Bài 12: [SERIES] Cuộc cách mạng Satoshi – Quyền tự do công dân và Ngân hàng trung ương

Updated: 26/01/2018 at 15:00

Cách mạng Satoshi: Cuộc cách mạng của hi vọng

Chương 1: Vấn đề bên thứ ba được ủy thác

Phần 3: Nỗ lực làm trái ý Satoshi

Quyền tự do công dân và Ngân hàng trung ương (Phần 3, Mục 3)

Biết người biết ta, trăm trận không nguy; không biết người mà chỉ biết ta, một trận thắng một trận thua; không biết người, không biết ta, mọi trận đều bại.

  • Tôn Vũ, Binh Pháp Tôn Tử

Chính phủ đang tạo ra một đồng tiền kĩ thuật số riêng thông qua hệ thống ngân hàng trung ương. Muốn hiểu được những hệ quả sắp tới đây của tiền kĩ thuật số trên thị trường tự do, trước hết, cần nắm được mối quan hệ giữa chính phủ và các ngân hàng trung ương.

Kiến thức nền

Ngân hàng trung ương là phòng thanh toán bù trừ cho tiền tệ trong nước; là bên trung gian cho các chính sách tài chính của một quốc gia. Ngân hàng hưởng độc quyền kiểm soát sản xuất và phân bố tiền. Ngân hàng trung ương điển hình còn tạo nên các chính sách tiền tệ thông qua các cơ chế như đặt tỉ lệ lãi suất.

Kể cả khi ngân hàng trung ương độc lập trên danh nghĩa, ví dụ như Cục Dự trữ liên bang Hoa Kì, ngân hàng này vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào chính phủ, với các đặc quyền pháp lí củng cố quyền năng và định nghĩa nên ngân hàng. Tuy nhiên, mọi người vẫn cho rằng hai cơ quan này hoạt động độc lập. Sự nhầm lẫn này có lợi cho chính phủ và ngân hàng.

Chống lại Cục dự trữ liên bang (The Case Against the Fed) là lời tuyên bố chống lại Cục dự trữ của Murray Rothbard. Ông giải thích: dù “độc lập khỏi chính trị” nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng thực tế tồn đọng hai vấn đề. Thứ nhất, nó không trung thực. Thứ hai, quyền tự trị được ca ngợi thái quá của Cục thực chất là đặc quyền chính phủ trao tặng. Cục không bảo vệ sự trong sạch của đồng tiền mà đe dọa nó.

Luận điểm thứ hai được giải thích rõ ràng hơn: Cục hoạt động với sự độc lập lớn. Theo quan sát của Rothbard, quyền tự trị rất lí tưởng, vì các hoạt động tư nhân hoặc tiếp thị không nên nằm dưới kiểm soát của chính phủ, và nó “độc lập khỏi chính trị” theo nghĩa đó. Thực tế sẽ thay đổi hoàn toàn nếu “chính phủ nên độc lập khỏi chính trị”. Lĩnh vực tư nhân chịu trách nhiệm với khách hàng, cạnh tranh, cổ đông và các lực thúc đẩy thị trường khác. Một cơ quan chính phủ nhìn chung chỉ chịu trách nhiệm với ý kiến số đông và với Quốc Hội. Nhưng một cơ quan chính phủ có quyền tự trị (như Fed) thì không cần chịu những trách nhiệm trên. Fed hoạt động  như trò lừa đảo.

Nếu chính phủ “độc lập khỏi chính trị”, tức là một mảng chính phủ hoàn toàn biến thành chế độ chính quyền tập trung tự duy trì, không chịu trách nhiệm với bất kì ai, không thay đổi nhân sự hay kêu gọi phiếu bầu dựa trên ý kiến công chúng. Nếu không có cá nhân hoặc nhóm nào (dù là cổ đông hay người đi bầu cử) thay thế tầng lớp thống trị, xã hội đó sẽ theo chế độ độc tài thay vì dân chủ như được thừa nhận. Tuy vậy, rất nhiều nhà vô địch tự xưng của “chế độ dân chủ” hăng hái bảo vệ ý tưởng về sự độc lập hoàn toàn của Cục Dự trữ Liên bang.

Chính phủ bảo vệ lãnh thổ của mình ở giữa, vì Cục Dự trữ có lợi cho cơ cấu chính trị dựa trên nền tảng lưỡng đảng. Hệ thống ngân hàng trung ương là công cụ quản lí tiền tệ và tài trợ cho những người đang nắm quyền lực. Tài trợ đặc biệt quan trọng. Theo tiêu đề một bài báo trên Financial Times 15 tháng 18 năm 2017, “Các ngân hàng trung ương lớn hiện nắm giữ một phần năm tổng số tiền nợ của chính phủ.” 6 ngân hàng lớn “đã khởi đầu nới lỏng tiền tệ suốt thập kỉ qua – Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kì, Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Ngân hàng Nhật Bản, Ngân hàng Anh, cùng với các ngân hàng trung ương của Thụy Sĩ và Thụy Điển, giờ đây nắm giữ hơn 15 tỷ tỷ đô la tài sản theo phân tích của IMF và các số liệu ngân hàng. Con số này cao gấp 4 lần so với thời kì tiền khủng hoảng. Số liệu cao đến đáng ngạc nhiên.

[Ghi chú: Nới lỏng định lượng (Quantitative Easing) là một công cụ tiền tệ được các Ngân hàng Trung ương sử dụng nhằm kích thích nền kinh tế. Thông thường, khi nền kinh tế tăng trưởng chậm chạp, thậm chí lâm vào thời kỳ suy thoái trong một thời gian dài, Cục Dự trữ liên bang Mỹ sẽ giảm lãi suất ngắn hạn để đẩy mạnh cho vay và chi tiêu. Tuy nhiên, khi Cục đã cắt giảm lãi suất xuống mức thấp nhất ở mức gần 0% và không thể đi xa hơn được nữa, NHTW sẽ sử dụng các gói QE]

Bài học lịch sử

Chính phủ và ngân hàng trung ương không hoạt động độc lập. Lịch sử cho thấy sự cấu  kết vốn chặt chẽ giữa hai cơ quan này không phải một sự tình cờ.  Ngân hàng Thụy Điển Riksbank được biết đến là một trong những ngân hàng trung ương đầu tiên. Mở cửa năm 1668, Riksbank được xem như một ngân hàng cổ phần tư nhân, nhưng hoạt động dưới sự kiểm soát chặt chẽ của hoàng gia. Nhà vua đặt ra những luật lệ hoạt động và chỉ định rõ ràng cơ cấu của ngân hàng. Mục đích của Riksbank là mượn quỹ cho chính quyền và phòng thanh toán bù trừ cho thương mại.

Năm 1694, Thống đốc và đồng sự của Ngân hàng Anh ra đời theo sắc chỉ của nhà vua. Các ngân hàng trung ương hiện đại dựa trên hình mẫu của ngân hàng này. Ngân hàng Anh xuất hiện vì danh tiếng của Vua William III bấy giờ rất thê thảm. Công ty cổ phần giúp nhà vua kiếm được nguồn tiền từ công chúng, cho phép ông tiếp tục chiến tranh. William III đang tranh chấp quân sự với Ireland, Scotland và Bắc Mĩ – các nước đang trong giai đoạn nổi loạn. Tuy nhiên, trên hết là Cuộc chiến tranh chín năm (1688-1697) với Pháp. Cuộc chiến này đã tiêu diệt hải quân Anh, nhưng không tổ chức tài chính nào sẽ liều cho vay 1,2 triệu bảng để khôi phục nó.

Do đó, luật pháp Anh tạo ra một sáng kiến nhân tạo để mượn tiền cho nhà vua. Những người đó kết hợp chặt chẽ lại thành các cổ đông của ngân hàng Anh. Người cho vay đưa nhà vua tiền mặt lạnh, đổi lại, họ nhận được quyền đặc biệt đối với tài chính của chính phủ. Ngân hàng cũng trở thành công ty trách nhiệm hữu hạn duy nhất được quyền phát hành tiền mặt, sử dụng trái phiếu kho bạc đề phụ thêm. Nói theo cách khác, ngân hàng Anh giãn tiền nợ tới người nhận mà không ai động chạm; ngân hàng kiếm được trái phiếu từ nhà vua; dựa vào trái phiếu này, ngân hàng phát hành tiền, sau đó tiền tiếp tục được cho vay. Không có đặc quyền pháp lí, ngân hàng trung ương sẽ không thể thu hút các nhà đầu tư. Với đặc quyền pháp lí đó, 1,2 triệu bảng anh đã được kêu gọi đầy đủ trong không đến hai tuần.

Ngân hàng trung ương và chính phủ cùng bắt tay nhau và cùng kiếm lợi.

Về tự do dân chủ và ngân hàng trung ương

Lợi nhuận tài chính không phải là động lực duy nhất của các ngân hàng trung ương. Ở đây còn xuất hiện một thứ khác, đó là cơn thèm khát quyền lực. Chiến tranh chính là biểu hiện quyền lực cao nhất, thông qua đó chính phủ duy trì, củng cố và mở rộng. Chiến tranh cần tiền- không phải nhiều mà là rất nhiều tiền. Câu hỏi đặt ra: làm sao để có đủ tiền cho chiến tranh.

Kết luận

Người thường khó tránh khỏi việc biến thành nạn nhân của sự bắt tay giữa chính quyền và các ngân hàng trung ương. Họ đã không tránh khỏi việc đó – cho đến khi Bitcoin xuất hiện. Không may thay, chính quyền giờ đây nhận thức rõ ràng sự đe dọa của tiền kĩ thuật số đến kiểm soát tài chính và tiền tệ của chính phủ. Chính phủ đang quay lại với cơ chế quản lí tiền tệ đã được thử nghiệm suốt thời gian qua: ngân hàng trung ương. Các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục làm những việc đã và đang làm suốt thế kỉ: độc quyền sản xuất và lưu hành tiền.

Quy trình đó bắt đầu bằng việc chính phủ phát hành tiền kĩ thuật số của riêng mình thông qua ngân hàng trung ương. Và bánh xe đã lăn bánh.

Bài 11: [SERIES] Cuộc Cách mạng Satoshi – Tin buồn: Chính phủ đang để mắt đến bitcoin

Bài 13: [SERIES] Cuộc cách mạng Satoshi – Chính phủ cho ra đời Crypto riêng?

Tác giả: Wendy McElroy

Dịch giả: Hà Anh

Theo Tapchibitcoin

Được đề cập trong bài viết
Bình luận
Đang tải
Mới cập nhật

Trong tuần qua, chúng ta đã thấy rõ rằng sự tăng trưởng của memecoin phụ thuộc phần lớn vào diễn biến chung của thị trường. Khi Bitcoin bứt phá, giá trị của các token có độ biến động cao cũng tăng theo, đưa tổng vốn hóa của nhóm memecoin vượt... ...

Tháng 7/2025 sẽ là thời điểm mà giới đầu tư khó có thể quên được khi Bitcoin vượt đỉnh lịch sử mới trên 120.000 USD, biến nhiều holder kiên nhẫn trở thành triệu phú. Tuy nhiên, tháng 7 này cũng chứng kiến các khoản thua lỗ do thanh lý hợp... ...

Các sản phẩm đầu tư crypto đã ghi nhận dòng tiền mạnh trong tuần giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Bitcoin tăng vọt lên mức đỉnh lịch sử 123.095 đô la. Theo báo cáo từ CoinShares vào thứ 2, các sản phẩm ETP tiền điện tử trên toàn cầu... ...

Thị trường crypto đang được kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ mức cao nhất mọi thời đại (ATH) mới nhất của Bitcoin. Khi Bitcoin vượt mốc 123.000 đô la và tiến sát ngưỡng 124.000 đô la, một số altcoin cũng có thể tận dụng đà tăng này để bứt phá.... ...

Ethereum (ETH) hoàn toàn có thể đạt mức 1,5 triệu USD mỗi token trong tương lai và đợt tăng giá tiếp theo có thể “khiến cả thị trường bất ngờ”, theo nhận định từ Eric Jackson – nhà sáng lập quỹ đầu tư EMJ Capital. “Phân tích của chúng tôi... ...

Thị trường tiền điện tử đã duy trì đà tăng trưởng từ tuần trước và tiếp tục tăng cao vào sáng thứ Hai. Đà phát triển này có khả năng sẽ tiếp tục nếu báo cáo lạm phát của Hoa Kỳ trong tuần này cho thấy những tín hiệu tích... ...

Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính tiềm ẩn, Bitcoin đang dần khẳng định vị thế của mình không chỉ là một tài sản công nghệ mà còn là một biện pháp phòng ngừa tài chính quan trọng. Theo Markus Thielen, giám đốc nghiên cứu của 10x Research, Bitcoin hiện... ...

Hôm nay, thị trường crypto chứng kiến một sự bùng nổ mạnh mẽ khi Bitcoin vọt lên mức cao kỷ lục mới, kéo theo sự tăng trưởng đáng kể của nhiều đồng tiền khác. Tuy nhiên, điều này lại phản ánh một bức tranh đối lập rõ nét: Trong khi một... ...

Khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) chuẩn bị nâng cấp hệ thống thanh toán của mình bằng cách chuyển sang tiêu chuẩn ISO 20022, các chuyên gia trong ngành đang chuyển sự chú ý vào token XRP gốc của Ripple. Đây không chỉ là sự thay đổi... ...

Pi Coin hiện đang giao dịch gần ngưỡng hỗ trợ quan trọng sau một tuần giao dịch trầm lắng. Tại thời điểm viết bài, giá PI ở mức 0,47 đô la và đang gặp khó khăn trong việc duy trì trên mức 0,44 đô la. Mặc dù các chỉ số... ...

Xem thêm bài viết

Chọn chế độ hiển thị:
Bình thường Bảo vệ mắt Dark Mode