Nhật kí giao dịch là một trong những yếu tố chính tách biệt các nhà giao dịch chưa có kinh nghiệm với các chuyên gia.
Mục đích của nhật kí giao dịch là để theo dõi hiệu suất và lý do đằng sau tất cả các giao dịch. Chúng có thể hỗ trợ tư duy phản biện và quá trình ra quyết định bằng cách yêu cầu sự chứng thực cho mỗi giao dịch mà ai đó thực hiện.
Trong hầu hết các trường hợp, các công ty thương mại lớn yêu cầu các nhà phân tích của họ lưu giữ một nhật kí thương mại hoặc những ghi chú nêu rõ lý do của họ và thiết bị kỹ thuật mà họ đã đưa vào dự án.
Cuối cùng, các nhật kí giao dịch có ý nghĩa giúp xác định các khuôn mẫu đã dẫn đến thua lỗ trong kỹ thuật của người giao dịch, bằng cách làm nổi bật các lỗi trong phán quyết của nhà giao dịch. Mục tiêu cuối cùng là tạo ra một quy trình vừa minh bạch vừa không thiên vị, cho phép loại hình phản ánh tạo nên một nhà giao dịch tuyệt vời.
Từ tốt đến tuyệt vời
Bạn ghi lại và viết ra mọi thứ càng nhiều, bạn càng dễ dàng giữ lại và giải thích mẩu thông tin đó với khả năng loại trừ sự không nhất quán trong việc học tập của mình.
Điều tương tự cũng có thể áp dụng với việc theo dõi các giao dịch của bạn trong suốt cả năm với chiến lược cải thiện tư duy của bạn – hướng tới chiến thắng các cổ phần có lợi nhuận nhỏ và giảm các lỗi cá nhân.
Do đó, trạng thái tinh thần của bạn khi ấy là một trong ba yếu tố chính bạn nên đưa vào nhật kí của mình. Bạn sẽ muốn phác thảo loại trạng thái cảm xúc khi bạn tham gia giao dịch. Nếu bạn không thể áp dụng thái độ “tự tin” một cách nhất quán với các giao dịch bạn đang thực hiện, thì hẳn phải có một phần trong chiến lược và thiết lập kỹ thuật bạn không tin tưởng.
Ví dụ: giả sử bạn đã tham gia vào một cuộc làm ăn lâu dài với 10 phần trăm của giao dịch vào thứ Hai và đã viết giao dịch /không chắc chắn/rủi ro cao/thận trọng/có triển vọng, trong phần trạng thái tinh thần. Vào thứ Sáu, giao dịch đó lấy đi 30 phần trăm trong tài khoản giao dịch của bạn.
Nhìn lại nhật kí giao dịch sẽ cho biết những lỗi sai. Để bắt đầu, bạn đã đầu tư 10% tổng số tiền của mình vào một giao dịch rủi ro cao. Các thương nhân dày dạn thường thử nghiệm các dự án rủi ro cao với sự đặt cược nhỏ và thường áp dụng các nghiệp vụ đảm bảo để giảm thiểu tổn thất.
Nói một cách đơn giản, nhật kí giao dịch của bạn giống như giơ gương và theo dõi sự lạc quan quá mức và sự thiếu vắng các quy tắc quản lý.
Chỉ cần tự hỏi: “Tôi có đang tham gia vào giao dịch đúng đắn với sự tự tin và nó có ủng hộ quy tắc tự áp dụng nghiêm ngặt của tôi không?”
Bạn càng bắt đầu thực hành viết và ghi chép lại, bạn sẽ càng nhận thấy suy nghĩ của mình bắt đầu thay đổi khi bạn phát triển niềm tin vào phong cách giao dịch của chính mình.
Theo dõi hiệu suất thương mại
Điều này đưa chúng ta đến tiêu chí thứ hai mà mọi nhật kí đều cần: hiệu suất thương mại.
Điều này thoạt nhìn có vẻ hơi rõ ràng, vì tất cả các nhật kí giao dịch nên có vị trí vào / ra, quy mô, ngày giao dịch cũng như lãi / lỗ và bất kỳ khoản dừng lỗ nào bạn áp dụng.
Tuy nhiên, thông thường, lý do kỹ thuật đằng sau các giao dịch hay bị bỏ qua và đây là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động thương mại.
Giả sử các thành kiến của bạn được kiểm tra và các quy tắc của bạn giúp tách biệt trạng thái cảm xúc của bạn để không làm bất cứ điều gì quyết liệt – chẳng hạn như làm bất cứ điều gì để “kiếm được Lambo”- thì lý do đằng sau các giao dịch của bạn là minh chứng quan trọng về lý do tại sao bạn tham gia nó từ đầu.
Nếu từ góc độ kỹ thuật, bạn phát hiện ra một đồ thị dạng nêm đang giảm, theo sau nó là sự gia tăng lớn trong khối lượng tăng trưởng và bạn cảm thấy tự tin giao dịch lâu dài, thì điều đó sẽ giúp hợp lý hóa suy nghĩ phản biện của bạn và một lần nữa làm nổi bật các lĩnh vực mạnh của bạn. Đồng thời nó cũng chỉ ra các lĩnh vực khác trong phân tích của bạn mà bạn cần cải thiện nếu không muốn thua lỗ.
Từ quan điểm cơ bản, bạn có thể muốn ghi lại một số thông báo tin tức quan trọng hoặc một công ty thuê một giám đốc điều hành đặc biệt với một hồ sơ theo dõi tuyệt vời, điều mà cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
Những điều kiện là gì?
Điều này đưa chúng ta đến tiêu chí thứ ba mà tất cả các nhật kí giao dịch tuyệt vời nên sở hữu: điều kiện thị trường.
Các điều kiện phác thảo chính xác trạng thái hiện tại của một thị trường vào thời điểm bạn tham gia giao dịch.
Điều này rất quan trọng vì nó giúp bạn bước đầu làm nổi bật các khuôn mẫu không phù hợp với điều kiện thị trường trong phong cách giao dịch của bạn. Nếu bạn vạch ra những ngày mà bạn cảm thấy tự tin giao dịch, thì, bằng mọi cách, hãy lưu ý các điều kiện thị trường và đưa ra một phác thảo sơ bộ về những gì đang xảy ra vào ngày đó.
Nếu bạn giao dịch nhiều hơn 2-4 lần một tháng vào những ngày không chắc chắn, thì có lẽ tốt nhất là bạn nên bỏ qua thị trường đó hoặc đánh giá lại rủi ro của mình khi thị trường tiếp tục biến động cao thấp hoặc chuyển động ngang.
Hãy nhớ rằng: trận chiến khó khăn nhất nằm ở bên trong chính bạn. Nhật ký giao dịch là một công cụ có giá trị mà bạn có thể mang theo bên mình để giải quyết các lỗi bạn mắc phải và nó sẽ cần một chặng đường dài để loại bỏ những mâu thuẫn trong phong cách giao dịch của bạn.
Như Brett Steenbarger, tác giả của “Tâm lý giao dịch: Công cụ và kỹ thuật để liên kết các thị trường” đã nói:
“Nhật kí là một bản kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch đúng đắn được thực hiện một cách trung thực, là sự khác biệt giữa thành công và thất bại trong bất kỳ nỗ lực nào”.
Đọc thêm:
Giá Bitcoin và altcoin 25/01: Giao dịch tiền mã hóa đi ngang, Bitcoin trên 3,600 đô la
Giao dịch tiền mã hóa: Bitcoin so với cổ phiếu công nghệ – So sánh sức mạnh tương đối
Theo: TapchiBitcoin.vn/Coindesk