuy nhiên từ lý thuyết đến áp dụng thực tế chắc chắn sẽ cần một khoảng thời gian khá dài, trong khi nhu cầu sử dụng giao dịch kỹ thuật số ngày càng tăng. Các công ty Fintech vẫn đang tập trung phát triển ví tiền điện tử cho riêng mình, trong đó có việc phát triển ví tiền điện tử dành cho Tiền tệ mã hóa. Không thể phủ nhận sự tồn tại và ảnh hưởng đáng kể của Tiền tệ mã hóa đến kinh tế thế giới hiện nay. Nhiều công ty, cửa hàng, quán cà phê trên thế giới đã bắt đầu áp dụng việc thanh toán bằng Tiền tệ mã hóa. Jim Bursch, giám đốc chương trình Bounty Bug của đồng tiền mã hóa Dash, nói về Tiền tệ mã hóa: “Tiền mã hóa sẽ không biến mất, và đang thay đổi với tốc độ chóng mặt. Nếu bạn có vấn đề như chi phí giao dịch cao, chiếm dụng vốn, hoặc dịch vụ ngân hàng kém, bảo vệ quyền riêng tư kém, thì Tiền tệ mã hóa sẽ là một giải pháp để xem xét.” Midas Protocol, một công ty Fintech có trụ sở tại Singapore do các sáng lập viên là người gốc Việt, đang phát triển một loại ví tiền điện tử cho phép sử dụng Tiền tệ mã hóa trong thanh toán thương mại điện tử cũng như cho phép trao đổi Tiền tệ mã hóa trực tiếp với các sàn giao dịch. Tận dụng các tính năng ưu việt của Tiền tệ mã hóa, ví Midas đang ngày càng phổ biến trong cộng đồng Tiền tệ mã hóa nói riêng và lĩnh vực giao dịch thanh toán kỹ thuật số nói chung trên quy mô toàn cầu. Ví tiền điện tử dành cho Tiền tệ mã hóa đã và đang là một xu hướng mới mà Ngân hàng Trung ương Việt Nam nên cân nhắc và xem xét để có thể giải quyết các mâu thuẫn đang gặp phải trong việc thực hiện đề án “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt” của Chính phủ.
Tác giả: Tào Yển