Thông thường như Bitcoin được thảo luận trên các diễn đàn công cộng, phần lớn giáo dục vẫn còn để chuyển cuộc trò chuyện ra khỏi biến động giá tiền điện tử và hướng tới giá trị cơ bản của nó.
Các dòng tweet gần đây của Tổng thống Donald Trump, là ví dụ mới nhất về lộ trình mọi người nên làm để hiểu Bitcoin và tiền điện tử có thể biến đổi như thế nào.
Sự thật đơn giản là, Bitcoin sẽ sớm trở thành trụ cột chính của hệ thống tài chính toàn cầu. Theo quan điểm của tôi, điều đó chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.
Có lẽ đây là một tuyên bố táo bạo. Đúng là Bitcoin vẫn biến động. Nhưng nếu bạn quan sát kĩ một số xu hướng vĩ mô đang diễn ra, thì rõ ràng rằng Bitcoin có trường hợp sử dụng và nó sẽ chỉ trở nên vững mạnh hơn.
1. Tiền mặt không phải là kẻ thống trị
Tiền giấy đang nhanh chóng trở nên lỗi thời. Nhiều doanh nghiệp đang chạy theo xu hướng không dùng tiền mặt nữa. PayPal, Venmo, Apple Pay và Google Wallet… là những doanh nghiệp đang đi đầu xu hướng này.
Ngay bây giờ, mọi người đang gắn thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ của họ vào các ứng dụng của bên thứ ba này để thanh toán, nhưng liệu có quá xa vời khi tin rằng sẽ có một loại tiền kỹ thuật số có thể thay thế các thẻ đó?
Vấn đề là các các thói quen đã vào khuôn khổ. Một khi công chúng hiểu rõ hơn về đề xuất giá trị duy nhất của Bitcoin, sẽ có một sự bùng phát khi Bitcoin được sử dụng làm tiền kỹ thuật số thực tế – đặc biệt là các khâu xử lý giao dịch nhanh hơn phát triển thông qua các giao dịch không cần xác nhận, Lightning Network và các giải pháp tiềm năng khác.
2. Tiền kỹ thuật số tập trung quá rủi ro
Tất cả các loại tiền điện tử đều là tiền kỹ thuật số, nhưng không phải tất cả các loại tiền kỹ thuật số đều được coi là tiền điện tử. Đây là sự khác biệt rất quan trọng.
Libra coin của Facebook sử dụng mật mã học và là một loại tiền kỹ thuật số nhưng nó không phải là tiền điện tử. Định nghĩa cho một loại tiền điện tử là nó phải không được cấp bởi cơ quan trung ương – nói cách khác là phi tập trung hóa. Libra không sử dụng blockchain và được tập trung hóa, nghĩa là nó có một cơ quan quản lý (Hiệp hội Libra) giám sát và “tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Blockchain Libra”. Nó cũng được liên kết với tiền fiat trong tài khoản ngân hàng, vì vậy về mặt lý thuyết, Libra Foundation có thể từ chối dịch vụ vì họ kiểm soát các tài khoản ngân hàng.
Trong một thế giới nơi tiền kỹ thuật số là cách duy nhất để thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ, chính phủ có thể sẽ thắt chặt kiểm soát đối với công dân của mình. Ví dụ trong trường hợp bạn gia hạn giấy phép trễ hạn, chính phủ sẽ vô hiệu hóa loại tiền kỹ thuật số của bạn. Những vi phạm nhỏ – chưa kể đến những vi phạm dân sự – sẽ tạo ra các công cụ hiệu quả để kiểm soát chặt chẽ.
Ví dụ này không phải là không có cơ sở, hãy nhìn vào những gì đang xảy ra ở Trung Quốc. Với Bitcoin, những kịch bản này không bao giờ có thể xảy ra do tính chất không được cấp phép của công nghệ này.
Ngược lại, Bitcoin hoàn toàn được phi tập trung hóa, có nghĩa là không có cơ quan hay tổ chức nào chịu trách nhiệm về hoạt động của nó. Không ai có thể xóa bỏ Bitcoin hoặc chỉnh sửa sổ cái giao dịch để thao túng nó. Đây là một phần khiến Bitcoin trở nên hấp dẫn.
3. Tính di động trong kinh tế và tính tự do
Ở các quốc gia tiền đang bị mất giá – hoặc những nơi tồn tại siêu lạm phát – việc lưu trữ giá trị trở nên gần như không thể đối với những người có thu nhập thấp, những người hàng ngày vẫn phải chịu áp lực cơm áo gạo tiền. Hãy tưởng tượng một ngư dân ở một quốc gia đang phát triển tiết kiệm 10% thu nhập của anh ta mỗi năm, nhưng chỉ sau 10 năm, giá trị thực của khoản tiết kiệm đã bị cắt giảm một nửa, thậm chí là nhiều hơn do lạm phát.
Bitcoin cung cấp một giải pháp thay thế cho những công dân muốn từ chối hệ thống tài chính “gian lận” của đất nước họ, hoặc ít nhất là để phòng ngừa một phần trước nguy cơ thay đổi đột ngột của tỷ giá hối đoái. Tương tự như vậy, các cá nhân có thể bảo vệ khối tài sản giàu có của họ khỏi sự can thiệp của chính phủ.
Bitcoin “không có biên giới” (borderless). Có cả một ngành công nghiệp được xây dựng xung quanh việc chuyển tiền giữa các quốc gia. Trong một thời gian dài, các công ty như Western Union đã tính phí cao và thêm ma sát vào dòng tiền. Mặc dù đã xuất hiện các công ty mới như TransferWise đã giảm những ma sát này, song Bitcoin có thể là một ứng cử viên tiềm năng hơn nữa.
Ngoài ra vấn đề truy cập cũng nên được nhắc đến. Có một tỷ lệ rất lớn dân số thế giới không sử dụng ngân hàng, điều này góp phần tạo ra sự chênh lệch thu nhập lớn giữa những “tín đồ” của ngân hàng và những người không sử dụng chúng. Trong một thế giới nơi có hơn 5 tỷ người dùng điện thoại di động, việc sở hữu Bitcoin trở nên dễ dàng hơn với những công dân ở các nước đang phát triển hơn là mở một tài khoản ngân hàng.
4. Thương hiệu Bitcoin
Vốn hóa thị trường của Bitcoin là gần 200 tỷ đô la. Ước tính 9% người Mỹ sở hữu Bitcoin, bao gồm 18% trong số đó đang ở trong độ tuổi 18-34 và tỷ lệ ưu tiên so với các loại tài sản khác đang tăng lên.
Nhìn chung, động lực của thương hiệu Bitcoin vượt xa mọi loại tiền kỹ thuật số khác.
Vì sao điều này lại quan trọng?
Nếu bạn coi tiền tệ là một hệ thống niềm tin được chia sẻ từ người này sang người khác, thì những chỉ số này là những minh chứng quan trọng và chúng đóng vai trò như sự cảnh báo cho việc sử dụng trong tương lai.
5. Hiệu ứng mạng
Kết hợp lại các trường hợp sử dụng đã nói ở trên tạo ra hiệu ứng mạng khiến Bitcoin trở nên có giá trị hơn, giúp tăng mức sử dụng và tăng tốc độ tăng trưởng của Bitcoin.
Hãy để những người có suy nghĩ đơn giản thảo luận về sự thay đổi trong giá của Bitcoin. Những người có quan điểm lâu dài về Bitcoin hiểu mức độ biến đổi của loại tiền kỹ thuật số này, còn chúng tôi chỉ đang điểm qua về tiềm năng của nó.
- Anthony “Pomp” Pomplian: Các quốc gia sẽ sớm chấp nhận Bitcoin
- Infographic của Ngân hàng Trung Quốc cho thấy lý do tại sao giá Bitcoin tăng
Huyền Đinh
Tạp chí Bitcoin | Dailyhodl