Đồng Ripple XRP khởi động đầu tuần bằng 1 cú bật nhảy khá mạnh (với mức giá gần $1,00) khi ngân hàng Woori của Hàn Quốc trở thành định chế tài chính mới nhất thử nghiệm nền tảng thanh toán của đồng này. Đối với tất cả các nghi ngờ xung quanh sự hữu dụng của token XRP, thì đã có tới hàng chục tổ chức đang xếp hàng để tích hợp nền tảng này vào chuỗi giá trị (value chain) của họ.
Cặp tỷ giá XRP/USD
Giá trị theo cặp đô của token XRP tăng tới 9% lên mức giá $0,98 vào sáng thứ Hai, sau khi chạm mốc tối đa $1,03. Đồng tiền này đang trên đà phục hồi cao nhất trong 2 tuần trở lại đây.
XRP là đồng tiền điện tử lớn thứ 3 trên thế giới với giá trị vốn hóa thị trường lên tới 38,5 tỷ USD. Nó đạt đỉnh điểm ở n0.2 vào khoản đầu năm tới tổng giá trị vốn hóa lên tới 142 tỷ USD – theo Coinmarketcap.
Khối lượng giao dịch đã giảm đáng kể trong 3 tháng qua, từ mức đỉnh 9 tỷ USD về quanh mức 250 triệu USD. Khối lượng giao dịch trong vòng 24h qua xấp xỉ 920 triệu USD.
Phần lớn các giao dịch được thực hiện trên sàn Bithumb của Hàn Quốc, nó xử lý hơn 26% giao dịch. Còn Binance, một sàn giao dịch của Trung Quốc, chiếm 12% tổng số giao dịch tại Hàn Quốc.
Trong khi đó, xét trên toàn bộ thị trường tiền điện tử rộng lớn thì nó đã chạm mức cao nhất trong 12 ngày qua là 469 tỷ USD.
Thông báo về hợp tác với Hàn Quốc
Ngân hàng Woori của Hàn Quốc đã thông báo hợp tác với Ripple để kiểm tra dòng tiền đa quốc gia, sử dụng công nghệ sổ cái phân tán (Distributed Ledger Technology – DLT). Các phương tiện truyền thông địa phương đã đưa tin rằng ngân hàng này đang có kế hoạch thương mại hóa nền tảng tại một số chi nhánh trong năm nay.
Hơn 60 tổ chức tài chính Nhật Bản đã đăng ký dịch vụ của Ripple, bao gồm nền tảng thanh toán đa quốc gia xRapid và hệ thống thanh khoản xCurrent.
Mặc dù Ripple đã có những bước tiến đáng kể trong cuộc chơi chính thống, các nhà phân tích nói rằng đứa con XRP còn lâu mới bảo đảm được. Đó là bởi vì các ngân hàng đang hợp tác với Ripple không cần phải sử dụng token để truy cập vào giao thức blockchain của nó. Hai ví dụ đáng chú ý là Standard Chartered và Santandar là 2 ngân hàng sử dụng công nghệ của Ripple để thanh toán đa quốc gia nhưng không có kế hoạch tích hợp đồng XRP. Tuy nhiên các ngân hàng đã bày tỏ sự lạc quan về công nghệ của Ripple.
Tốc độ giao dịch gần như ngay lập tức của Ripple tiếp tục thu hút sự chú ý của các định chế tài chính lớn ở Châu Á và các khu vực khác. Không giống như các dự án tiền điện tử khác, Ripple cũng được cho là đang hoạt động trong khuôn khổ pháp lý của các định chế tài chính hiện có. Điều này làm cho nó có xu hướng thay đổi bất ngờ trong khi bị vẫn bị chi phối bởi chế độ quản lý hiện hành (hoặc, trong trường hợp này là không quản lý) đối với thị trường tiền điện tử.
Xem thêm:
SN_Nour