Bạn đang loay hoay và đang tìm cách tăng cường kỹ năng của mình để giúp hiểu rõ hơn về thị trường.
Khi kết hợp với các công cụ kỹ thuật khác, các pivot point được các trader đánh giá là có khả năng phân tích biến động giá của tài sản cũng như xác định mức hỗ trợ và kháng cự trong một phiên giao dịch ngắn hạn.
Pivot Point là gì?
Các pivot point đầu tiên được phát triển bởi các nhà giao dịch để dự đoán các mức hỗ trợ và kháng cự trong thị trường chứng khoán và hàng hóa.
Chúng cũng có thể giúp xác định xu hướng chung của thị trường, theo đó, nếu giá phá vỡ qua một khu vực nhất định, chúng có thể được coi là tăng giá hoặc ngược lại giảm giá nếu chúng giảm xuống dưới cùng một khu vực.
Cách phổ biến nhất để tính toán pivot point là “hệ thống 5
điểm”. Điều này bao gồm trung bình của mức cao, mức thấp và mức giá đóng cửa của giai đoạn giao dịch trước đó để xác định ra 5 cấp độ: 2 hỗ trợ, 2 kháng cự và một “pivot point”.
Cách tích Pivot Point?
Hệ thống 5 điểm chỉ là một trong nhiều cách được đưa ra để tính toán và xác định các mức hỗ trợ và kháng cự nhưng nó cũng là một trong những phương pháp đơn giản nhất, cụ thể:
Pivot Point (PP) = (Giá cao nhất của phiên trước + Giá thấp nhất phiên trước + Giá đóng cửa phiên trước)/3.
Hỗ trợ và kháng cự đầu tiên:
- Kháng cự 1 (R1) = (2 x Pivot Point) – Giá thấp nhất phiên trước.
- Hỗ trợ 1 (S1) = (2 x Pivot Point) – Giá cao nhất phiên trước.
Hỗ trợ và kháng cự thứ 2:
- Kháng cự 2 (R2) = Pivot Point + (Giá cao nhất phiên trước – Giá thấp nhất phiên trước)
- Hỗ trợ 2 (S2) = Pivot Point – (Giá cao nhất phiên trước – Giá thấp nhất phiên trước)
Như đã thấy ở trên, các công thức thường tẻ nhạt và tốn thời gian để hoàn thành bằng tay.
Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng một chương trình biểu đồ trực tuyến, điều này có thể tự động thực hiện cho bạn.
Bạn nên chọn khung thời gian nào?
Trong khi có các trader ngoài kia sử dụng các pivot point cho khung thời gian dài hơn nhưng thường thì chúng ta sẽ dùng vào các biểu đồ 4 giờ và 1 giờ cũng như khung thời gian 30 và 15 phút.
Khi được sử dụng kết hợp với các chỉ báo khác như chỉ báo MACD và chỉ số sức mạnh tương đối (RSI), các trader có thể chắc chắn hơn về hành động giá.
Biểu đồ 15 phút
Trong biểu đồ bitcoin trên, các mức kháng cự được đánh dấu là “R1” và “R2”, trong khi hỗ trợ được gắn nhãn là “S1” và “S2”, với pivot point được đánh dấu là “P.”
Một số trader sử dụng đến 4 mức kháng cự và hỗ trợ, nhưng hiện tại, chúng ta hãy cứ sử dụng 2 mức trước.
Ví dụ đầu tiên, ngày 12/09, cho thấy pivot point, được đánh dấu là “P”, đóng vai trò là ngưỡng quan trọng để tiếp tục tăng giá. Điều này xác nhận cho các nhà giao dịch rằng động thái vượt qua 6.285 USD là hợp lệ và giá sẽ còn tăng cao hơn.
Các chỉ báo khác cũng xác nhận xu hướng tăng. Ví dụ, chỉ báo RSI cho thấy các điều kiện quá bán trước khi bứt phá và chỉ báo MACD bổ sung thêm một lớp xác nhận về triển vọng tăng cho đầu tháng.
Sau một vài nỗ lực không thành công trong việc vượt qua mức kháng cự cao hơn (R1), Bitcoin giảm mạnh vào ngày 14/09, khi này nó tiếp tục cho thấy pivot point thứ hai và ít nhiều đã giao dịch ngang dọc theo ngưỡng hỗ trợ (S1 + S2) trong 3 ngày.
Cuối cùng, giá bitcoin đã phá vỡ pivot và cả 2 hỗ trợ vào ngày 17/09.
Mỗi trường hợp đều có nhiều chỉ báo xác nhận xu hướng tăng hoặc giảm như một kiểm định kháng cự/hỗ trợ hoặc một breakdown/hồi phục hợp lệ bao gồm khối lượng giao dịch, đặc biệt nhiều trong breakdown gần đây nhất của bitcoin là 6.200 USD.
Tóm lại
Các pivot point là một bổ sung hữu ích cho bộ công cụ kỹ thuật của bạn để có thể xác nhận mức hỗ trợ và kháng cự cũng như đánh giá sức mạnh và ý nghĩa của các động thái giá lớn.
Chúng có thể giúp xác định thời điểm vào hoặc ra một giao dịch cụ thể dựa trên vị trí của giá, bổ sung thêm một lớp xác nhận hữu ích vào phân tích kỹ thuật của bạn để vẽ ra một tuyến đường an toàn nhất.
Theo: TapchiBitcoin.vn/coindesk