Bitcoin (BTC) lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 2008 khi Satoshi Nakamoto công bố whitepaper Bitcoin sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Thời điểm không thể hoàn hảo hơn, vì Bitcoin được tạo ra và thiết kế theo nghĩa đen là một hình thức thay thế phi tập trung của tiền kỹ thuật số.
Không giống như hệ thống tiền tệ truyền thống, trong đó nguồn cung tiền định danh vô tận có thể bị thao túng và kiểm soát bởi hệ thống dự trữ liên bang và ngân hàng trung ương – nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính, Bitcoin được tin cậy, xác minh và bảo mật.
Bitcoin và các ngành kinh doanh liên quan đến tiền mã hóa đang bị bỏ qua
Mặc dù Bitcoin là một sự thay thế khả thi cho tiền tệ fiat nhưng lớp tài sản kỹ thuật số non trẻ này vẫn bị thường bị bỏ qua và thậm chí bị hệ thống ngân hàng phỉ báng. Các doanh nghiệp liên quan đến tiền mã hóa như sàn giao dịch và ATM Bitcoin từ lâu đã phải vật lộn để duy trì mối quan hệ với các tài khoản ngân hàng truyền thống.
Chẳng hạn, Lamassu, nhà sản xuất ATM Bitcoin lâu đời nhất thế giới, cuối cùng đã chuyển hoạt động sang Thụy Sĩ, nơi họ được cấp quyền truy cập vào tài khoản ngân hàng sau khi không được giao dịch trong một năm.
Vậy tại sao các ngân hàng sẽ không làm việc với các công ty tiền mã hóa? Hầu hết trong số họ đều chỉ ra nguyên nhân là do sự thiếu quy định và các biện pháp kiểm soát chống rửa tiền (AML) lỏng lẻo của ngành công nghiệp tiền mã hóa. Họ tuyên bố rằng tiền mã hóa có thể được sử dụng để tài trợ cho các tổ chức tội phạm và khủng bố.
Tuy nhiên, những lời buộc tội này thật chẳng có ý nghĩa gì khi xét xét đối với các ngân hàng truyền thống, những cơ quan có một lịch sử lâu dài và xấu xí về các hoạt động tiền đáng ngờ. Chẳng hạn, kể từ vụ sụp đổ tài chính năm 2008, các ngân hàng đã phải chịu khoản tiền phạt 243 tỷ USD vì các hoạt động gian lận và lạm dụng tài chính khác.
Bank fines since 2008: $243B
Crypto market cap: $134B
Which one is used for illegal activities again?
— Dan Hedl (@danheld) March 10, 2019
Warren Buffett chọn ngân hàng thay vì Bitcoin
Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett có tiếng là người có lập trường tiêu cực về Bitcoin và ông đã gọi Bitcoin là lừa đảo, ảo tưởng. Ông cho rằng đây là một không gian chứa đầy những kẻ lừa đảo và rửa tiền.
Song thật nực cười khi mà Wells Fargo yêu quý của ông, công ty có khoản đầu tư nắm giữ vị trí thứ nhất và thứ hai trong danh mục đầu tư trị giá 221,02 tỷ USD của nhà tài phiệt này, đã bị phạt tổng cộng 93 lần vì các hoạt động lừa đảo và lạm dụng khác.
Trong khi đó, Bitcoin chưa bao giờ bị phạt, phạm tội lừa đảo hoặc bất kỳ sự lạm dụng nào khác.
Wells Fargo, a Buffett investment, has been fined 93 times for fraud and other abuses, for a total of $14.8 billion in fines since just 2000
I’ll take bitcoin’s “charlatans” over that any day https://t.co/9OZkzxgQ7x
— Barry Silbert (@barrysilbert) March 9, 2019
Theo báo cáo của Forbes :
Wells Fargo hiện tại đang bị Cục Dự trữ Liên bang giới hạn ở mức tài sản 1,95 nghìn tỷ đô la cho đến khi họ thanh trừ hết các hoạt động gây nguy hiểm cho khách hàng của ngân hàng này. Wells Fargo sẽ chỉ được phép phát triển trở lại khi ‘cải cách mạnh mẽ và toàn diện sẽ được đưa ra để đảm bảo các hành vi lạm dụng không xảy ra lần nữa.’
Đây là một trường hợp rõ ràng về các tiêu chuẩn kép điều mà Buffett liên tục áp đặt lên Bitcoin nhưng lại sẵn sàng nhắm mắt làm ngơ trước các hành vi gian lận của Wells Fargo. Khi Bitcoin dần phục hồi giá và Wells Fargo bị đình trệ, liệu sự thù địch của Buffett đối với đồng tiền mã hóa hàng đầu có làm dấy lên một mối nghi ngờ rằng ông ta đã chọn lựa sai lầm?
Các ngân hàng là thủ phạm của các hoạt động phạm pháp
Không chỉ các ngân hàng lớn nhận số lượng đáng kể tiền phạt cho các thủ tục AML không đầy đủ, mà họ còn thực sự bị kết tội vì rửa tiền.
Theo báo cáo của Bloomberg, Deutsche Bank AG đã bị phạt gần 18 tỷ đô la trong suốt thập kỷ qua. Ngoài ra, ngân hàng này gần đây đã bị đột kích văn phòng để khám xét vào tháng 11 năm 2018 khi bị nghi ngờ thực hiện hoạt động rửa tiền trị giá 200 tỷ đô la.
Bất chấp tất cả các khoản tiền phạt của Deutsche Bank trong 10 năm qua, họ vẫn tiếp tục rửa tiền và thực hiện các hành vi gian lận. Điều này là do số tiền phạt rất nhỏ so với lợi nhuận mà họ mang lại từ các hoạt động bất hợp pháp này.
Việc tham nhũng hệ thống như vậy gây tổn hại không chỉ cho khách hàng của các ngân hàng, mà cả nền kinh tế toàn cầu. Đó thực sự là một sự ô nhục và đó là lý do tại sao chúng ta cần một hệ sinh thái tài chính phi tập trung đáng tin cậy và được xác minh.
Bitcoin và tiền mã hóa là mối đe dọa đối với hệ thống tiền tệ truyền thống và Warren Buffetts, những người đang trục lợi từ các ngân hàng tham nhũng biết rằng họ sắp bị cản trở. Các ngân hàng sẽ không thể ngăn chặn phong trào tiền mã hóa lâu dài, và chẳng mấy chốc xã hội sẽ nhận ra ai mới là kẻ lừa đảo thực sự.
Lusjfer
Theo investingblockchain