Cách mạng Satoshi: Cuộc Cách mạng của hi vọng
Chương 1: Vấn đề bên thứ ba ủy thác
Phần 3: Đi ngược lại ý đồ của Satoshi
Tin buồn: Chính phủ đang để mắt đến bitcoin (Phần 3, mục 2)
Đám mây đen nguy hiểm nơi chân trời mang tên pháp luật đang tiến tới gần hơn. Thứ ba, ngày 28 tháng 11 vừa qua, Luật dự thảo Thượng nghị viện 1241 (Senate Bill 1241) vừa được đưa ra bởi Bộ Tư Pháp Hoa Kì. Dù dự luật có được chấp thuận hay không, rõ ràng dự luật này thể hiện thái độ căng thẳng và sự để tâm ngày càng tăng của chính phủ đối với tiền số hóa.
Mục 13 “Đạo luật Chống lại Rửa tiền, Tội phạm tài chính và Hành vi làm giả” với mục đích sửa đổi 31 U.S. Code § 5312 nêu ra định nghĩa và trường hợp áp dụng. Cụ thể là mục sửa lại sẽ bao gồm “đơn vị tiền số hóa” như là “công cụ tiền tệ” và “bất cứ người nào trao đổi hay trộn tiền số hóa” là “một cơ quan tài chính.” Những mục còn lại sẽ liên quan đến tiền số hóa, do việc định nghĩa lại đơn vị tiền số hóa buộc tiền số hóa phải nằm dưới quyền lực pháp lý của đạo luật.
Vài người hân hoan, vì họ tin rằng nếu chính phủ buộc phải đưa ra điều luật với tiền số hóa, nghĩa là tiền số hóa đang rất phổ biến. Vài người nhún vai, vì theo kết luận cuối cùng của họ, những “anh em” của bitcoin không thể bị kiểm soát bởi chính quyền. Có lẽ họ đã đúng … nhưng chỉ là kết luận cuối cùng của họ. Còn ở thời điểm hiện tại, có rất nhiều thứ sẽ bị hủy hoại dưới tay chính quyền. Và chúng ta đều sống ở thời điểm hiện tại.
Chiến lược khôn ngoan nhất lúc này là không hân hoan hay bác bỏ. Hãy chuẩn bị. Vì chính phủ đã chính thức lấn sân, và chính phủ muốn tiền của bạn.
Giải pháp đơn giản nhất là hãy tránh mặt nước Mĩ. Nhưng thường thì giải pháp này không mấy hữu hiệu, vì chính phủ ở khắp các quốc gia đều muốn cấm, hoặc để chiếm dụng, hoặc để kiểm soát tiền số hóa. Chính phủ muốn duy trì vai trò bên thứ ba được ủy thác trong lưu thông và kiểm soát tiền tệ. “Bitcoin trở nên phổ biến” đang đe dọa việc sử dụng tiền số hóa, đặc biệt những người yêu mến đồng tiền này vì sự riêng tư và tự do mà nó đem lại.
Vậy dự luật 1241 là gì ?
“Đạo luật Chống rửa tiền, Tội phạm tài chính và Hành vi làm giả” là luật chống rửa tiền đưa vào luật liên bang nhằm kiểm soát tiền số hóa. Nhiều sàn giao dịch thân thiện với khách hàng và các công ty tiền số hóa đã nói lời tạm biệt với nước Mĩ vì sự thù địch hoặc lòng tham quyền lực của các tổ chức liên bang, ví dụ như Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mĩ (SEC). S1241 (viết tắt của Dự luật 1241) có thể được xem như khuôn mẫu của những ý định ngầm chính phủ định thi hành.
Con số 10,000 đô la Mĩ chính là chìa khóa. Những động thái trên là để kiểm soát việc giao dịch các khoản tiền trên 10,000 đô la. Các cơ quan tài chính cũng buộc phải nộp báo cáo giao dịch tiền tệ, và chính phủ thông qua đó có thể đóng băng hoặc tịch thu tài khoản, dù có bằng chứng vi phạm hay không.
Dự luật S1241 còn mở rộng hơn thế: Chính phủ có trong tay mũi nhọn để đánh thuế, tịch thu và khẳng định quyền lực đối với tiền số hóa. Và mọi thứ không chỉ dừng ở đó.
Đây là lưu ý bên lề. Dự luật này không được công khai. Một số người cảnh giác đã phát hiện cuộc họp của Thượng nghị viện được ghi trên trang chính thức là 10 giờ sáng ngày 28, nhưng trên thực tế, chỉ được thêm vào trang Buổi điều trần vào 6 giờ tối ngày trước đó. Hành động này đã ngăn chặn tai mắt của truyền thông, các cuộc phản đối và các bằng chứng bác bỏ.
Giải mã Dự luật S1421
Mục 1: “Tiêu đề ngắn gọn, Bảng mục lục”
Mục 2: “Giao thông hoặc Chuyển vận với Séc trắng loại vô danh”/ “Transportation or Transhipment of Blank Checks in Bearer Form.” Mục này thêm vào khoản 31 U.S. Code § 5312. Bất kì tờ séc nào ra hoặc vào Mĩ “được viết bởi tài khoản chứa hơn 10,000 đô la” và không có mục số lượng đô la được điền vào sẽ “được xem là vượt quá 10,000 đô la để báo cáo”. 10,000 đô la chính là ngưỡng để điền “một bản báo cáo với Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kì”.
Mục 3: “Tăng cường trách phạt đối với Đẩy tiền phi pháp qua biên giới”/“Increasing Penalties for Bulk Cash Smuggling.” Bulk Cash Smuggling là che giấu 10,000 đô la hoặc hơn theo đơn vị tiền tệ hoặc công cụ tiền tệ qua biên giới. Hình phạt nặng nhất sẽ lên đến 10 năm tù.
Mục 4: “Mục 1957 Vi phạm liên quan đến Quỹ đồng hòa nhập và Giao dịch kết hợp”/“Section 1957 Violation Involving Commingled Funds and Aggregated Transactions.” Mục 1957 xử lý “chuyển giao tiền kiếm được từ hành vi tội phạm…không cần đưa ra” mục đích phạm tội. 1) 10,000 đô la trong quỹ, bao gồm ‘tiền bẩn’ trộn với ‘tiền sạch’, sẽ được xem là 10,000 đô la tiền bẩn. 2) Một chuỗi các giao dịch dưới 10,000 đô la mà “được gửi gần kề nhau, danh tính của các bên, bản chất của giao dịch, và cách thức mà các giao dịch này được thực hiện” sẽ gộp lại và gặp ngưỡng 10,000 đô la.
Mục 5: “Charging Money Laundering as a Course of Conduct.” Mục này đơn giản hóa quá trình xét phạt tội rửa tiền và “bao gồm các âm mưu vi phạm … cấm giao dịch chuyển tiền không được cấp phép như các âm mưu rửa tiền”
Mục 6: “Công ty dịch vụ tiền bất hợp pháp.”/“Illegal Money Services Businesses.” Các công ti “gửi tiền kiếm được từ hành vi tội phạm ra nước ngoài” mà không đăng kí bản thân công ti là một loại phạm pháp; ngôn ngữ trong đạo luật hiện tại sẽ thay đổi từ “không được cấp quyền”(unlicensed) thành “bất hợp pháp”(illegal). Thuật ngữ “công ty chuyển tiền” (“money transmitting business”) được đổi thành “công ty cung cấp dịch vụ liên quan đến tiền” (“money services business”) để bao gồm “những đối tượng… như Cashier check” không chuyển tiền. Hình phạt và mức án phạt cũng sẽ tăng.
Mục 7: “Bao che Rửa tiền”/”Concealing Money Laundering”, áp dụng đối với “người đưa tin”. Tòa án tối cao Hoa Kì đã cho biết người bị kiện cần biết việc vận chuyển tiền kiếm được từ hành vi phạm tội bí mật và biết chính xác tại sao tiền “lại được vận chuyển” mới bị kết tội. Mục này giảm đáng kể hay loại trừ các yêu cầu trên bằng cách thay đổi từ ngữ trong Dự luật.
Mục 8: “Đóng băng tài khoản Ngân hàng của Người bị bắt giữ vì lưu hành tiền qua biên giới quốc tế”/“Freezing Bank Accounts of Persons Arrested for the Movement of Money Across International Borders.” Giữ tài khoản sẽ được thi hành trong 30 ngày, và có thể hơn “vì mục đích tốt đẹp” .
Mục 9: “Cấm rửa tiền qua Hawalas, Các Hệ thống chuyển tiền không chính thức và Giao dịch có liên kết gần kề” (“Prohibiting Money Laundering through Hawalas, Other Informal Value Transfer Systems, and Closely Related Transactions.”). Mục này tái định nghĩa khái niệm rửa tiền. Rửa tiền theo mục này liên quan đến “một nhóm các giao dịch song song hoặc phụ thuộc”. Tất cả đều được xem như “một kế hoạch hoặc sự sắp xếp đơn lẻ”.
Mục 10: “Hồi phục Quyền nghe trộm đối với Một số trường hợp vi phạm rửa tiền và làm giả”/“Restoring Wiretap Authority for Certain Money Laundering and Counterfeiting Offenses.”. Quá rõ ràng.
Mục 11: “Áp dụng Dự luật Rửa tiền quốc tế đối với hành vi trốn thuế”/“Applying the International Money Laundering Statute to Tax Evasion.” Sử dụng tài khoản ngoài nước để trốn thuế cũng được xem như rửa tiền.
Mục 12: “Thực hiện hỗ trợ làm giả”/“Conduct in Aid of Counterfeiting.” Luật cấm giả mạo được cập nhật bao gồm cả các công nghệ mới, “vật chất, công cụ và máy móc” sử dụng.
Mục 13: “Các Thiết bị truy cập trả trước, thẻ cộng điểm, tiền số hóa và các công cụ tương tự”/“Prepaid Access Devices, Stored Value Cards, Digital Currencies, and Other Similar Instruments.” Mục này sửa đổi mục 5312 khoản 31 theo hai cách.
Thứ nhất, mục 5312 hiện quy định: “(2) ‘tổ chức tài chính’ nghĩa là -… (B) một ngân hàng giao thương hoặc công ty quản lí tài sản ủy thác.” Phần này sẽ được sửa đổi, thêm vào “hoặc bất kì người giao dịch hoặc trộn tiền số hóa”. Theo phân tích của Coindesk, “dự luật làm rõ rằng bất cứ người lưu hành, người chuộc hay thu ngân” của một “loại tiền kĩ thuật số” cũng nằm trong những đối tượng được nhắc đến bên trên.”
Thứ hai, phần kết luận bởi Thượng nghị sĩ Grassley nêu rõ “quỹ dự trữ theo dạng kĩ thuật số” cũng nằm trong “định luật các công cụ tiền tệ”, tức là có thể phải tuân theo “các yêu cầu báo cáo chống rửa tiền … khi giá trị khoản quỹ trên 10,000 đô la”
Mục 14: “Trát hầu tòa chính quyền đối với các trường hợp rửa tiền”/Administrative Subpoenas for Money Laundering Cases”. Mục này mở rộng khả năng trát hầu tòa chính quyền và hợp pháp “lệnh bảo mật thông tin”.
Mục 15: “Tịch thu hồ sơ lưu trữ của ngân hàng quốc tế từ các ngân hàng với tài khoản đối ứng Mĩ”/“Obtaining Foreign Bank Records from Banks with U.S. Correspondent Accounts.” Mục này “sẽ tăng cường sức mạnh điều tra của công cụ đang hiện hành”. Ví dụ, các ngân hàng quốc tế buộc phải ra hầu tòa vì các hồ sơ liên quan đến bất kì “hành vi tịch thu tài sản không cần kết tội” và bị phạt nếu không tuân thủ.
Mục 16: “Danger Pay Allowance”, nghĩa là tăng thêm tiền Danger Pay cho các cơ quan pháp lí.
(*Danger Pay Allowance đề cập đến một khoản đền bù thêm trên mức cơ bản cho người làm phục vụ ở vị trí công tác được chỉ định, vị trí này có thể gây tổn thương thể chất hoặc nguy hiểm gần kề cho công dân Mĩ, ví dụ như trong các cuộc biểu tình, khủng bố hoặc điều kiện chiến tranh),
Mục 17: “Làm rõ quyền được điều tra rửa tiền của Sở Mật vụ”/“Clarification of Secret Service Authority to Investigate Money Laundering.” Mục này tăng cường quyền lực cho Sở mật vụ. Ví dụ, mục này sẽ loại bỏ yêu cầu: một tổ chức tài chính bị điều tra phải là một tổ chức được bảo hiểm bởi liên bang.
Mục 18: “Cấm che giấu Chủ sở hữu tài khoản”/”Prohibition on Concealment of Ownership of Account” . Điều này nghĩa là một người “che giấu, làm giả danh tính, từ hoặc cho một cơ quan tài chính” hoặc “che giấu hoặc làm giả một thông tin liên quan đến chủ sở hữu hoặc kiểm soát của một tài khoản hoặc tài sản thuộc về tài khoản” sẽ bị kết tội.
Mục 19: “Cấm che giấu nguồn tài sản trong các giao dịch tiền tệ”/“Prohibition on Concealment of Source of Assets in Monetary Transaction.” Hiện tại, anh có thể bị phạt vì tội che giấu, làm giả liên quan tới “vấn đề rửa tiền”. Mục này loại bỏ những yêu cầu đó và cho phép chính phủ truy tài sản của một người hoặc một danh tính nào đó.
Mục 20: “Rule of Construction”. Điều luật này “làm rõ rằng không mục nào trong pháp chế được hiểu và áp dụng đối với các cưỡng chế luật pháp được ủy quyền, hoặc các hoạt động tình báo của Mĩ hoặc của một cơ quan tình báo của Mĩ”
Kết luận
Pháp chế mắc phải một vấn đề lớn: mọi thứ không chỉ ngừng ở mục đích ban đầu đã được công bố. Những hậu quả không được dự kiến thường sẽ rất khốc liệt.
Ví dụ, S1421 đã tạo nên một tiền lệ mới. Tương ai đi về đâu thì không rõ ràng. Những người bị kết tội trốn thuế sẽ bị kết cả tội rửa tiền, kể cả khi không có gì bất hợp pháp diễn ra. Luật sư Ballard Spahr thừa nhận,
“Nếu được thông qua với nội dung như hiện tại, điều đáng châm biếm là Dự luật S.1241 sẽ vi phạm điều mà Quốc hội không cho phép: tạo nên một thuộc tính đối với rửa tiền – ví dụ.,các vụ gian lận thuế thông thường không bao gồm tiền, tài sản do phạm tội mà có, và cuối cùng mọi thứ đi ngược lại ý định của họ. Các giao dịch được xem như khuyến khích gian lận thuế, chừng nào các giao dịch này liên quan đến một giao dịch xuyên biên giới, còn chỉ có một loại giao dịch có thể là một vụ rửa tiền khi tiền kiếm được không nằm hoàn toàn trong khoản quỹ hợp pháp”
Hãy chuẩn bị tinh thần.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về Dự luật S.1241? Hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment bên dưới.
Bài 10: [SERIES] Cuộc Cách mạng Satoshi – Các sàn giao dịch phi tập trung sẽ dẫn lối tương lai
Bài 12: [SERIES] Cuộc cách mạng Satoshi – Quyền tự do công dân và Ngân hàng trung ương
Tác giả: Wendy McElroy
Dịch giả: Hà Anh
Theo Tapchibitcoin