Các nhà đầu tư tại Đông Nam Á có thể đang quá tăng giá với tài sản tiền điện tử vì lợi ích tài chính của chính họ, một nghiên cứu mới của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết.
Báo cáo được tài trợ bởi chính phủ Nhật Bản về tình cảm với tiền điện tử của người dùng tại Việt Nam, Philippines và Malaysia cho thấy trong số 3.006 người được hỏi, có 80% nhận thức được về tiền mã hóa trong khi 53% cho biết họ mong muốn nắm giữ các tài sản đó bất chấp các khoản đầu tư “nặng đô” như thế này sẽ đặt họ vào mối nguy về tài chính.
Trong khi phần lớn người tiêu dùng tài chính đầu tư vào tiền điện tử nói rằng họ có thể sẽ mất tiền đầu tư, do thiếu các hiểu biết chung về tiền điện tử hoặc rủi ro liên quan, lý do đầu tư, sử dụng tín dụng của một số người và thiếu lời khuyên mang tính chuyên nghiệp khi mua, có nhiều khả năng có sự sai lệch giữa rủi ro theo lý thuyết của một số người tiêu dùng tài chính và mức độ rủi ro mà họ gặp phải trên thực tế”, báo cáo cho biết.
Nói tóm lại, nhiều người dùng có thể không nhận thức được việc đầu tư vào tài sản tiền điện tử có độ rủi ro cao như thế nào.
Theo một bài ghi chép video nhận xét của Greg Medcraft, người đứng đầu bộ phận tài chính và doanh nghiệp tại OECD về nghiên cứu hôm thứ Tư: “đối với những người quan tâm đến việc bảo vệ và giáo dục người tiêu dùng tài chính, đây là những dấu hiệu cảnh báo quen thuộc. Đặc biệt là khi kết hợp với mức độ hiểu biết thấp của nhiều người tiêu dùng”.
“Người dùng cần phải được cảnh báo về những rủi ro mà họ gặp phải”, ông cho biết thêm.
Cuộc khảo sát cho thấy nhiều người dùng đang có sự quan tâm trong việc thiết lập hoặc thậm chí tăng các khoản đầu tư tiền điện tử của họ, ngay cả khi họ thừa nhận rằng họ không thực sự hiểu về tiền điện tử. Chỉ có 17% số người được hỏi cho biết họ hiểu rất tường tận về tiền mã hóa.
Một vấn đề tiềm ẩn khác là động lực đầu tư của những người được hỏi so với thực tế tài chính. Theo nghiên cứu, 41% những người nắm giữ tiền điện tử một lần đã mua để “kiếm tiền nhanh chóng” và 29% làm như vậy như một “kế hoạch nghỉ hưu”.
Trong số những người hiện đang nắm giữ tài sản tiền điện tử, báo cáo cho biết “gần như một phần ba (28%) chia sẻ rằng họ đã đầu tư nhiều hơn số tiền họ có thể dành ra khi thua lỗ”.
Những phát hiện của khảo sát này đặt các nhà đầu tư Việt Nam, Philippines và Malaysia vào các cấp cao hơn của người nắm giữ tiền điện tử trên toàn thế giới. Cả ba đất nước đều có tỷ lệ sở hữu tiền mã hóa tương đối cao: Việt Nam với tỷ lệ thâm nhập thị trường là 35%, tiếp theo là Philippines ở mức 32% và Malaysia là 23%.
Các cuộc điều tra khác do chính phủ tiến hành đã tìm thấy những con số thấp hơn nhiều trong các tập thể người được chọn. Cơ quan quản lý tài chính của Anh phát hiện 73% người tiêu dùng ở Anh không biết tiền điện tử là gì và chỉ có 3% đã mua nó; Ngân hàng Canada cho biết, có 5% người Canada đã nắm giữ Bitcoin vào năm 2018; và 18% các gia đình tại Hà Lan đang đầu tư vào không gian, theo báo cáo của Cơ quan thị trường tài chính Hà Lan.
Báo cáo của OECD nhằm mục đích thiết lập một tiêu chuẩn toàn diện để đánh giá việc nắm giữ tiền điện tử và tình cảm của người tiêu dùng, theo báo cáo. Và công tác đang được triển khai; báo cáo của OECD cho biết đây là “nghiên cứu đầu tiên” sử dụng các công cụ khảo sát, với ý nghĩa sẽ mang đến nhiều thông tin có giá trị hơn nữa.
- Google Trends: Lượt tìm kiếm Bitcoin ở châu Phi đang bùng nổ mạnh mẽ
- Bitcoin thống lĩnh Google Trends, kèn cựa cùng Call of Duty, Kanye West và Rudy Giuliani
Huyền Đinh
Tạp chí Bitcoin | Coindesk