Mọi chuyện không chỉ đơn giản ở việc rất nhiều người đang nắm giữ các khối tài sản bitcoin khổng lồ.
Tin shock: Phân bố tài sản từ Bitcoin đang bất bình đẳng một cách trầm trọng. Thống kê cho thấy, top 2.8% chủ sở hữu ví Bitcoin nắm 95% nguồn cung của loại tiền này. Thoạt đầu để ý, chênh lệch phân phối tài sản của cộng đồng Bitcoin thậm chí còn nhiều hơn nước Mỹ – nơi mà top 10% người dân nắm giữ tới hơn 75% tài sản – và Nam Phi, đất nước nổi tiếng nhất về sự bất đồng đều trong phân phối tài sản.
Thống kê đến từ trang BitInfoCharts, một website theo dõi sự phân phối của Bitcoin trên khắp các địa chỉ ví BTC. Website tính toán dữ liệu từ các nguồn thông tin công khai về Bitcoin nhưng các dữ liệu thường a) không thật sự đáng tin b) không phản ánh toàn bộ câu chuyện và c) không được sử dụng để đưa ra những kết luận cực đoạn như vậy. Dưới đây là lí do tại sao.
Tài sản Bitcoin của Satoshi Nakamoto
Khi Bitcoin được tạo ra lần đầu tiên vào năm 2009, người sáng tạo của nó với bút danh Satoshi Nakamoto, đã đào một khối lượng Bitcoin không lồ để khởi động xu hướng này (hoặc sẽ không có Bitcoin nào sẽ được đào). BitMEX ước tính rằng bất cứ ai đào được 700.000 Bitcoin vào thời điểm đó, sẽ nắm giữ khối tài sản khoảng 7.4 tỉ đô la hiện nay.
Nhưng khi nhiều thợ đào khác bắt đầu gia nhập vào hệ thống, trong thời điểm đó hệ thống vẫn hoạt động ổn định như mong đợi, thì Nakamoto lại từ bỏ hệ thống. Từ đó, không có Bitcoin nào được di chuyển ra khỏi ví của Nakamoto, và phần lớn mọi người tin rằng chúng vẫn được giữ nguyên tại đó. Tuy nhiên, những đồng coin đó – hiện chiếm 3.9% nguồn cung Bitcoin hiện tại – vẫn tồn tại và tiếp tục làm mất sự đồng đều trong sự phân bố tài sản từ Bitcoin.
Những đồng coin bị mất hoặc lãng quên
Những đồng Bitcoin của Nakamoto không phải là những đồng coin duy nhất đang bị đóng băng. Một trong những đặc điểm của loại tiền này là bạn không thể xóa chúng – việc xóa chúng đi sẽ như là chuyển chủng tới một địa chỉ mà không ai có thể truy cập. Hiện tại có rất nhiều đồng coin, nếu không phải vì chủ nhân mất truy cập tới ví Bitcoin của họ, thì họ đã mất mật khẩu hoặc ổ đĩa cứng nơi chứa khối tài sản Bitcoin tương đương 86 triệu đô như một chàng trai tại Mỹ đã đánh mất.
Trên thực tế, Chainalysis ước tính khối tài sản giá trị lên tới 3.8 triệu Bitcoin (bao gồm cả tài sản của Nakamoto) có thể đã biến mất. Tài khoản này chiếm đến 20% nguồn cung Bitcoin hiện tại, và vì rất nhiều coin bị mất đã được đào với số lượng lớn từ những ngày đầu tiên nên việc loại bỏ chúng ra khỏi phép tính vào sự bất cân bằng tài sản Bitcoin sẽ khiến sự phân bố này đồng đều hơn.
Vô số coin đang được lưu trữ trên các sàn giao dịch tiền điện tử
Phần lớn các tài khoản nắm giữ Bitcoin mà không được tin rằng đã mất thì đang được sở hữu bởi các sàn giao dịch tiền điện tử. Các sàn này cất giữ coin thay cho người dùng của họ, nhưng điều đó không có nghĩa là họ sở hữu những đồng tiền này. Đặt các mối quan tâm bảo mật sang một bên (giao dịch trên các sàn giao dịch tiền điện tử luôn là mỏ vàng cho các hacker) thì người dùng có thể rút tiền của họ bất cứ lúc nào họ muốn.
Nhà giao dịch Sasha Fleyshman chỉ ra rằng bảy trong số mười ví Bitcoin phổ biến nhất được sở hữu bởi các sàn giao dịch tiền điện tử và chúng chứa khoảng 727.000 Bitcoin. Chỉ các sàn giao dịch này đã chiếm 4% nguồn cung Bitcoin, cộng với hàng trăm loại sàn giao dịch tiền điện tử khác khiến số lượng Bitcoin được tính sẽ còn thay đổi một lần nữa.
Of the Top 10 richest Bitcoin addresses, 7 of them are exchange wallets (4.0894% of total BTC). Exchange wallets are either amalgams of their customers holdings, or insurance funds in the event of a breach. pic.twitter.com/8DmWHvFs6f
— Sasha Fleyshman (@ArcaChemist) August 13, 2019
Thật dễ dàng để tạo địa chỉ Bitcoin
Một vấn đề cụ thể đối với dữ liệu này là nó tập trung vào tỷ lệ phần trăm của các địa chỉ, ví dụ như có bao nhiêu địa chỉ và có bao nhiêu coin có trong mỗi địa chỉ. Tuy nhiên, nó không xem rằng địa chỉ đó đang hoạt động thực sự hay không. Thực tế là việc tạo một địa chỉ Bitcoin luôn rất dễ dàng, và các giao dịch thường tạo ra một địa chỉ khác nhau mỗi khi họ gửi và nhận tiền. Điều này dẫn đến hàng triệu địa chỉ trống, hoặc những địa chỉ chỉ có một vài Satoshi trong đó.
Có giả định rằng có hàng triệu nhà đầu tư nhỏ lẻ trôi nổi trên internet, nhưng trên thực tế, nó giống như các địa chỉ đã bị loại bỏ.
Số địa chỉ Bitcoin không tương đương với số người sở hữu Bitcoin
Một lý do khác khiến phân phối tài sản Bitcoin không thể được đo theo cách này là bởi vì nó ước tính dựa trên số địa chỉ Bitcoin, chứ không phải số nhà đầu tư Bitcoin. Số liệu thống kê được cung cấp bởi BitInfoCharts chỉ đơn giản là một công cụ để xem địa chỉ nào sở hữu bao nhiêu Bitcoin. Nhưng, bất kỳ ai cũng có thể sở hữu vô số địa chỉ, với nguồn cung Bitcoin khác nhau.
Giả định này thực sự làm dữ liệu thiếu chính xác hơn rất nhiều, khiến phân phối tài sản Bitcoin trở nên đồng đều hơn so với thực tế. Thực tế cũng dễ hiểu lí do tại sao dữ liệu này được sử dụng, bởi mọi thứ sẽ phức tạp hơn nhiều để tìm ra ai sở hữu địa chỉ nào, rồi tổng hợp lại. Tuy nhiên, điều đó chứng tỏ rằng dữ liệu này, một mặt tương đối hữu ích vì nhiều lý do khác nhau, thì là một thước đo vô cùng sai lệch để tính toán sự phân phối tài sản thực sự của Bitcoin.
- Bitcoin đang tỏa sáng trong khi thị trường chứng khoán Châu Âu chìm trong sắc đỏ
- Bitcoin đã tăng trưởng gấp 10 lần thị trường chứng khoán trong năm 2019
Thanh Bùi
Tạp chí Bitcoin | Decrypt