Trang chủ Tạp chí CBDC 4 lý do ngân hàng trung ương nên triển khai các loại...

4 lý do ngân hàng trung ương nên triển khai các loại tiền kỹ thuật số bán lẻ

Trước khi virus Corona tấn công trái đất, sự chú ý của thế giới đã tập trung vào 3 chủ đề chính: 1. trí tuệ nhân tạo, 2. biến đổi khí hậu và 3. tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC). Sau khi virus tấn công, mọi người dần nhận ra tiền giấy nguy hiểm như thế nào và CBDC trở thành chủ đề thậm chí còn nóng hơn.

CBDC

Mặc dù phần lớn các cuộc thảo luận trên phương tiện truyền thông xã hội đều xoay quanh câu hỏi liệu CBDC có cần blockchain hay không thì đối với hầu hết các Ngân hàng Trung ương đây là mối quan tâm thứ yếu. Như Bank of England nhấn mạnh trong bài thảo luận tuyệt vời của họ gần đây, phát hành CBDC liên quan đến việc đưa ra rất nhiều các quyết định kinh tế, kỹ thuật và chính sách phức tạp. Trong số này, “ai sẽ sử dụng CBDC?” là quyết định quan trọng nhất và do đó trước tiên chúng ta phải hiểu CBDC là gì và nó khác với các hình thức tiền khác như thế nào?

CBDC có 2 loại chính: Wholesale CBDC (CBDC bán buôn) là tiền kỹ thuật số được thiết kế dành cho các tổ chức tài chính và retail CBDC (CBDC bán lẻ) được thiết kế để sử dụng cho các cá nhân, hộ gia đình và tập đoàn. Trong khi Wholesale CBDC hữu ích hơn nhiều từ góc độ thị trường tài chính và chính sách tiền tệ thì retail CBDC phức tạp và thú vị. Với loại này, công chúng được phép truy cập vào hình thức tiền không có rủi ro do ngân hàng trung ương phát hành. Điều này có thể đặc biệt quan trọng trong tương lai khi việc sử dụng tiền mặt giảm và hình thức tiền mới do tư nhân phát hành được sử dụng rộng rãi hơn trong thanh toán.

CBDC là khoản nợ của Ngân hàng Trung ương

Hãy giả sử, vì một số lý do kỳ lạ, tất cả chúng ta đều sống ở Mỹ và Fed đã đọc bài viết này rồi quyết định phát hành đồng đô la kỹ thuật số. Trong tình huống này, đồng đô la kỹ thuật số là trách nhiệm pháp lý của Fed. Nếu bạn có 1 CBDC (tức là đô la kỹ thuật số) trong ví của bạn, Fed nợ bạn 1 đô la. Theo nghĩa đó, 1 retail CBDC thực hiện chức năng tương tự như 1 tờ tiền do ngân hàng trung ương phát hành. Nếu nó có trong ví của bạn một cách hợp pháp thì xin chúc mừng, nó 100% là của riêng bạn và Hoa Kỳ nợ bạn số tiền đó.

Retail CBDC thực hiện chức năng tương tự như 1 tờ tiền. Trong ví dụ trên, nếu Fed vẫn phát hành đô la giấy, bạn có thể yêu cầu Fed đổi đô la kỹ thuật số của bạn lấy đô la giấy. Ngược lại, nếu bạn giữ 1 stablecoin, chẳng hạn như USDT hoặc TUSD trong tài khoản sàn giao dịch, Fed không nợ bạn gì cả. Nếu tất cả những USDT đó đột nhiên mất giá thì bạn sẽ trắng tay và chính quyền không có nghĩa vụ thanh toán cho bạn.

Tiền trong tài khoản ngân hàng bán lẻ của bạn ngày hôm nay không phải là CBDC vì nó chỉ là một con số mà ngân hàng nợ bạn. Nếu ngân hàng phá sản, số tiền bạn có thể phục hồi nhiều nhất là số tiền được bảo hiểm FDIC tối đa. Tiền trong ví PayPal cũng không phải là CBDC vì nếu  nhấn nút gửi nhưng PayPal từ chối gửi thì bạn có thể khiếu nại với cơ quan quản lý, nhưng chính quyền không nợ bạn số tiền đó.

Tóm lại, CBDC là tiền kỹ thuật số mà Fed nợ bạn. Hay nói cách khác, đó là tiền mà chỉ Ngân hàng trung ương mới có thể in và đốt.

Ai cần CBDC?                 

Nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới đang thiết kế và thử nghiệm CBDC, nhưng vẫn có nhiều đánh giá về hiệu quả và khả năng tồn tại của chúng. Nói chung, các tranh luận về CBDC rơi vào 3 nhóm:

Theo các nhà cách mạng kỹ thuật số, Trung Quốc đang phát hành đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số, tất cả những người hiện sử dụng đồng đô la Mỹ sẽ ngay lập tức chuyển sang Nhân dân tệ kỹ thuật số và đế chế vĩ đại của Mỹ sẽ sớm sụp đổ mặc dù có rất ít những lý do hợp lý biện minh cho niềm tin sâu rộng như vậy.

Những người hoài nghi CBDC cho rằng tiền đã là kỹ thuật số. Ở một số quốc gia phương tây, hầu hết người dùng thanh toán thông qua ngân hàng di động Venmo hoặc PayPal và tỷ lệ sử dụng tiền mặt đang giảm đi nhanh chóng. Tiền kỹ thuật số được theo dõi trong sổ cái ngân hàng trung ương cho thấy người dùng giám sát có rất ít lợi ích. Các quan chức hoài nghi tại Bank of England nói rằng nếu người dùng có thể trực tiếp nắm giữ tiền ngân hàng trung ương, họ sẽ không muốn giữ bất kỳ khoản tiền nào với các ngân hàng thương mại trong thời điểm khủng hoảng, do đó khiến các ngân hàng, chính sách tín dụng và tiền tệ thất bại.

“CBDC có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách cung cấp hệ thống thanh toán dựa trên internet hợp lý cho nhiều người dùng”.

Những người đề xuất CBDC lập luận rằng CBDC được thiết kế tốt có thể tăng khả năng của các ngân hàng trung ương trong việc phát hành chính sách tiền tệ và tín dụng, thúc đẩy sự ổn định tài chính, bảo vệ người tiêu dùng, bao gồm tài chính và thanh toán qua biên giới. Phần dưới đây sẽ giải thích làm thế nào.

Ở cấp độ cơ bản nhất, tiền được giữ trong tài khoản tiết kiệm hoặc ví điện tử không được hỗ trợ bởi niềm tin, tín dụng của ngân hàng trung ương và do đó chịu rủi ro tín dụng (nghĩa là ngân hàng hết tiền). Vì hầu hết chúng ta đều có tài khoản tiết kiệm với số tiền ít hơn số tiền tối đa mà FDIC sẵn sàng bảo đảm, nên điều này thường không phải là vấn đề. Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ nắm giữ hàng trăm nghìn đô la với ngân hàng mua hàng tiêu dùng lớn như nhà thì rủi ro ngân hàng gặp phải hoặc không thể tìm thấy đủ thanh khoản để thanh toán là thấp nhưng có thực.

Nhìn chung, có 4 lý do chính tại sao nhiều ngân hàng trung ương sẽ ra mắt retail CBDC trong thập kỷ tới.

Thanh toán xuyên biên giới và nhận dạng kỹ thuật số

Đối với Facebook, không giống như các ngân hàng trung ương, họ nhận ra rằng tiền kỹ thuật số không phải là số hóa tiền. Tiền kỹ thuật số là số hóa danh tính. Điều này cũng áp dụng cho CBDC. Trên thực tế, lợi ích lớn nhất của retail CBDC là thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng nhận dạng kỹ thuật số dựa trên internet toàn quốc và toàn cầu. Đây là khi retail CBDC được công nhận như một khái niệm bắt đầu đưa ra tầm nhìn về tiền điện tử ngang hàng.

Ví dụ, trong khi thanh toán bán lẻ trong nước ở nhiều quốc gia OECD hiện miễn phí thì thanh toán xuyên biên giới vẫn là vấn đề nạn giải với chi phí cao và sự chậm trễ. Nếu một người sống nước ngoài gửi tiền về cho gia đình ở Ấn Độ nhưng người gửi không có danh tính kỹ thuật số ở Ấn Độ và người nhận không có danh tính kỹ thuật số ở nước ngoài thì ngân hàng ở nước ngoài sẽ xác minh đã gửi tiền và ngân hàng ở Ấn Độ xác minh người nhận là người được gửi tiền. Cả hai ngân hàng đều xác minh cả người gửi và người nhận đều không phải là nhân vật bất chính. Sau đó, các ngân hàng chờ đợi cho đến khi họ so sánh bảng tính tương ứng, làm kéo dài thời gian. Chỉ sau đó, cả 2 ngân hàng đều lấy một phần chi phí và gửi phần còn lại cho người nhận. Nếu ngân hàng này ở vùng nông thôn Ghana thay vì thủ đô Delhi thì có lẽ có thêm 2 ngân hàng trong chuỗi, làm tăng gấp 4 lần chậm trễ và chi phí.

Toàn bộ quá trình thanh toán xuyên biên giới này không chỉ gây bất tiện cho người dùng, mà còn khiến chế độ AML toàn cầu không hiệu quả và không thể thực hiện được. Thay vào đó, nếu cả Ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đều dựa vào bộ tiêu chuẩn dữ liệu chung cho các loại tiền kỹ thuật số và cơ sở hạ tầng nhận dạng kỹ thuật số tương ứng thì việc kiểm tra có thể được tự động hóa hoàn toàn, loại bỏ rắc rối và thanh toán xuyên biên giới dựa trên internet được thực hiện ngay lập tức, không rắc rối, đáng tin cậy và miễn phí.

Bao gồm tài chính

Không giống như các ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương giống như tiện ích công cộng. Một vài ngân hàng trung ương có thể in tiền và bảo lãnh cho các tỷ phú cứ sau vài năm, nhưng không tồn tại vì mục đích kiếm tiền. Do đó, nói chung, có rất ít lý do để ngân hàng trung ương cung cấp tài khoản trực tiếp cho khách hàng bán lẻ.

Tuy nhiên, ở các quốc gia như Campuchia nơi ngành ngân hàng không phát triển mạnh và hầu hết mọi người không có nhiều tiền, ngân hàng trung ương hợp tác với fintech có thể cho phép hàng triệu người truy cập vào hệ thống thanh toán điện tử mạnh mẽ, nhanh chóng. Đây chính xác là những gì Makoto Takemiya và Soramitsu đã làm với Dự án Bakong cho Ngân hàng Trung ương Campuchia.

Hơn nữa, ngay cả ở các nước phát triển như Thụy Điển, Mỹ và Anh, có hàng ngàn người quá nghèo để ngân hàng thương mại thu được lợi nhuận. Nhiều người dùng cũng không đủ hiểu biết về kỹ thuật hoặc tài chính để sử dụng các dịch vụ chỉ dành cho thiết bị di động. Ngay giữa một đất nước tương đối thịnh vượng như Mỹ, có một Campuchia vô hình hy vọng rằng CBDC như Bakong sẽ xảy ra.

Ổn định tài chính

Tất cả tiền là nợ. Tại sao ư? Nếu bạn trả cho tôi 10 Libra thì Facebook (nói đúng ra là Hiệp hội Libra) nợ tôi 10 Libra. Theo nghĩa đó, một khoản thanh toán từ người này sang người khác là chuyển nghĩa vụ nợ của Facebook. Để khoản nợ này là tiền, cần chắc chắn rằng Facebook sẽ tôn trọng yêu cầu khi nhận được đề nghị. Nếu không tin tưởng vào Facebook, người nhận sẽ không chấp nhận thanh toán và những Libra đó là vô giá trị đối với họ. Nếu không ai tin tưởng vào Facebook thì tất cả các Libra trên thế giới thực sự vô giá trị, thật không may là điều này đang xảy ra.

Khi mọi người mất niềm tin vào khả năng ngân hàng tôn trọng yêu cầu của họ, họ cố gắng rút hết tiền càng nhanh càng tốt. Điều này được gọi là đột biến rút tiền gửi. Khi các ngân hàng không tin tưởng vào quỹ phòng hộ và công ty, và do đó, mỗi bên thực hiện nghĩa vụ của mình trong thị trường hợp đồng thương mại và tài trợ qua đêm, điều này được biết đến là cuộc khủng hoảng tài chính do virus Corona gây ra khiến Fed in 850 tỷ đô la tiền cứu trợ vào tuần trước. Đây là lý do tại sao những người trong dịch vụ tài chính thích nói về niềm tin.

Ổn định tài chính được hiểu là ngăn chặn hệ thống tài chính trở nên bất ổn, gây khó khăn tài chính cho người tiêu dùng. Không giống như tiền mặt và dự trữ, retail CBDC sẽ biến ngân hàng trung ương trở thành người cho vay cuối cùng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ thay vì cho các tỷ phú và ngân hàng. Trong một cuộc khủng hoảng tài chính, điều này sẽ cho phép ngân hàng trung ương bảo lãnh cho người tiêu dùng thay vì các tập đoàn, làm giảm ưu đãi vay cho các tập đoàn lớn. Điều đó sẽ làm giảm tổng nợ quốc gia và cải thiện sự ổn định tài chính.

Bảo vệ người tiêu dùng

Điều cuối cùng mà chính phủ muốn biết là mọi người đồng ý sử dụng Libra của Facebook hoặc tiền internet được phát hành riêng tư như IOTA. Đầu tiên, nếu bạn không phụ thuộc vào tiền của chính phủ thì chính phủ có ít quyền lực với bạn hơn rất nhiều so với Facebook. Thứ hai, nếu bạn sử dụng tiền internet hoặc tiền của Facebook, chính phủ vẫn phải lo lắng về việc bạn sẽ bỏ phiếu như thế nào khi bạn mất khóa hoặc khi những người sáng lập IOTA đóng cửa toàn bộ mạng. Retail CBDC có thể giảm thiểu những rủi ro này bằng cách cung cấp hệ thống thanh toán dựa trên internet trong nước cho nhiều ứng dụng tiêu dùng bao gồm chơi game, thanh toán mua tài liệu trực tuyến, thanh toán điện tử, thiết bị cho thanh toán vi mô, …

Tóm lại, retail CBDC tiêu chuẩn, toàn cầu có thể cung cấp giá trị internet mà Bitcoin khao khát đạt được. Internet đã thêm hàng nghìn tỷ đô la vào GDP toàn cầu ngay cả khi không có giao thức gốc để kiếm tiền. Bây giờ chỉ cần tưởng tượng internet có thể tạo ra giá trị gì.

MỚI CẬP NHẬT

bitcoin

Cynthia Lummis chuẩn bị lãnh đạo tiểu ban tài sản kỹ thuật số mới...

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Cynthia Lummis, một người ủng hộ mạnh mẽ tiền điện tử, sẽ đảm nhận vai trò lãnh đạo Tiểu...

Số lượng cố vấn tài chính đầu tư vào tiền điện tử tăng gấp...

Vào năm ngoái, khi khối lượng giao dịch của các quỹ ETF Bitcoin giao ngay đạt mức cao kỷ lục, số lượng các cố...
spx-giam-gia

Giá SPX6900 (SPX) giảm mạnh sau khi hình thành ATH, điều gì tiếp theo?

Giá SPX6900 (SPX) đã trải qua những biến động mạnh, tăng 25% trong bảy ngày qua nhưng giảm 15% trong vòng 24 giờ qua,...

Fetch.ai ra mắt chương trình tăng tốc 10 triệu đô la cho các startup...

Fetch.ai, công ty trí tuệ nhân tạo tiền điện tử được xây dựng trên nền tảng Cosmos, vừa công bố một chương trình tăng...

Sol Strategies huy động 19 triệu đô la để mở rộng đầu tư vào...

Sol Strategies đang huy động 27,5 triệu đô la Canada (khoảng 19 triệu đô la Mỹ) thông qua hình thức tài trợ nợ để...

Chính quyền Nga bắt đầu thanh lý 96,6 triệu đô la Bitcoin trong vụ...

Các chấp hành viên Nga hiện đang tiến hành thanh lý hơn 1.032 Bitcoin, trị giá khoảng 96,6 triệu USD với giá BTC là...
bnb-suy-yeu

BNB khẳng định sức mạnh giữa bối cảnh thị trường suy yếu

BNB đang cố gắng bứt phá mức kháng cự $741, một rào cản quan trọng trong việc đạt tới mức cao nhất mọi thời...

Phantom bị chỉ trích với cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về...

Phantom, nhà cung cấp ví tiền điện tử đa chain nổi tiếng, đã phải đối mặt với làn sóng chỉ trích sau khi một...

XRP hướng đến “bứt phá mạnh” vượt 2,9 USD khi tâm lý thị trường...

Giá XRP hiện giao dịch ở mức 2,28 USD, phản ánh sự điều chỉnh chung của thị trường tiền mã hóa. Mặc dù giảm...
sol-giamg-gia

Giá Solana (SOL) giảm xuống dưới $190 mặc dù có sự tích lũy của...

Giá Solana (SOL) giảm mạnh, mất gần 11% trong bảy ngày qua sau khi không thể vượt qua mức kháng cự $220. Sau cú...

Giá Coin hôm nay 10/01: Bitcoin trượt về sát $91.000, altcoin và Phố Wall...

Bitcoin tiếp tục trượt dài về sát $91.000 trong ngày hôm qua, ghi nhận ngày giảm điểm thứ 3 liên tiếp. Chứng khoán Mỹ Hợp đồng...

Aptos hợp tác với Chainlink để nâng cao phát triển dApp trên blockchain

Aptos vừa công bố tích hợp Chainlink Data Feeds nhằm cung cấp dữ liệu ngoài chuỗi đáng tin cậy, giúp các nhà phát triển tối...

Block của Jack Dorsey có thể là công ty kho bạc Bitcoin đầu tiên...

Theo Matthew Sigel, trưởng bộ phận nghiên cứu tài sản kỹ thuật số tại VanEck, công ty công nghệ tài chính Block có thể trở...
pepe-giam-gia

PEPE lao dốc: Phe bò chịu tổn thất 7 triệu USD giữa cơn bão...

Việc PEPE giảm giá gần đây đã gây ra làn sóng thanh lý các vị thế Long trên thị trường Futures của meme coin...

Circle quyên góp 1 triệu đô la USDC cho lễ nhậm chức của Donald...

CEO Circle, Jeremy Allaire, cho biết công ty đã quyên góp 1 triệu đô la Mỹ cho Ủy ban Nhậm chức của Donald Trump,...
Airdrop

5 biểu đồ cho thấy lý do DeFi thích phát hàng tỷ đô la...

Airdrop đã trở thành một trong những chiến lược thu hút người dùng mạnh mẽ nhất trong thế giới DeFi.  Hàng loạt thợ săn airdrop...