Một cuộc khảo sát chuyên sâu về các yêu cầu và phát triển tiền kỹ thuật số, bao gồm tính linh hoạt, khả năng chuyển đổi và tính sẵn có đã được tiến hành trên 23 ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới. Ngoài ra, báo cáo cũng đề cập đến khung thời gian ngân hàng trung ương phát hành các loại tiền kỹ thuật số sẵn sàng cho người dùng và tiết lộ mối quan tâm lớn nhất trong quá trình triển khai.
CBDC đầu tiên: Khi nào và ở đâu?
Diễn đàn tổ chức tài chính và tiền tệ chính thức (OMFIF) là một nhóm bao gồm các tổ chức độc lập với ngân hàng trung ương, chuyên về chính sách kinh tế và tiền tệ, quản lý tài sản và giám sát, điều tiết tài chính. Được IBM ủy quyền, tổ chức đã xuất bản một báo cáo dài 36 trang trong tuần này về các loại tiền kỹ thuật số bán lẻ của ngân hàng trung ương (CBDC). Với tiêu đề “CBDC bán lẻ: Biên giới thanh toán tiếp theo”, báo cáo bao gồm một “cuộc khảo sát chuyên sâu của các cán bộ từ 23 ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế tiên tiến và mới nổi”.
Khảo sát ngân hàng trung ương được thực hiện từ tháng 7 đến tháng 9, “các dự án CBDC đầu tiên sẽ được vận hành trong vòng 5 năm ở nền kinh tế nhỏ và đáp ứng mục tiêu chính sách cụ thể với trường hợp sử dụng được xác định rõ ràng. Ngoài ra, OMFIF nhấn mạnh một số ngân hàng trung ương trên toàn thế giới đang nghiêm túc xem xét việc phát triển và phát hành CBDC sẵn sàng cho người dùng, có khả năng hợp tác giữa nhà nước và tư nhân. Báo cáo có nội dung:
“Chúng ta có thể thấy một ngân hàng trung ương chuyên về tiền fiat giới thiệu tiền kỹ thuật số bán lẻ trong vòng 5 năm tới, như là một giải pháp bổ sung hoặc thay thế cho tiền giấy và tiền xu”.
Nói về quốc gia nào sẽ là nước đầu tiên có ngân hàng trung ương phát hành tiền kỹ thuật số, OMFIF khẳng định: “G20 không thể là quốc gia đầu tiên đó. Có nhiều khả năng là một nền kinh tế nhỏ hơn và ít phức tạp hơn để đáp ứng mục tiêu chính sách và trường hợp sử dụng cụ thể”.
Một số quốc gia G20 đang nghiên cứu phương thức phát hành CBDC, trong khi một số quốc gia khác đang lên kế hoạch thực hiện. Nhiều người tin rằng Trung Quốc sẽ là quốc gia đầu tiên phát hành kể từ khi người đứng đầu viện nghiên cứu tiền tệ kỹ thuật số của PBOC cho biết vào tháng 8 rằng họ đã “gần như sẵn sàng”. Tuy nhiên, thống đốc Dịch Cương của PBOC đã nói rõ vào tháng 9 rằng không có thời gian triển khai cụ thể, nhấn mạnh cần phải nghiên cứu thêm. Hơn nữa, luật mật mã học gần đây đã được thông qua và có hiệu lực vào 1/1/2020 tại Trung Quốc sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình có bài phát biểu tích cực về công nghệ blockchain.
23 ngân hàng trung ương nói về CBDC
OMFIF đã khảo sát 13 ngân hàng trung ương từ các nền kinh tế tiên tiến và 10 ngân hàng từ các thị trường mới nổi. Trong số những người được hỏi, 69% tiết lộ rằng “cung cấp một giải pháp thay thế cho tiền mặt và các công cụ thanh toán khác” là động lực chính để họ nghiên cứu phát triển tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương. 62% tin rằng CBDC có thể cải thiện thanh toán xuyên biên giới hiện vẫn còn cồng kềnh, đắt đỏ và chậm chạp, không giống như thanh toán bán lẻ trong nước đã trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn. Báo cáo có nội dung:
“CBDC nên có sẵn ngoại tuyến và hoạt động ở bất cứ nơi nào hiện đang sử dụng tiền mặt. 73% số người tham gia khảo sát yêu cầu CBDC phải sẵn sàng trong mọi trường hợp. Hơn 20% thích các hệ thống phi tập trung để cải thiện khả năng phục hồi”.
Trong số các ngân hàng trung ương được khảo sát, báo cáo cho biết: 69% tin rằng “tạo ra CBDC để thúc đẩy niềm tin vào các cơ quan tiền tệ và hệ thống tài chính như là thế mạnh chính của họ”. Tuy nhiên, họ lại không đặt vấn đề rõ ràng cho những thách thức kỹ thuật số trong khu vực tư nhân.
Ngoài ra, những người được hỏi nghĩ rằng “CBDC phải có tính linh hoạt cao và hoàn toàn có thể chuyển đổi qua lại với tiền fiat để giải quyết các xung đột trong thanh toán từ đầu này đến đầu kia và trong mạng chuyển tiền”, đồng thời nên “có kế hoạch khắc phục thảm họa, đặc biệt là ở các khu vực pháp lý có tần suất mất điện thường xuyên do thời tiết hoặc các vấn đề kết nối mạng”.
Trong khi đó, 29% lo ngại về tác động tiềm tàng của việc triển khai CBDC đối với ổn định tài chính, với gần 45% cho rằng “sẽ có rủi ro gây suy giảm lượng tiền của ngân hàng thương mại và các chức năng trong hệ thống tiền tệ”. Tuy nhiên, 83% cảm thấy vai trò sẽ không thay đổi đáng kể. Báo cáo tiết lộ thêm:
“82% cho biết lo ngại ổn định tài chính lớn nhất từ việc triển khai CBDC là rủi ro của các hoạt động ngân hàng kỹ thuật số xảy ra với tốc độ nhanh hơn trước”.
Ngoài ra, 50% số người được hỏi đã “bày tỏ mối quan ngại khác về thay đổi trong cấu trúc thị trường và hồ sơ của các stakeholder” cũng như nhấn mạnh “điều này có thể dẫn đến việc sử dụng rộng rãi các loại tiền kỹ thuật số tư nhân phi tập trung thay thế cho tiền công cộng”. 64% người tham gia khảo sát khẳng định “các chức năng ‘trung gian’ có thể thuê ngoài như đào tạo nhập môn cho khách hàng sẽ rất quan trọng đối với quá trình triển khai CBDC”. Dựa trên kết quả khảo sát, OMFIF cũng lưu ý họ “dự tính tiền kỹ thuật số do tư nhân phát hành sẽ không có sức hút đáng kể và cũng không được chấp nhận trong bối cảnh phổ quát, mặc dù có thể có các mạng riêng tư kín hoạt động”.
- Ngân hàng Nhật Bản xác nhận không có kế hoạch phát hành tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương
- Tại sao các Ngân hàng Trung ương nghiêm túc về tiền kỹ thuật số?
Thùy Trang
Tạp chí Bitcoin | News Bitcoin