WeChat – nền tảng mạng xã hội thuộc sở hữu của Trung Quốc vừa ban hành các quy định mới liên quan đến tiền điện tử. Nền tảng này có hơn 1,2 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng.
Cụ thể, WeChat sẽ hạn chế hoặc cấm các tài khoản phát hành, giao dịch hoặc tài trợ tiền điện tử hoặc NFT. Những tài sản kỹ thuật số này hiện bị coi là “kinh doanh bất hợp pháp”.
Nếu tài khoản nào bị phát hiện vi phạm, thì sẽ được yêu cầu điều chỉnh trong một thời hạn nhất định. Tài khoản đó có thể bị WeChat hạn chế hoặc chặn vĩnh viễn.
WeChat đề cao các biện pháp phòng ngừa
Theo nhà phân tích cấp cao Bao Linghao của công ty nghiên cứu Trivium, không có quy định chính thức nào liên quan đến giao dịch NFT. Động thái của WeChat là một hành động phòng ngừa để giúp công ty không gặp khó khăn.
“Các nhà quản lý Trung Quốc không thích đầu cơ dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả NFT”.
Bản thân WeChat là một ứng dụng thuộc Tencent Holdings. Với số lượng người dùng hoạt động hàng tháng đạt gần 1,3 tỷ, lệnh cấm chắc chắn sẽ có tác động đến giao dịch NFT.
Kể từ tháng 4 năm ngoái, các tổ chức tài chính của Trung Quốc đã được yêu cầu không sử dụng NFT trong cổ phiếu, bảo hiểm, tổ chức cho vay và kim loại quý.
Các tổ chức ngân hàng cũng được khuyến cáo không tạo điều kiện cho giao dịch thương mại NFT. Hành động này dường như liên quan đến các bước mà chính phủ Trung Quốc sẽ thực thi đối với tài sản kỹ thuật số. Mặt khác, công ty môi giới Guosheng Securities chỉ ra Trung Quốc có khả năng sẽ giới thiệu một nền tảng giao dịch thứ cấp tập trung cho NFT.
Trung Quốc và NFT
Trung Quốc cho rằng NFT có khả năng trở thành một phương tiện thu thập, cả hợp pháp và bất hợp pháp. Do đó, họ lo ngại các “ngân hàng ngầm” hoặc cho vay nặng lãi sẽ xuất hiện cũng như các hoạt động ngân hàng núp bóng khác.
Lập trường nghiêm khắc của chính phủ Trung Quốc cũng áp dụng đối với tiền điện tử, cấm Bitcoin và các loại tiền ảo khác làm phương tiện giao dịch. Không chỉ vậy, quá trình cung cấp ICO cũng như các hoạt động khai thác hoàn toàn không được phép.
Trung Quốc có bộ sưu tập kỹ thuật số của riêng mình tách biệt với thị trường NFT toàn cầu. Bộ sưu tập cũng được thiết kế trên một số blockchain nhất định có ứng dụng được chính quyền địa phương cho phép. Người dùng có thể mua bộ sưu tập kỹ thuật số bằng Nhân dân tệ nhưng không được phép bán lại trên thị trường thứ cấp.
Trong khi chính quyền địa phương bắt đầu thắt chặt các quy định liên quan đến việc sử dụng NFT, một số gã khổng lồ từ Trung Quốc đã thực sự kinh doanh NFT ở nước ngoài trước đó. Ví dụ, Bilibili có kế hoạch phát hành 10.000 bộ sưu tập hình đại diện độc đáo thông qua CryptoNatty. TikTok, một nền tảng chia sẻ video thuộc sở hữu của ByteDance, đã phát hành bộ sưu tập NFT vào tháng 10 năm ngoái.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
- WeChat cấm tìm kiếm sàn giao dịch – Binance chặn nhân dân tệ trên thị trường OTC
- Hạ viện Nga thông qua dự luật cấm tiền điện tử làm phương tiện thanh toán
- Lido thống trị staking có ý nghĩa như thế nào đối với tương lai của Ethereum?
Đình Đình
Theo Beincrypto